So sánh ngành hàng không 2008 và 2023 năm 2024

Ngành hàng không Việt Nam đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất do dịch Covid-19 gây ra. Từ năm 2022, ngành hàng không Việt Nam đã ghi nhận những sự phục hồi mạnh mẽ. Điều này có thể thấy rõ ở tình hình kinh doanh của hai ông lớn ngành hàng không là Vietnam Airlines và Vietjet Air.

So sánh ngành hàng không 2008 và 2023 năm 2024
Hai ông lớn ngành hàng không Việt Nam Vietnam Airlines và Vietjet Air

Tình hình kinh doanh của các “ông lớn” ngành hàng không Việt Nam năm 2023.

Theo báo cáo tổng hợp, trong quý 1/2023 các cảng hàng không trên cả nước ghi nhận gần 37 triệu khách. Con số này đã tăng 55% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó lượng khác trong nước và ngoài nước đều tăng trưởng mạnh mẽ. Với 9,7 triệu khách quốc tế và 27,2 triệu khách nội địa, ngành hàng không Việt Nam đã tăng lần lượt 976% và !8% lượng khách vận chuyển so với cùng kỳ năm 2023.

Vietnam Airlines – “ông lớn” ngành hàng không Việt Nam

Vietnam Airlines phục hồi mạnh mẽ về doanh thu tuy nhiên vẫn ghi nhận khoản lỗ chục tỷ:

Trong 4 tháng đầu năm 2023, với sự tăng trưởng của ngành hàng không trong nước và toàn cầu, hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airline cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Quý 1/2023, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế hơn 19 tỷ đồng, đảo chiều ngoạn mục với khoản lỗ trên 2.600 tỷ đồng của quý 1/2022. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn âm 37 tỷ đồng.

Cụ thể, theo báo cáo kết quả kinh doanh của Vietnam Airline, hãng này ghi nhận doanh thu từ vận chuyển hàng không đạt 23,640 tỷ đồng. Con số này là tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022. Mức doanh thu này cho thấy sự khởi sắc đáng kể của ngành hàng không, khi mà mức doanh thu này tiệm cận với giai đoạn trước dịch bệnh năm 2019.

So sánh ngành hàng không 2008 và 2023 năm 2024
Đội ngũ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines

Mặc khác, tốc độ tăng tổng doanh thu và thu nhập khác trong quý 1 là khoảng 114%. Con số này tương đương với khoản tăng 9.600 tỷ đồng. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này chủ yếu đến từ doanh thu cung cấp dịch vụ.

Doanh thu cung cấp dịch vụ của ngành hàng không đã tăng hơn 9.500 tỷ đồng so với năm trước. Trong khi đó, tổng chi phí của Vietnam Airline ở quý 1 năm 2023 là khoảng 7.300 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Với doanh thu cao và chi phí thấp như vậy, lãi gộp về cho Vietnam Airline đã đạt hơn 1.500 tỷ đồng và lỗ sau thuế đã giảm 2.300 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Giá vé Vietnam Airlines

Ở thời điểm hiện tại, giá vé máy bay di chuyển nội địa của Việt Nam được cho là rẻ hơn so với cùng kỳ mọi năm. Nhưng thực chất, giá vé máy bay vẫn chưa về được mức rẻ nhất của những năm trước. Nguyên nhân cho sự giảm giá này là do nhu cầu đi lại của người dân trong hè năm 2023 còn nhỏ lẻ, thị trường quốc tế còn tăng trưởng chậm.

Vietjet Air – “ông lớn” ngành hàng không Việt Nam:

Vietjet Air phục hồi mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận:

Mặc dù có doanh nhỏ hơn so với Vietnam Airline nhưng VietjetAir đã ghi nhận khoản lợi nhuận đáng kể. Trong quý 1, Vietjet Air đã thực hiện an toàn 31.300 chuyến bay, vận chuyển 5,4 triệu lượt khách. Hai con số này đã tăng 57% và 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

So sánh ngành hàng không 2008 và 2023 năm 2024
Vietjet Air phục hồi mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận trong quý 1/2023

Ảnh hưởng từ sự phục hồi mạnh mẽ của hãng hàng không quốc tế, trong 4 tháng đầu năm 2023, Vietjet Air có kết quả hoạt động vận tải hàng không đạt doanh thu 12.880 tỷ đồng. Trong cùng thời gian này, lợi nhuận sau thuế của Vietjet Air đạt 168 tỷ đồng. Hai con số này lần lượt đã tăng 286% và 320% so với cùng kỳ năm trước.

