Sự khác nhau trong xây dựng kế hoạch bài dạy giữa các giáo viên

Kế hoạch bài học so với kế hoạch bài học

Sự khác nhau giữa kế hoạch bài dạy và kế hoạch bài học là một kế hoạch bài học tập trung về cơ bản các mục tiêu của một bài học cụ thể và phương pháp giảng dạy như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Một kế hoạch đơn vị, mặt khác, bao gồm một khu vực rộng lớn hơn; một đơn vị có thể bao gồm nhiều bài học. Một kế hoạch bài học bao gồm các mục tiêu được chia nhỏ theo các bài học, phác thảo nội dung dự kiến ​​bao gồm và các tài liệu tham khảo chéo, vv Một kế hoạch bài học được thực hiện trong một lớp do giáo viên thực hiện, trong khi đó kế hoạch bài học áp dụng cho nhiều giáo viên, và những người đóng vai trò hành chính trong một trường học và có hiệu quả cho một học kỳ.

Kế hoạch bài học là gì?

Một kế hoạch bài học được chuẩn bị bởi giáo viên thực hiện một bài học cho sinh viên để đảm bảo bài học đạt được mục tiêu và việc học tập diễn ra hiệu quả. Một kế hoạch bài học bao gồm các mục tiêu bài học, các vấn đề dự đoán từ học sinh, phân bổ thời gian cho từng nhiệm vụ trong bài học, các loại hình hoạt động và tương tác xảy ra trong các hoạt động như sinh viên, giáo viên và tài liệu sẽ được sử dụng cho bài học, vv Ngoài ra, một kế hoạch bài học cũng có thể bao gồm các mục đích cá nhân tập trung vào sự phát triển cá nhân của giáo viên. Một bài học được lên kế hoạch tốt cũng có thể bao gồm một kế hoạch hội đồng sẽ được hiển thị trong lớp để học sinh ghi lại. Vì vậy, rõ ràng là một kế hoạch bài học mở đường cho giáo viên thực hiện bài học được tổ chức tốt trước. Không chỉ điều quan trọng là đảm bảo rằng các mục tiêu đã đạt được và việc học tập có hiệu quả diễn ra trong lớp học mà còn việc lập kế hoạch bài học rất quan trọng cho sự phát triển cá nhân của giáo viên. Hơn nữa, một kế hoạch bài học cuối cùng sẽ được kết nối với các mục tiêu của đơn vị.

Sự khác nhau trong xây dựng kế hoạch bài dạy giữa các giáo viên

Đáp án tự luận Mô đun 4 THCS các môn

  • Đáp án tự luận Mô đun 4 môn Toán THCS
  • Đáp án tự luận Mô đun 4 môn Ngữ văn THCS
    • Nội dung 1
    • Nội dung 2
    • Nội dung 3
    • Nội dung 4
  • Đáp án tự luận Mô đun 4 môn Tin học THCS
  • Đáp án tự luận Mô đun 4 môn Mĩ thuật THCS
  • Đáp án tự luận Mô đun 4 môn Giáo dục công dân THCS

Đáp án tự luận Mô đun 4 môn Toán THCS

4.1. Quan niệm và vai trò của kế hoạch bài dạy

❓ Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có vai trò gì trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình giáo dục môn học?

Thiết lập môi trường dạy học phù hợp: Trong một kế hoạch bài dạy, mục tiêu dạy học là cố định và các chiến lược giảng dạy, phương pháp, kỹ thuật dạy học và các phương tiện hỗ trợ… được quyết định trước. Khi một môi trường giảng dạy với các yếu tố liên quan được thiết lập một cách thích hợp, nhiệm vụ giảng dạy sau đó sẽ diễn ra theo cách đã được lên kế hoạch trước. Điều này là một sự đảm bảo cho các mục tiêu dạy học và giáo dục đã đề ra được thực hiện có hiệu quả.

Định hướng tâm lý giảng dạy: Cùng với việc sử dụng các chiến lược, kỹ thuật và phương tiện giảng dạy phù hợp, các yếu tố liên quan đến HS như sở thích, năng khiếu, nhu cầu, năng lực của HS… khi dạy học cũng được lưu ý và cân nhắc. Việc dạy học trên thực tế vì thế sẽ trở nên tâm lý hơn. Với một kế hoạch được chuẩn bị trước, GV cũng sẽ hình dung rõ ràng về sự liên hệ giữa nội dung bài học và đối tượng HS của mình. Điều này làm dấy lên sự tự tin của họ. Khi một GV phát triển cảm giác tự tin thì họ sẽ tổ chức các hoạt động học tập cho HS với sự nhiệt tình và niềm vui thực sự.

Giới hạn các yếu tố liên quan đến chủ đề giảng dạy: Trong một kế hoạch bài dạy, có những vấn đề liên quan đến bài học có thể trở nên hạn chế hoặc không cần thiết do bối cảnh lớp học hoặc các vấn đề khác như sự chi phối của thời gian. Điều này cho phép GV từ bỏ những thứ không liên quan để xác định rõ ràng, có giới hạn việc giảng dạy các kiến thức một cách hệ thống và có tổ chức cho HS.

Sử dụng hiệu quả kiến thức đã có: Trong việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy, GV phát triển các kiến thức mới trên cơ sở kiến thức trước đây của HS. Điều này cho phép HS thuận lợi trong việc đạt được kiến thức mới, phát triển năng lực, GV thành công trong việc giúp HS đạt được mục tiêu. Kế hoạch dạy học cũng giúp GV tạo lập sự kết nối hợp lí giữa kế hoạch bài dạy này với các kế hoạch bài dạy khác về nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá nhằm tạo sự kết nối để đạt mục đích khóa học, năm học.

Phát triển kỹ năng dạy học: Kế hoạch dạy học đóng vai trò là phương tiện quan trọng để phát triển kỹ năng dạy học của GV. Trong kế hoạch của mình, GV định hướng các vấn đề liên quan đến hoạt động dạy học sẽ thực hiện trên lớp, điều đó cần các kĩ năng cơ bản như xác định mục tiêu, thiết kế các hoạt động học tập… từ đó xác định cách thức hoạt động, tương tác trên lớp học một cách hiệu quả. Và thông qua việc chuẩn bị cho cách thức tương tác và hoạt động một cách kĩ lưỡng, qua nhiều bài học khác nhau, GV sẽ ngày càng phát triển và thành thạo các kĩ năng dạy học của họ.

Sử dụng hiệu quả thời gian: Kế hoạch dạy học được chuẩn bị sẽ giúp GV cân đối thời gian cho các hoạt động, hướng đến nâng cao hiệu quả giảng dạy. Bằng cách chuẩn bị kế hoạch bài dạy, GV sẽ nhận thức được điều gì, khi nào và mức độ sẽ được thực hiện trong lớp học. Nhờ đó, các hoạt động dạy học tiến triển một cách liên tục, hạn chế thời gian lãng phí, đưa tất cả các HS vào các nhiệm vụ một cách phù hợp. Những điều này cũng dẫn đến tính kỉ luật trong lớp học.

4.2. Các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài dạy

❓Tại sao trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ?

Trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đây là hệ thống hoạt động có mục đích của giáo viên nhằm đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định.

4.3. Cấu trúc kế hoạch bài dạy

❓ Điểm khác biệt giữa khung kế hoạch bài dạy ban hành theo công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 với Khung kế hoạch bài dạy trong công văn 5555 là gì?

Điểm khác biệt:

* Cấu trúc kế hoạch bài dạy ban hành theo công văn 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 có 4 hoạt động:

  • Hoạt động 1: Khởi động/mở đầu/xác định vấn đề…
  • Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề…
  • Hoạt động 3: Luyện tập
  • Hoạt động 4: Vận dụng

* Cấu trúc kế hoạch bài dạy trong công văn 5555 có 5 hoạt động:

  • Hoạt động 1: Khởi động/mở đầu/xác định vấn đề…
  • Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề…
  • Hoạt động 3: Luyện tập
  • Hoạt động 4: Vận dụng
  • Hoạt động 5: Tìm tòi – Mở rộng

4.4. Cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy

❓ Hãy phân tích mối liên hệ của các mô đun 1, 2, 3 đã tập huấn với mô đun 4 trong bảng “Chuỗi hoạt động học của chủ đề” (Thể hiện trong Bước 2. Xác định chuỗi hoạt động học của KHBD và mục tiêu của hoạt động)

Việc xác định chuỗi hoạt động học tập trong KHBD và dự kiến phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá như là bức tranh khái quát về phương án dạy học, là phần mô tả ý tưởng sư phạm của GV để hiện thực hóa các mục tiêu dạy học đã được xác định ở trên.

Giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH và các phương án đánh giá có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, do đó, GV cần đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:

(1) Để đạt được những mục tiêu dạy học trên, GV cần thiết kế và tổ chức những hoạt động dạy học nào cho HS?

(2) Để tổ chức và hướng dẫn HS triển khai các hoạt động ấy, cần sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, phương tiện, hình thức dạy học nào?

(3) Để đo được mức độ đạt được của HS so với mục tiêu dạy học trong từng hoạt động, cần sử dụng những công cụ đo nào? Việc hoàn thành bồi dưỡng Mô-đun 2, Mô-đun 3 giúp GV có thêm cơ sở để lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương án đánh giá phù hợp.

4.5 phân tích kế hoạch bài dạy minh hoạ

❓ Các mức độ dưới đây thuộc tiêu chí nào trong các tiêu chí phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Trả lời:

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

❓ Nghiên cứu kế hoạch bài dạy minh họa (đính kèm) từ đó phân tích, đánh giá theo các tiêu chí tại Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH (theo bảng tiêu chí phân tích đi kèm), nộp bản phân tích, đánh giá lên hệ thống LMS

Trả lời:

Tình huống mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của HS và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả với một số ví dụ hay về số nguyên âm dễ gặp nhưng cũng với, khoản tiền bị trừ, dưới mực nước biển cũng mất nhiều thời gian hơn 5 phút mở đầu.

Kiến thức mới được trình bày rõ ràng, tường minh: HS Nhận biết và đọc đúng số nguyên âm; tập hợp số nguyên qua các hoạt động dạy học

Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn; từ câu hỏi nhận biết, đến câu hỏi mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện. (lỗ lãi trong kinh doanh)

Vận dụng nêu rõ yêu cầu HS nắm được ý nghĩa của số nguyên âm, số nguyên dương trong một số bài toán thực tiễn (sản phẩm biểu diễn số nguyên âm trong cách ghi năm)

Mục tiêu và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tả rõ ràng;

Phương thức hoạt động học được tổ chức cho HS được trình bày rõ ràng, cụ thể, thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập cần hoàn thành.

Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành; mô tả cụ thể, rõ ràng cách thức mà HS hành động nhận biết số nguyên.

Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của HS được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trung gian và sản phẩm học tập cuối cùng của các hoạt động học.

Các tiêu chí thuộc về đánh giá Kế hoạch và tài liệu dạy học (theo công văn 5555/BGDĐT-GDTrH) là:

Trả lời:

  • Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
  • Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
  • Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh

4.6. Phân tích video sinh hoạt chuyên môn xây dựng kế hoạch bài dạy

❓ Thầy (cô) hãy cho biết các ý kiến góp ý của các thành viên tổ chuyên môn trong video tập trung vào những nội dung nào?

