So sánh nhtm và các tổ chức phi ngân hàng năm 2024

Nội dung Text: Phân tích sự khác biệt giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính ngân hàng

  1. CÂU 16: phân tích sự khác biệt giữa ngân hang thương mại và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu. Một nền kinh tế lành mạnh cần có 1 hệ thống tài chính để chuyển vốn từ người có tiền sang người có sơ hội đầu tư sinh lời.và người ta phải chắc chắn rằng đồng tiền đầu tư của họ được an toàn và đem lại lợi nhuận. chúng ta sẽ nghiên cứu về hệ thống tài chính gồm các trung gian tài chính được chia làm 2 loại Các ngân hàng thương mại Các trung gian tài chính phi ngân hàng tìm hiểu sự khác biệt của 2 loại trên ta nghiên cứu NHTM và các TGTC phi ngân hàng. 1 đầu tiên là khác biệt về nguồn vốn Nguồn vốn của ngân hàng gồm có +các khoản tiền gửi +các khoản tiền đi vay +và khoản vốn tự có Nguồn vốn của các trung gian tài chính +Vốn tự góp , các quĩ trợ cấp +Từ các hợp đồng bảo hiểm với khách hàng +phát hành thương phiếu cổ phiếu và trái khoán để dùng tiền thu được cho vay Khác biệt cơ bản gồm có giữa các tổ chức này là chỉ có ngân hàng được nhận tiền gửi từ người dân. Điều thứ 2 là các ngân hàng hầu như vay các khoản nhỏ để cho vay khoản lớn còn các tổ chức phi ngân hàng thì vay các khoản lớn và cho vay các khoản bé. 2 khác biệt về hoạt động Hoạt động của các ngân hàng thương mại Các ngân hàng chịu sự quản lí của nhà nước và chịu ràng buộc về tiền gửi dự trữ và bảo hiểm các khoản vay Ho cho vay với mọi đối tượng không hạn chế (trừ cổ phiếu để đảm bảo nó không nắm các khoản đầu tư quá mạo hiểm dẫn đến vỡ nợ ) gồm có các cá nhân tập thể vay theo nhiều mục đích. Mua nhà đầu tư .v.v. Hoạt động của các TGTC phi ngân hàng Họ không bị nhà nước quản lí chặt chẽ như ngân hàng Và các tổ chức này thường đầu tư vào bất động sản cổ phiếu thương phiếu Hoạt động bảo hiểm Khác nhau cơ bản (các ngân hàng mĩ không được tham gia vào trong thị trường chứng khoán ) nhằm giảm nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng thương mại 3 khác biệt về khả năng tạo tiền các ngân hàng thương mại có thể nhận tiền gửi và xoay vòng đồng tiền có thể đem cho vay qua các hoạt động của ngân hàng nó đã tạo ra 1 hệ số nhân tiền. các TGTC phi ngân hàng không thể làm được việc này II/ Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Sự phát triển của hệ thống tài chính ở Việt Nam Các ngân hàng thương mại thì dù có ra đời từ lâu nhưng thực tế nghiệp vụ của nó còn quá hạn chế và non kém đơn cử như các khoản vay và cho vay của các ngân hàng VN
  2. vẫn là từ thủa sơ khai nhận tiền gửi và cho vay Trong khi đó các tổ chức phi ngân hàng thì mới mẻ và đang bước đầu phát triển . Các ngân hàng thương mại cũng lập ra các công ty con kinh doanh chứng khoán ví dụ bsc của bidv .v.v. Điều đó gây sự chồng chéo các chức năng của 2 loại hình này Em vẫn chưa hiểu rõ cơ chế điều tiết và vận hành của việt nam có như của mĩ không nhất là của các tổ chức ngân hàng thương mại về vấn đề kinh doanh chúng khoán hay không. Hệ thống pháp lí luôn là điểm yếu của VN nó luôn chậm chân và gây ra nhiều lỗ hổng có thể gây nguy hiểm cho các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng.

Ngân hàng cùng các tổ chức tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thị trường tài chính và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bổ sung 2017 đã góp phần tạo một khung pháp lý ổn định cho thị trường này. Dưới đây là tổng hợp 09 điểm cần lưu ý.

1.Tổ chức tín dụng là gì?

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. (Khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng)

Theo quy định tại Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng bao gồm 04 loại sau:

- Ngân hàng: loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm các loại hình sau: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

- Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

So sánh nhtm và các tổ chức phi ngân hàng năm 2024

Tổ chức tín dụng là gì (Ảnh minh họa)

2. Phân biệt tổ chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đều là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng và tiền tệ. Tuy nhiên, chúng có một số điểm khác nhau như sau:

- Về nguồn vốn: Vốn của ngân hàng thương mại là các khoản tiền nhận gửi, các khoản tiền vay, khoản tiền tự có còn nguồn vốn của các tổ chức tài chính phi ngân hàng là vốn tự góp, các quỹ trợ cấp, tiền thu được khi phát hành cổ phiếu trái khoản…

- Về hoạt động: Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi, đi vay các khoản nhỏ và cho vay các khoản lớn còn các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì không được nhận tiền gửi và phải đi vay các khoản lớn và cho vay các khoản nhỏ.

