So sánh tập đoàn và tổng công ty

Khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tập đoàn kinh tế:

“1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.”

Đặc điểm của tổng công ty có thể được tóm gọn như sau:

- Không có tư cách pháp nhân, không quy định trình tự, thủ tục thành lập chung

- Hoạt động dưới hình thức công ty mẹ, công ty con. Công ty mẹ, công ty con có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật;

- Tổng công ty có cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều cấp, quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành.

Tóm lại, tổng công ty chỉ mang ý nghĩa là tên gọi để phân biệt quy mô, đặc điểm của một nhóm công ty với một công ty. Tổng công ty không có tư cách pháp nhân.

Ví dụ: Tổng Công ty Sông Đà, Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel...

So sánh tập đoàn và tổng công ty
Tổng công ty là gì? Được thành lập như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Các loại tổng công ty hiện nay

Tổng công ty không được quy định chi tiết trong Luật Doanh nghiệp, vì vậy hiện nay khái niệm tổng công ty có thể được phân loại theo hai hình thức là tổng công ty nhà nước và tổng công ty tư nhân. Trong đó, tổng công ty nhà nước được quy định chi tiết và chặt chẽ hơn tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP.

1. Tổng công ty nhà nước

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, tổng công ty thành lập theo các hình thức sau:

- Sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp;

- Mua lại cổ phần hoặc phần vốn góp;

- Đầu tư, góp vốn bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình;

- Các hình thức liên kết khác do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, không trái các quy định pháp luật.

Căn cứ khoản 4 Điều 9 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, điều kiện thành lập tổng công ty như sau:

- Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc một trong những ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng tạo nền tảng cho phát triển ngành hoặc vùng lãnh thổ; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành hoặc vùng lãnh thổ. Thủ tướng Chính phủ quy định những ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tổng công ty trong từng thời kỳ;

- Công ty mẹ trong tổng công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 1.800 tỷ đồng. Đối với công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm ít nhất 65% vốn điều lệ của công ty mẹ.

+ Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.

+ Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết.

- Tổng công ty phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.

- Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.

Trên cơ sở doanh nghiệp đã đáp ứng những điều kiện trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định các công ty mẹ trong tổng công ty, nhóm công ty được phép xây dựng Đề án thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong từng thời kỳ trên cơ sở đề nghị của Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Tổng công ty tư nhân

Tổng công ty tư nhân được hình thành do nhu cầu thực tiễn của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần đáp ứng về điều kiện và trình tự. Tổng công ty tư nhân cũng là nhóm công ty có quy mô lớn, hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con

Thông thường, mô hình hoạt động của tổng công ty tư nhân được quy định trong Điều lệ công ty của các công ty trong nhóm công ty đó. 

Như vậy, tổng công ty cũng tương tự như tập đoàn kinh tế. Trong đó, tổng công ty nhà nước muốn thành lập phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ. Nếu cần giải đáp các vấn đề liên quan đến tổng công ty, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Tập đoàn là gì? Khi nào được gọi là tập đoàn?

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn phát triển đa lĩnh vực, đa quốc gia, đa lĩnh vực trong những năm gần đây rất phát triển cả về số lượng và quy mô. Ở Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế nước nhà và hội nhập quốc tế tiêu biểu như tập đoàn vingroup, tập đoàn hòa phát, tập đoàn viễn thông quân đội viettel, tập đoàn dầu khí Việt Nam, tập đoàn hoa sen, tập đoàn FPT… tăng sự cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Pháp luật nước ta quy định như thế nào về tập đoàn là gì? Mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế, tổng công ty được tổ chức như thế nào? Đặc điểm của tập đoàn kinh tế. Quy trình hình thành tập đoàn kinh tế. Trong phạm vi bài viết này thì chúng tôi sẽ giải đáp những vấn đề trên dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành.

1. Khái niệm tập đoàn là gì?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp mới nhất thì các tập đoàn kinh tế tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có các mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp hoặc liên kết khác. Bởi vì tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Công ty mẹ khi góp vốn vào các công ty con thì sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

+ Các công ty con chịu sự chi phối của công ty mẹ và công ty mẹ có các  quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó trong quá trình hoạt động quản lý doanh nghiệp.

