Soạn bài liên kết trong văn bản lớp 8 năm 2024

Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một đoạn rất đặc sắc. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Trước hết là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Chị Dậu là một người phụ nữ nông dân, rất mực thương chồng, rất mực lễ phép “van xin tha thiết”, xưng “cháu” gọi “ông”. Nhưng khi thái độ đó không lay chuyển được bọn tay sai, chị Dậu trở nên mạnh mẽ lạ thường. Cách xưng hô đã thể hiện vị trí ngang hàng “tôi” - “ông”. Rồi khi bị cai lệ “tát vào mặt”, chị Dậu chuyển từ đấu lí sang đấu lực “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Cách xưng hô “bà” - “mày" đã thể hiện một vị thế khác của chị Dậu. Có thể nói, tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này dược khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

Thứ hai, Ngô Tất Tố miêu tả linh hoạt thông qua sự quan sát tinh tường và sự sắp xếp khéo léo các tình tiết, sự kiện. Các sắp xếp, bố trí chi tiết, sự kiện, hành động dồn dập tạo ra sự căng thẳng, kịch tính.

Bên cạnh đó là nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

Tóm lại, “Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công để bảo vệ gia đình mình.

Hai đoạn văn không có một mối liên hệ nào. Bởi vì tuy rằng cùng viết về những nội dung có liên quan đến trường làng Mĩ Lí nhưng giữa hai đoạn văn thì không có sự liên kết về nội dung.

Câu 2 (Sgk Ngữ văn 8 Tập 1 – trang 50):

Hướng dẫn giải

  1. Cụm từ “trước đó mấy hôm” có chức năng bổ sung ý nghĩa về yếu tố thời gian cho đoạn văn thứ hai, tức là “tôi” đã từng đến trường rồi nhưng ở ngày hôm đó tôi cảm thấy trường xa lạ vì là lần đầu tiên còn lần này thì cảm thấy quen thuộc hơn.
  1. Với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên kết với nhau hơn, tác giả đến trường và kể lại rằng mấy hôm trước cũng đã từng đến trường rồi.
  1. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong một văn bản: giúp cho hai đoạn văn trở nên liền mạch, thông suốt, tạo cho người đọc cảm thấy văn bản trở nên dễ đọc, dễ tiếp thu do có ý trong văn bản trở nên mạch lạc và chặt chẽ.

II. Cách liên kết các đoạn trong văn bản

1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

  1. Quan hệ ý nghĩa: liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và quá trình cảm thụ: khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ.

– Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn này là: “bắt đầu là”, “sau…là”.

– Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê tương tự là: một là, hai là,,… đầu tiên, tiếp đó, sau nữa,… trước hết, tiếp theo, sau cùng,…một mặt, mặt khác, sau nữa,…thứ nhất, thứ hai, thứ ba,…

  1. Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đều cùng nói về cảm xúc của nhân vật chính “tôi” khi ở trường Mĩ Lí.

– Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn này là: nhưng lần này lại khác.

– Các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập: nhưng, tuy nhiên, trái lại, ngược lại,thế mà, tuy vậy,…

  1. Quan hệ ý nghĩa về mặt thời gian ở đây được thể hiện ở từ “đó” – là một đại từ. Trước “đó” là khoảng thời gian trước lúc nhân vật chính “tôi” lần đầu tiên cắp sách tới trường.

– Các đại từ được dùng làm phương tiện liên kết đoạn: đó, từ đó, trước đó, này, sau này, sau đó, từ ấy, kia, trước kia…

  1. Quan hệ ý nghĩa ở đây là quan hệ giữa nội dung cụ thể và nội dung tổng kết. Hai đoạn văn này đều cùng đề cập đến một nội dung đó là: cách viết.

– Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn này đó là: “nói tóm lại”.

– Những từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc: nwh vậy, tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại, nói tóm gọn, nói khái quát, tóm gọn lại,…

2. Dùng câu nối để liên kết giữa các đoạn văn.

– Câu mà có chức năng liên kết giữa 2 đoạn văn là: “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!”

– Câu này có tác dụng liên kết vì nó nối liền với nội dung đi học của cu Tí mà mẹ đã nhắc ở đoạn trên, khép lại nội dung cũ và mở ra một mở đầu mới.

B. LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

Câu 1 (Sgk Ngữ văn 8 Tập 1 – trang 53)

Các từ có tác dụng liên kết và ý nghĩa của chúng:

Hướng dẫn giải

  1. Từ ngữ liên kết được sử dụng ở đây là “Nói như vậy” . Từ này chỉ mối quan hệ thay thế, thay thế cho câu “Giảng văn rõ ràng là khó” đã nói ở đoạn trên.
  1. Từ ngữ liên kết được sử dụng ở đây là “thế mà”. Từ ngữ này chỉ mối quan hệ đối lập, tương phản, chỉ hai ý có tính trái ngược nhau.
  1. Từ ngữ liên kết được sử dụng ở đây giữa đoạn 1 với đoạn 2 là từ “cũng cần” (mục đích chỉ mối quan hệ liệt kê); giữa đoạn 2 với đoạn 3 là từ “tuy nhiên” (mục đích chỉ mối quan hệ trái ngược).

Câu 2 (Sgk Ngữ văn 8 Tập 1 – trang 54):

Hướng dẫn giải

Từ ngữ là phương tiện liên kết:

  1. Từ đó
  1. Nói tóm lại
  1. Tuy nhiên
  1. Thật khó trả lời.

Câu 3 (Sgk Ngữ văn 8 Tập 1 – trang 55):

Hướng dẫn giải

Đoạn trích chị Dậu đánh nhau với thằng Cai Lệ là một đoạn thật sự rất khéo. Trước hết là khéo ở việc sử dụng nghệ thuật xây dựng nhân vật. Cai Lệ và người nhà Lí trưởng được khắc họa như những tên nghiện ngập, miệng thì ra oai nhưng thực chất lại không hề có sức khỏe. Tiếp theo, cái khéo của đoạn văn này được thể hiện ở chỗ chị Dậu mặc dù là một người phụ nữ nhưng khi bị áp bức, dồn vào bước đường cùng đến tức nước vỡ bờ thì lại mạnh mẽ phản kháng, đánh thắng được cả hai tên tay sai. Cuối cùng, cái khéo của tác giả Ngô Tất Tố là khiến cho hình ảnh người nông dân hiện lên với sức sống ẩn sâu tiềm tàng và tinh thần sẵn sàng phản kháng lại với ách thống trị, ách đô hộ.

⇒ Phương tiện liên kết đã sử dụng trong đoạn văn này đó là dùng từ nối (trước hết, tiếp theo, cuối cùng). Những từ nối này có tác dụng nhấn mạnh thứ tự trước sau của các ý trong đoạn văn.

Bài viết tham khảo thêm:

  • Soạn bài Tác phẩm Lão Hạc
  • Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1
  • Soạn bài từ tượng hình, từ tượng thanh

Bài viết Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản vậy là đã kết thúc rồi. HOCMAI mong rằng các em học sinh có thể sử dụng bài viết này như một sự hỗ trợ đắc lực trong quá trình soạn bài trước tại nhà. Bài học ngày hôm nay cũng không phải là quá khó phải không các em? Chỉ cần các em đọc kỹ kiến thức lý thuyết và ôn tập những bài trong sách giáo khoa là đủ để nắm rõ kiến thức rồi. Và HOCMAI luôn chuẩn bị sẵn cho các em thật nhiều bài học bổ ích trong chương trình