Với kết quả kinh doanh hợp nhất, Vietjet có doanh thu đạt 12.898 tỷ đồng. Con số này đã tăng 185%so với cùng kỳ 2022. Lợi nhuận sau thuế quý 1 năm 2023 đạt 173 tỷ đồng.

Giá vé Vietjet Air

Định vị mình là một hãng máy bay giá rẻ, giá vé của Vietjet rẻ hơn so với Vietnam Airlines. Tuy nhiên sự khác nhau về giá này mang lại một số sự khác biệt về chất lượng phục vụ và các dịch vụ khác.

Sự phục hồi của ngành hàng không Việt Nam.

Sự phục hồi của ngành hàng không Việt Nam: doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh:

Năm 2023 được đánh giá sẽ là một năm tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận. Giá nhiên liệu bay được dự báo sẽ giảm từ 20 – 30% so với mức trung bình 2022 trong khi đó, nhu cầu vận chuyển đường hàng không lại tăng lên đáng kể.

So sánh ngành hàng không 2008 và 2023 năm 2024
Vietjet Air phục vụ bữa ăn cho hành khách trên chuyến bay

Tính đến gần cuối tháng 6 năm 2023, xăng dầu trong nước đã giảm 30-40% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù từ nay đến cuối năm giá xăng dầu dự báo có thể tăng nhưng nhìn chung vẫn sẽ thấp hơn so với năm 2022. Đây là một lợi thế phát triển rất lớn cho ngành hàng không.Vì chi phí nhiên liệu chiếm đến 60% tổng chi phí chuyến bay. Khi chi phí này giảm sẽ tăng lợi nhuận và giảm gánh nặng chi phí cho các hãng hàng không.

Bên cạnh đó, khi thị trường du lịch sôi động trở lại, nhu cầu di chuyển của người dân càng tăng cao. Không chỉ số lượng du khách nước ngoài đi và đến Việt Nam tăng mà du lịch nội địa cũng đang được nhà nước có các chính sách thúc đẩy. Điều này là một tín hiệu tốt cho ngành hàng không. Thêm vào đó, thị trường Trung Quốc đang được mở cửa, các chính sách về thị thực cũng đang từng bước được nới lỏng. Sự nới lỏng này sẽ mở ra con đường tiếp cận cho các hãng hàng không Việt Nam đến thị trường đông dân nhất thế giới.

Sự phục hồi của ngành hàng không Việt Nam: chưa thấy rõ sự tiến bộ về chất lượng dịch vụ:

Mặc dù thấy rõ sự hồi phục về mặt thị trường, nhưng để hàng không Việt Nam thực sự phục hồi và phát triển thì các hãng hàng không cần nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Theo báo tổng hợp, tỷ lệ bay đúng giờ toàn ngành hàng không Việt Nam đang sụt giảm nghiêm trọng.

So sánh ngành hàng không 2008 và 2023 năm 2024
Tình hình khai thác chuyến bay đúng giờ

Sự sụt giảm về tỷ lệ đúng giờ này là do nhiều nguyên nhân: quá tải, quá trình chuẩn bị diễn ra chậm trễ,…Nhưng việc bay không đúng giờ của các hãng đã gây ra sự không hài lòng cho các khách hàng. Nhiều người phải chờ đợi hàng giờ đồng hồ trước sân bay với tâm trạng ức chế và mệt mỏi. Nhiều chuyến bay đột nhiên bị hủy chuyến gây ra sự không bức xúc với khách hàng.

Thị trường di chuyển trên không vẫn là một thị trường đầy tiềm năng ở Việt Nam. Để phát triển bền vững trong ngành hàng không, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa về chất lượng dịch vụ. Chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người dân một cách hợp lý để phát triển ngành hàng không Việt Nam.

Những thông tin trên được tổng hợp trong “Báo cáo ngành hàng không Việt Nam quý 1 năm 2023”. Báo cáo không chỉ cung cấp đầy đủ thông tin về kinh tế vĩ mô, cung – cầu thương mại của ngành hàng không mà còn cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan và dự báo từ những dữ liệu được cập nhật mới nhất.

—————————————

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO NGÀNH HÀNG KHÔNG

VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.

VIRAC cung cấp hơn 20 ngành kinh tế như: Bất động sản, Bột giấy và Giấy, Da giầy, Dầu khí, Dệt may, Điện, Đồ uống, Dược phẩm, Gỗ, Hàng không, Hóa chất, Kinh tế vĩ mô, Linh kiện điện tử, Logistics, Lưu trú, Nhựa, Ô tô, Than, Thép, Thức ăn chăn nuôi, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Khoáng sản, Viễn thông, Xi măng,….

Liên hệ để được tư vấn nhanh nhất:

Email: [email protected]

VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến: