So sánh triều tiên và hàn quốc năm 2024

Căng thẳng đã gia tăng đáng kể trên Bán đảo Triều Tiên trong những ngày gần đây sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc thử nghiệm hàng loạt tên lửa đạn đạo.

Vào ngày 12/9, Triều Tiên cho biết họ đã thử nghiệm một tên lửa hành trình tầm xa "chiến lược" có khả năng bắn trúng mục tiêu cách đó 1.500 km (930 dặm).

Ba ngày sau, cả hai nước đều phóng thử tên lửa đạn đạo - loại vũ khí dẫn đường có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Lược sử hai miền Triều Tiên

Sau thất bại của đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và Liên Xô đã phân chia quyền kiểm soát Bán đảo Triều Tiên, vốn nằm dưới sự cai trị của Nhật Bản.

Liên Xô kiểm soát lãnh thổ ở phía bắc và Mỹ kiểm soát phía nam.

Năm 1950, quân đội Triều Tiên, được sự hậu thuẫn của Trung Quốc và Liên Xô, đã xâm lược miền Nam, khơi mào cho Chiến tranh Triều Tiên. Để đáp lại, Mỹ đã triển khai khoảng 1,78 triệu quân trong cuộc chiến kéo dài ba năm.

Sau đó, hai bên đình chiến, tuy nhiên không có hiệp ước hòa bình chính thức nào được ký kết.

So sánh triều tiên và hàn quốc năm 2024

Đối đầu quân sự

Cả hai miền Triều Tiên đều tăng cường chi tiêu quân sự của họ trong thời gian qua.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Triều Tiên có quân đội lớn thứ tư trên thế giới với khoảng 1,28 triệu quân nhân đang hoạt động.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Triều Tiên, quốc gia với 25,8 triệu dân, đã chi gần 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quân đội - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Trong khi đó, quân đội của Hàn Quốc có khoảng gần 600.000 người, chỉ bằng một nửa quân số Triều Tiên. Ngoài ra, có khoảng 26.400 lính Mỹ đang đồn trú tại ít nhất 73 căn cứ trên khắp đất nước Hàn Quốc.

Trại Humphreys, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, nằm cách Khu phi quân sự (DMZ) khoảng 100km (60 dặm), chia cắt hai miền Triều Tiên.

Là một phần của Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt (SMA), chính phủ Hàn Quốc phải trả 1 tỷ USD mỗi năm để nhận được hỗ trợ quân sự từ Mỹ.

So sánh triều tiên và hàn quốc năm 2024

Các chương trình tên lửa

Kể từ năm 1984, Triều Tiên đã thực hiện hơn 150 vụ thử tên lửa, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Những thử nghiệm này bao gồm từ tên lửa tầm ngắn (SRBM) - những tên lửa có tầm bắn dưới 1.000 km (620 dặm) - đến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) - với tầm bắn tối thiểu 5.500 km (3.400 dặm), thường được sử dụng để mang vũ khí hạt nhân.

Hơn một nửa trong số các cuộc thử nghiệm này diễn ra trong 10 năm qua dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un, người thừa kế quyền lực sau khi cha ông qua đời vào năm 2011.

Người đàn ông 37 tuổi này đã đe dọa sẽ tiếp tục chế tạo vũ khí công nghệ cao nhắm vào Mỹ và bác bỏ lời kêu gọi đối thoại của chính quyền Biden, đồng thời yêu cầu Washington cần phải từ bỏ các chính sách "thù địch" trước.

So sánh triều tiên và hàn quốc năm 2024

Vào tháng 5, chính quyền Biden đã công bố một cách tiếp cận mới đối với Triều Tiên, nói rằng họ vẫn theo đuổi phi hạt nhân hóa nhưng sẽ không đưa ra bất kỳ "món hời" nào cho Bình Nhưỡng.

Tầm bắn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã tăng dần trong những năm qua. Vào tháng 11/2017, nước này đã bắn thử ICBM Hwasong-15, có tầm bắn ước tính là 12.874 km (8.000 dặm) và có thể vươn tới bất kỳ đâu trên lục địa nước Mỹ.

So sánh triều tiên và hàn quốc năm 2024

Chương trình hạt nhân của Triều Tiên

Năm 2003, Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước phổ biến vũ khí hạt nhân - một thỏa thuận quốc tế của LHQ nhằm ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân và công nghệ vũ khí.

Ba năm sau, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Il, nước này đã cho nổ vũ khí hạt nhân đầu tiên tại bãi thử hạt nhân dưới lòng đất Punggye-ri nằm sâu trong vùng núi phía đông bắc.

Tổng cộng, Bình Nhưỡng đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân.

Gần đây nhất, vào tháng 9/2017, người ta cho rằng Triều Tiên đã thử nghiệm một quả bom khinh khí hơn 140 kilotonne - loại bom nguyên tử cực kỳ mạnh mẽ.

Vào tháng 8/2021, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết họ tin rằng Triều Tiên đã khởi động lại một lò phản ứng hạt nhân nhằm mục đích sản xuất plutonium cho vũ khí nguyên tử.

Triều Tiên đang phải chịu nhiều lệnh trừng phạt quốc tế do các chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

(VTC News) - Với số lượng và chất lượng hiện nay, quân đội Triều Tiên có thể ‘át vía’ được Hàn Quốc?

Thời gian gần đây, Triều Tiên liên tiếp thực hiện các cuộc tập trận ở vùng biên giới gần với Hàn Quốc với sự có mặt của các tướng lĩnh cấp cao, thậm chí là Chủ tịch Kim Jong-un. Thế nhưng điều ít ai chú ý là đa số các cuộc tập trận đều của bộ binh, lực lượng được đánh giá là mạnh nhất của họ.

Hiện nay, nhiều người cho rằng Triều Tiên chưa đủ khả năng để tạo ra những đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để trang bị cho các vũ khí tầm xa của họ. Điều đó khiến khả năng sử dụng hạt nhân của Triều Tiên bị đánh giá gần như bằng không.

Sau khi vụ thử hạt nhân diễn ra, Trung Quốc, đối tác kinh tế chính của Triều Tiên và gần như là đồng minh duy nhất của họ cho biết, Bình Nhưỡng sẽ phải "trả giá nặng"và đe dọa sẽ thu hẹp quy mô viên trợ.

Tương quan so với Hàn Quốc

Về số lượng, Triều Tiên áp đảo miền Nam khi có 1 triệu quân và 5.000 xe tăng, trong khi đó Hàn Quốc chỉ có khoảng 520.000 quân cùng với 2.300 xe tăng chiến đấu.

Tuy nhiên, về mặt chất lượng, công nghệ và khả năng tác chiến quân sự của Triều Tiên vẫn còn tương đối yếu so với Hàn Quốc.

Ví dụ như, loại xe tăng phổ biến nhất của Hàn Quốc là K1 được phát triển dựa trên công nghệ của những năm 1990 thì các xe tăng của Triều Tiên đa số đều là sản phẩm của Liên Xô với công nghệ của những năm 1960.

So sánh triều tiên và hàn quốc năm 2024
Tên lửa tầm xa của Triều Tiên

Sau khi Liên Xô tan rã, nguồn trợ cấp quân sự có Triều Tiên gần như bị cắt hoàn toàn. Từ đó đến nay, sức mạnh quân sự của Triều Tiên luôn là mối quan tâm của các chuyên gia quân sự thế giới.

Mặc dù ít thông tin nhưng nhiều người tin rằng, với số lượng và chất lượng hiện nay, quân đội Triều Tiên vẫn chưa có thể ‘át vía’ được Hàn Quốc.

Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2012, lợi thế duy nhất của Triều Tiên chỉ ở số lượng bộ binh. Trên biển, với 21 tàu khu trục và 3 tàu khu trục hạng nhẹ, họ hoàn toàn bị Hải quân Hàn Quốc lấn át, về cả số lượng và chất lượng vũ khí. Trên không, với 678 máy bay chiến đấu, Hàn Quốc một lần nữa lấn át hoàn toàn về cả chất và lượng.

So sánh triều tiên và hàn quốc năm 2024
Buổi tập trận đổ bộ bờ biển bằng tàu đổ bộ đệm khí của Triều Tiên

Hiện nay, các máy bay cũ nhất của Hàn Quốc đã được đưa vào sử dụng từ cuối thập kỉ 60, thế kỉ trước và chiếm khoảng 51% trong Không quân.

Tuy nhiên, phía Triều Tiên, 78% máy bay đang sử dụng hiện nay là của Liên Xô và Trung Quốc hỗ trợ từ những năm 1950. Ngoài vấn đề về công nghệ, thiếu thốn nhiên liệu cũng là cản trở lớn của Triều Tiên nếu muốn ‘so găng’ với Hàn Quốc trên không.