- Về vấn đề quản lý của Nhà nước: Ngân hàng thương mại chịu sự quản lý của Nhà nước và ràng buộc về tiền gửi dựng trữ, bảo hiểm khoản vay… không được tham gia vào thị trường chứng khoán; các tổ chức tín dụng phi thương mại không bị ràng buộc nhiều như ngân hàng thương mại, hoạt động chủ yếu là đầu tư cổ phiếu, thương phiếu, bất động sản…

3. Các đối tượng được vay vượt giới hạn

Theo quy định tại Quyết định 13/2018/QĐ-TTg, tổ chức tín dụng được cho vay vượt giới hạn đối với một số đối tượng sau:

- Khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng, không có nợ xấu trong 03 năm gần nhất liền trước năm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, có hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý/năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn;

- Khách hàng có nhu cầu vốn để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội như: Triển khai các dự án, phương án ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng, các chương trình, dự án Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư…

- Dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn đã được tổ chức tín dụng thẩm định là đảm bảo khả thi, khách hàng có khả năng trả nợ và quyết định cấp tín dụng; đáp ứng các quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. (Khoản 1 Điều 3)

Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định giới hạn cấp tín dụng như sau: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại; tổng mức dư nợ của một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, để vay vượt giới hạn, các tổ chức tín dụng cũng cần đáp ứng một số điều kiện về cấp tín dụng hợp vốn; giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động; việc thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ trong hồ sơ…

So sánh nhtm và các tổ chức phi ngân hàng năm 2024

Các đối tượng được vay vượt giới hạn (Ảnh minh họa)

4. Các hình thức nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng

Theo quy định tại Điều 108 và Điều 112 Luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính được nhận tiền gửi với các hình thức sau:

- Nhận tiền gửi của tổ chức.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu, để huy động vốn của tổ chức

Quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi dưới các hình thức:

- Nhận tiền gửi của thành viên.

- Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng nhà nước…

So sánh nhtm và các tổ chức phi ngân hàng năm 2024

Các hình thức nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng (Ảnh minh họa)

5. Lãi suất vay ngắn hạn tối đa không quá 7,5%/năm

Theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất thỏa thuận của khoản tiền vay không được vượt quá 20%/năm trừ trường hợp luật khác có quy định liên quan khác.

Khoản 2, khoản 3 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có nêu, tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất cho vay theo quy định.

Như vậy, lãi suất cho vay sẽ được thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng.

Theo Thông tư 14/2017/TT-NHNN, từ 01/01/2018, tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về mức lãi suất, phương pháp tính lãi phù hợp với quy định.

Theo đó, lãi suất cho vay được thỏa thuận dựa trên cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.

Cụ thể, tại Điều 1 Quyết định 1425/QĐ-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn (khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 năm) như sau:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ Tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.

- Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 7,5%/năm.

So sánh nhtm và các tổ chức phi ngân hàng năm 2024

Lãi suất cho vay ngắn hạn không quá 7,5%/năm (Ảnh minh họa)

6. Không phải pháp nhân không được vay vốn

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân). Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng phải là pháp nhân, cá nhân.

Như vậy, các đối tượng không phải là pháp nhân như: Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân không đủ tư cách chủ thể để vay vốn tại tổ chức tín dụng.

Trường hợp vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác, khách hàng vay là cá nhân có thể vay để đáp ứng nhu cầu vốn của chính cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đồng thời, Thông tư 43/2016/TT-NHNN cũng quy định cho phép cá nhân vay vốn tiêu dùng cho mục đích tiêu dùng của cá nhân và gia đình của cá nhân vay vốn.

So sánh nhtm và các tổ chức phi ngân hàng năm 2024

Không phải pháp nhân không được vay vốn (Ảnh minh họa)

7. Nợ xấu được xử lý như thế nào?

Nợ xấu là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn theo quy định của các tổ chức tín dụng. Những khoản vay quá hạn trên 10 ngày sẽ được ngân hàng liệt vào nhóm dư nợ cần chú ý. Như vậy, nợ xấu là khoản nợ các tổ chức tín dụng đã đến thời hạn trả nhưng không trả hoặc trả chậm trên 10 ngày.

Theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 thì các tổ chức tín dụng được bán nợ xấu dưới hình thức như sau:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ. (Điều 5)

Ngoài ra, các tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi đáp ứng một số điều kiện như: Hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm không phải là tài sản đang tranh chấp…

So sánh nhtm và các tổ chức phi ngân hàng năm 2024

Cách xử lý nợ xấu (Ảnh minh họa)

8. “Sếp” ngân hàng không được kiêm nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp khác

Theo Điều 34 Luật các Tổ chức tín dụng, những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ gồm:

- Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)… của doanh nghiệp khác.

- Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của TCTD…

Như vậy, lãnh đạo ngân hàng không được kiêm nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp khác.

9. 05 trường hợp ngân hàng bị đặt vào kiểm soát đặc biệt

Theo khoản 1 Điều 146 Luật các Tổ chức tín dụng, kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:

- Có nguy cơ mất khả năng chi trả;

- Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;

- Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

- Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

Căn cứ vào thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới 2 hình thức: Giám sát đặc biệt; Kiểm soát toàn diện.

So sánh nhtm và các tổ chức phi ngân hàng năm 2024

Ngân hàng bị đưa vào kiểm soát đặc biệt (Ảnh minh họa)

Trên đây là một số điểm đáng chú ý của Luật Các tổ chức tín dụng, để tham khảo chi tiết các quy định liên quan Quý khách xem thêm các văn bản thuộc lĩnh vực TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG.