So sánh thị trường chứng khoán việt nam và asian

So sánh với Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia hay Thái Lan, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn mới phát triển khi sự tham gia của các nhà đầu tư như các công ty bảo hiểm, quỹ trái phiếu hay đặc biệt là quỹ hưu trí vẫn còn hạn chế.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ ở giai đoạn phát triển

Theo TS Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế, quy mô thị trường tài chính của Việt Nam không hề thua kém so với các nước trong khu vực.

Phân tích về quy mô thị trường tài chính là nói về 4 cấu phần: tổng tài sản của các tổ chức tín dụng, vốn hóa thị trường cổ phiếu, vốn hóa thị trường trái phiếu, doanh thu phí bảo hiểm.

Vào năm 2017, tổng tài sản của bốn phân khúc trên tương đương 314% GDP. Đến 6.2021 thì quy mô tài chính đạt đến mức 348% GDP. Quy mô thị trường tài chính gấp 3,5 lần quy mô nền kinh tế.

Xét về cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam, hệ thống ngân hàng có tổng tài sản chiếm 63,6% quy mô của thị trường tài chính. Vốn hóa thị trường cổ phiếu chiếm 29,54%. Vốn hóa của thị trường trái phiếu khoảng 6,01%. Doanh thu phí bảo hiểm chiếm 1%. Như vậy kênh vốn của hệ thống ngân hàng vẫn là kênh quan trọng.

So sánh thị trường chứng khoán việt nam và asian
So sánh với một số thị trường trong khu vực Đông Nam Á, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam tính theo tỉ trọng GDP tại cuối 2020 đã vượt qua Phillipines (8,9%) và Indonesia (2,8%), nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Thái Lan (22,7%) hay Malaysia (54,3%). Ảnh Fiin Group

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 2005, qua nhiều thời gian trái chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé trên thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, từ năm 2016 trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển tương đối nhanh. Nhưng so với các nước trong khu vực, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam rất nhỏ bé.

“Chúng ta còn nhiều tiềm năng để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Việt Nam chỉ tương đương với Philippines và nhỉnh hơn một chút Indonesia. Nhưng nhỏ hơn đa số các nước trong khu vực. Tuy nhiên cần lưu ý là tại Philippines và Indonesia, thị trường cổ phiếu của họ phát triển rất tốt”, TS Cấn Văn Lực nói.

Theo công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam phát hành hơn 200 nghìn tỉ trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường phát triển nhanh nhưng không ổn định.

“So sánh với các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia hay Thái Lan, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn mới phát triển khi sự tham gia của các nhà đầu tư như các công ty bảo hiểm, quỹ trái phiếu hay đặc biệt là quỹ hưu trí vẫn còn hạn chế. Trên thực tế, mặc dù quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã khá lớn trong tương quan với GDP, nhưng những nhà đầu tư lớn nhất vẫn là các ngân hàng”, các chuyên gia của Fiin Group nhận định.

Khối bất động sản chiếm tỉ trọng lớn

“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành kinh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, luôn chiếm tỉ trọng 38 - 40% trong tổng cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp của cả năm.

Xếp thứ hai là trái phiếu doanh nghiệp của khối ngân hàng. Khối ngân hàng phát hành trái phiếu để tăng vốn trung và dài hạn, tức là tăng vốn cấp hai cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo của ngân hàng chính là uy tín của ngân hàng”.

So sánh thị trường chứng khoán việt nam và asian
Kỳ hạn bình quân trái phiếu doanh nghiệp là 4,3 năm. Ảnh Fiin Group

Xét về kỳ hạn phát hành, TS Cấn Văn Lực nhận xét: “Kỳ hạn phát hành ngày càng dài hơn. Đây là điều tích cực, điều này đồng nghĩa việc nhà đầu tư cũng sẵn sàng đầu tư dài hạn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp cũng được tích cực hơn”.

So sánh thị trường chứng khoán việt nam và asian
Lãi suất bình quân của trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2020. Ảnh Fiin Group

Về lãi suất, bắt đầu từ 2020, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp phát hành tăng tương đối mạnh. Lãi suất bình quân trong năm 2020 là khoảng 9,5%.

Trong bối cảnh dịch bệnh, khó khăn tiếp cận vốn, số doanh nghiệp đã quay sang thị trường trái phiếu và chấp nhận mức lãi suất cao hơn để phát hành thành công. Tuy nhiên có một tín hiệu đáng mừng là 6 tháng đầu năm nay, lãi suất trái phiếu đã có xu hướng giảm xuống còn khoảng 8%.

(ĐTCK) Vào thời điểm cuối năm 2022, chỉ số VN-Index đang được giao dịch ở mức P/E cho năm 2023 khoảng 10 lần, thấp hơn khoảng 30% so với các thị trường mới nổi trong khu vực ASEAN, trong khi trong giai đoạn trước 2022, mức chiết khấu của thị trường Việt Nam trung bình chỉ khoảng 15%.

VinaCapital đánh giá, năm 2023, nhiều sự kiện tiêu cực đã được phản ánh vào giá cổ phiếu, một số yếu tố đang trở nên tốt lên, đồng thời xuất hiện những yếu tố tích cực mới cho năm 2023. Định giá của thị trường chứng khoán đang ở vùng thấp trong 10 năm trở lại đây, hấp dẫn cho đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức, trở ngại cho thị trường chứng khoán trong ngắn hạn.

Các yếu tố gồm lạm phát, lãi suất, tỷ giá, đầu tư công, việc Trung Quốc mở cửa trở lại và định giá thị trường thấp - được VinaCapital cho là tích cực cho thị trường cho năm 2023.

Cụ thể, lạm phát toàn cầu nhiều khả năng đã qua đỉnh. Chỉ số hàng hóa toàn cầu của Bloomberg đã lập đỉnh vào tháng 6/2022 và đã giảm khoảng 16% vào thời điểm cuối năm 2022. Lạm phát của Mỹ cũng lập đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022, từ đó bắt đầu giảm dần theo xu hướng tháng sau thấp hơn tháng trước.

Các ngân hàng trung ương sẽ bớt quyết liệt hơn trong chính sách thắt chặt tiền tệ: Trong năm 2022, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 7 lần, từ mức 0%-0,25% lên mức 4,25%-4,5%. Dự báo Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2023, nhưng mức tăng sẽ ít hơn nhiều so với năm 2022 do áp lực về lạm phát đã giảm xuống. Về tác động đối với thị trường chứng khoán, việc tăng lãi suất trong năm 2023 đã ít nhiều được phản ánh vào giá cổ phiếu.

Áp lực về lãi suất và tỷ giá trong nước đã giảm đáng kể. Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã giảm về dưới 5,0% vào cuối năm 2022. Cũng trong tháng 12/2022, các tổ chức tín dụng đã thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tối đa 9,5% cho tất cả các kỳ hạn, trong khi trước đó, có một số ngân hàng nhỏ đã đẩy lãi suất huy động lên mức 11-12%. Với xu hướng đồng USD yếu đi kể từ tháng 9/2022 (chỉ số DXY giảm 9% kể từ tháng 9/2022 đến cuối năm 2022), áp lực về tỷ giá đã giảm đáng kể. Tỷ giá USD/VND đã giảm từ khoảng 24.900 đồng/USD trong tháng 11/2022 xuống còn khoảng 23.600 đồng/USD vào cuối năm 2022. Tiền đồng được kỳ vọng sẽ được tiếp tục hỗ trợ bởi dòng vốn từ đầu tư nước ngoài và thặng dư thương mại của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đầu tư công được đẩy mạnh trong năm 2023. Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với kế hoạch năm 2022 và khoảng 61% so với số ước thực hiện năm 2022. Chính phủ đang rất quyết liệt trong việc đẩy nhanh tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng. Đây là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Thêm vào đó, việc việc Trung Quốc chấm dứt chính sách zero-Covid và mở cửa trở lại nền kinh tế sẽ tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Vào giai đoạn trước dịch COVID-19, khách Trung Quốc chiếm khoảng gần 1/3 khách quốc tế đến Việt Nam. Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời sẽ thúc đẩy xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp.

VinaCapital cũng cho rằng, định giá hấp dẫn của thị trường chứng khoán: Vào thời điểm cuối năm 2022, chỉ số VN-Index đang được giao dịch ở mức P/E cho năm 2023 khoảng 10 lần, thuộc vào vùng định giá rẻ nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Mức P/E này cũng thấp hơn khoảng 30% so với các thị trường mới nổi trong khu vực ASEAN, trong khi trong giai đoạn trước 2022, mức chiết khấu của thị trường Việt Nam trung bình chỉ khoảng 15%. Các nhà đầu tư nước ngoài đã thấy được sự hấp dẫn này và đã mua ròng khoảng 1,3 tỷ USD trong tháng 11 và 12/2022.

Điểm sáng kinh tế và triển vọng nâng hạng là động lực hút dòng tiền

Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6,5%/năm vào giai đoạn trước dịch COVID-19. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2021-2025 ở mức 6,5%-7%/năm được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng dù đã bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm 2021, tuy nhiên, VinaCapital dự báo, hoàn toàn có thể vẫn được duy trì trong giai đoạn 2023-2025.

Tăng trưởng kinh tế cao sẽ tích cực cho hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong năm 2023, kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết có thể bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng chậm lại của xuất khẩu, tiêu dùng và áp lực lãi suất vẫn còn cao. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của chỉ số VN Index có thể về mức một con số.

Tuy nhiên, từ năm 2024, khi áp lực lạm phát không còn, các ngân hàng trung ương trên thế giới có thể nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích kinh tế, đồng thời các khó khăn và thách thức trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam đã được giải quyết, tăng trưởng EPS của thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ quay trở lại mức hai con số. Đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn là trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong nhiều năm tới và sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế trong dài hạn.

Vào tháng 7/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, có nội dung quan trọng là khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại, Sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán đang tiến hành chạy thử hệ thống giao dịch mới KRX. Đây là hệ thống có thể đáp ứng được các yêu cầu về triển khai sản phẩm mới, rút ngắn thời gian giao dịch, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu về nâng hạng lên thị trường mới nổi.

Theo VinaCapital, điểm sáng về kinh tế của Việt Nam trong 3-5 năm tới cùng triển vọng về nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là động lực quan trọng để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước. Quy mô của thị trường chứng khoán sẽ còn mở rộng nhờ vào thanh khoản tăng lên và vẫn còn nhiều doanh nghiệp có khả năng niêm yết mới trong những năm tới (cả doanh nghiệp tư nhân và cổ phần hóa hoặc thoái vốn doanh nghiệp nhà nước).

Cả nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cao trong ít nhất 5 năm tới và các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ không bỏ qua cơ hội này, VinaCapital nhận định.