Theo đó, tạp chí National của Thái Lan kết luận, trừ khi phát động tấn công bằng pháo binh, Triều Tiên hoàn toàn không có khả năng đe dọa với Hàn Quốc.

So sánh triều tiên và hàn quốc năm 2024
Chủ tịch Kim Jong-un thị sát tiền tuyến

Trong khi Triều Tiên nhiều lần đưa ra lời đe dọa ‘xóa sổ’ thì Bà Park Geun-hye, Tổng thống Hàn Quốc lại cho rằng Bình Nhưỡng không nên tiếp tục lãng phí các nguồn lực khan hiếm cho việc phát triển hạt nhân. Theo bà, Triều Tiên nên đồng ý với đề xuất của Hàn Quốc về tiến trình xây dựng hòa bình của 2 miền.

Trung Quốc không thể làm ngơ

Là quốc gia láng giềng, đương nhiên Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nếu như chiến tranh nổ ra ở bán đảo Triều Tiên.

Chính vì nguyên nhân này, chuyên gia Max Fisher của tờ Washington Post đã đưa ra kết luận về mong muốn của Trung Quốc với Triều Tiên: “Không chiến tranh, không bất ổn và không cũ khí hạt nhân”.

Rõ ràng, Trung Quốc không muốn Triều Tiên xảy ra chiến tranh với Hàn Quốc hay bất kì quốc gia nào trong khu vực. Nếu điều đó xảy ra, ít nhiều họ sẽ bị ảnh hưởng và tình hình trở nên khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, theo Max Fisher, nếu xảy ra chiến tranh, vị thế và uy tín của Trung Quốc trên thế giới sẽ bị suy giảm.

Không những thế, Trung Quốc hoàn toàn có lí do để lo ngại về bất cứ biến động nào ở Triều Tiên. Khi chiến tranh nổ ra, họ sẽ phải tiếp nhận nhiều dân tị nạn, điều này có thể dẫn đến xung đột giữa những người này và dân địa phương hoặc nghiêm trọng hơn là gây ra bất ổn chính trị và châm ngòi cho các phong trào xã hội không đáng có ở Trung Quốc.

Về vấn đề hạt nhân, rõ ràng đây là điều khiến Trung Quốc đau đầu nhất trong mối quan hệ với Triều Tiên. Nếu như mọi chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát, Trung Quốc sẽ phải sống trong tình trạng có một gã láng giềng có vũ khí hạt nhân và khi đó, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ không còn được như trước đây, điều họ hoàn toàn không muốn.

So sánh triều tiên và hàn quốc năm 2024
Pháo tự hành của quân đội Triều Tiên

Một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm hiện nay đó là, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc với Triều Tiên hiện nay ra sao.

Theo Max Fisher, Bắc Kinh hiện nay không thể ‘giật dây’ được Triều Tiên. Trên thực tế, Triều Tiên đã bỏ qua nhiều yêu cầu của Trung Quốc hay gây ra một số rắc rối trong thương mại.

Hiện nay, Trung Quốc là đồng minh lớn nhất và gần như là một nhà môi giới cho mối quan hệ của Triều Tiên với các nước khác trên thế giới. Điều đó sẽ chấm dứt nếu như Triều Tiên thành công trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Khi đó, Triều Tiên khẳng định được vị thế của mình trên thế giới và tạo ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với Trung Quốc.

\>>>XEM VIDEO TRIỀU TIÊN DỘI 'BÃO LỬA' VÀO MỸ<<<

Ngày 9/3 vừa qua, ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc nói trong buổi họp báo ở Bắc Kinh: "Lệnh trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc không phải là cách giải quyết cơ bản các vấn đề liên quan tới Triều Tiên.

Việc Trung Quốc bỏ phiếu ủng hộ lệnh trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc không có nghĩa là Trung Quốc sẽ mặc kệ Triều Tiên".

\>>>TRIỀU TIÊN DỌA 'XÓA SỔ' HÀN - MỸ<<<

Trong khi đó, ông Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Bình Nhưỡng và Seoul nên 'bình tĩnh và kiềm chế', tránh có những hành động làm căng thẳng leo thang.

Ông Hoa cho biết: "Trung Quốc tin rằng nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là khá cân bằng. Trung Quốc khách quan và công bằng trong vấn đề này, đóng vai trò mang tính xây dựng trong cuộc thảo luận của hội đồng bảo an Liên hợp quốc".