+ Khi công ty mẹ sở hữu trên 50% trong công ty con thì sẽ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó trong quá trình hoạt động để phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

Điểm hạn chế của các công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau điều này sẽ tạo sự xáo trộn không cần thiết có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh..

+ Hiện nay, pháp luật quy định khi các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định để tránh trường hợp lãng phí nguồn vốn của nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là tập hợp các công ty ở quy mô lớn hoạt động một trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều nước; trong đó có một công ty (công ty mẹ) nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty khác (công ty con).

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế hình thành trên cơ sở tập hợp, thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; các công ty trong tập đoàn, tổng công ty gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ liên quan khác nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có tư cách pháp nhân mà chỉ là một tổ chức tập hợp của các công ty (pháp nhân độc lập) có mối liên hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thị trường, thương hiệu, nghiên cứu, đào tạo, v.v.. Bản chất của tập đoàn kinh tế, tổng công ty là sự liên kết của các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập (liên kết nhóm), do đó mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty khá đa dạng.

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty gồm công ty mẹ và các công ty con và các công ty thành viên khác. Mục đích của sự liên kết trong mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty là nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp. Trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ sở hữu đa số vốn cổ phần của các công ty con, chi phối các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Như vậy, sở hữu vốn của tập đoàn kinh tế, tổng công ty là sở hữu hỗn hợp nhưng có một chủ sở hữu lớn có quyền chi phối đó là công ty mẹ.

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có hai hình thức, đó là: tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước và tập đoàn kinh tế, tổng công ty tư nhân.

3. Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước

Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ – công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.

Trong đó, công ty mẹ là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của thủ tướng chính phủ; công ty con của doanh nghiệp cấp I là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ –  công ty con, công ty liên doanh, công ty con ở nước ngoài, công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo; các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn.

So sánh tập đoàn và tổng công ty

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

4. Tập đoàn kinh tế tư nhân

Tập đoàn kinh tế tư nhân được hình thành bằng chính sự tăng trưởng quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động của chính các doanh nghiệp. Việc hình thành tập đoàn hoàn toàn là do nhu cầu và nội lực của doanh nghiệp và không có bất cứ một quyết định chuyển đổi hay sắp xếp hành chính nào.Tập đoàn có thể nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty con.

Trong tập đoàn kinh tế tư nhân, công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của luật doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan.

Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp pháp luật liên quan và điều lệ công ty.

Tổng công ty là nhóm công ty, bao gồm các công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết; đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc một trong những ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng tạo nền tảng cho phát triển ngành hoặc vùng lãnh thổ; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành hoặc vùng lãnh thổ. Thủ tướng Chính phủ quy định những ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tổng công ty trong từng thời kỳ

Thông thường thì các tập đoàn kinh tế, tổng công ty có không quá ba cấp doanh nghiệp và cơ cấu như sau:

+ Khi các công ty mẹ có thể gọi tắt là doanh nghiệp cấp I  là các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối. Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước; giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo, chi phối các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty khi hoạt động.

+ Công ty mẹ thành lập công ty con của doanh nghiệp cấp I (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là doanh nghiệp do công ty mẹ nắm quyền chi phối trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cấp II đa số được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp công ty mẹ nắm quyền chi phối trong quá trình hoạt động theo quy định.

+ Các công ty con của doanh nghiệp cấp II (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp III) là doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối.trong quá trình hoạt động. Doanh nghiệp cấp III được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp doanh nghiệp cấp II nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối với tỉ lệ tối thiếu được luật quy định.

+ Hiện nay, thì các công ty liên kết thông thường là các công ty có cổ phần, vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và công ty con; công ty không có vốn góp của công ty mẹ và công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết và có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, các dịch vụ khác với công ty mẹ hoặc công ty con trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Công ty liên kết được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định.

Theo quy định của luật doanh nghiệp thì công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân độc lập có số vốn và tài sản riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận chung của tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhà nước trực tiếp đầu tư tại công ty mẹ. Công ty mẹ là chủ sở hữu vốn do công ty mẹ đầu tư tại các công ty con, công ty liên kết sẽ hoạt động theo luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.