  • Xây dựng kế hoạch dạy học dự án theo chủ đề siêng năng kiên trì định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh
  • Thời gian hoàn thành nên kéo dài hơn
  • Bám sát quy trình dạy học, bám sát CV 5555
  • Lên kế hoạch trước để GVBM tham khảo
  • Lập nhóm Zalo để trao đổi thảo luận
  • Góp ý cho kế hoạch dạy học dự án: Các bước xây dựng dự án phù hợp, xác định được phẩm chất năng lực của chủ đề, mức độ phù hợp của thiết bị còn nêu chung chung. Chuẩn bị đầy đủ về công cụ đánh giá.

❓ Thầy (cô) có đề xuất gì để cải tiến quy trình tổ chức buổi sinh hoạt tổ chuyên môn và kế hoạch bài dạy trong video?

  • Muốn sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả, trước hết phòng GD cần có công văn hướng dẫn cụ thể về thực hiện nội dung chương trình môn học trước khi tổ chức dạy.
  • GVBM có trách nhiệm nghiên cứu trước nội dung của bộ môn mình phụ trách, xây dựng kế hoạch.
  • Tổ bộ môn cần hỗ trợ GV phụ trách xây dựng chuyên đề. GVBM góp ý thẳng thắn.

Kế hoạch bài học là gì?

Một kế hoạch bài học thường được chuẩn bị bởi giáo viên thực hiện một bài học cho học sinh để đảm bảo một bài học đáp ứng mục tiêu của nó và việc học diễn ra hiệu quả. Một kế hoạch bài học bao gồm mục tiêu bài học, các vấn đề dự đoán từ học sinh, phân bổ thời gian cho từng nhiệm vụ trong bài học, loại hoạt động và tương tác diễn ra trong các hoạt động như học sinh-học sinh, giáo viên-học sinh và tài liệu sẽ được sử dụng cho bài học , v.v. Ngoài những điều này, một kế hoạch bài học cũng có thể bao gồm các mục tiêu cá nhân tập trung vào sự phát triển cá nhân của giáo viên. Hơn nữa, một bài học được lên kế hoạch tốt có thể có một kế hoạch bảng sẽ được hiển thị trong lớp để học sinh ghi lại. Vì vậy, rõ ràng là một kế hoạch bài học mở đường cho giáo viên thực hiện bài học được tổ chức tốt trước.

Sự khác nhau trong xây dựng kế hoạch bài dạy giữa các giáo viên

Một kế hoạch bài học đảm bảo rằng mục tiêu bài học được đáp ứng và việc học tập diễn ra hiệu quả trong lớp. Hơn nữa, một kế hoạch bài học cuối cùng nên được kết nối với các mục tiêu của bài học.

Xem thêm module 4

Module 4 GDPT 2018được chỉa sẻ trong nhómBlog tài liệubởi Hoàng Tran. trong quá trình tổng hợp có thể có nhiều thiếu xót các bạn để lại ý kiến đóng góp cũng như bình luận bên dưới. Trân trọng cám ơn.

Mô đun 04 GVPT – Môn Toán THCS

Mô đun 04 CBQL – QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Mô đun 04 CBQL – QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Mô đun 04 CBQL – QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Mô đun 04 GVPT – Môn Mĩ thuật THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Âm nhạc THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục thể chất THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Tin học THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Địa lí THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Lịch sử THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Sinh Học THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Công nghệ THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Ngữ văn THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Hoá Học THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Vật lý THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Toán THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục công dân THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Mĩ thuật THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Âm nhạc THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục thể chất THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Tin học THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Lịch sử và Địa lí THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Khoa học Tự nhiên THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Công nghệ THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Ngữ văn THCS

Mô đun 4 GVPT – Hoạt động trải nghiệm – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Giáo dục thể chất – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Tin học – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Khoa học – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Lịch sử và Địa lí – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Công nghệ – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Tự nhiên và Xã hội – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Mĩ thuật – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT- Môn Âm Nhạc – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Đạo đức – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Toán – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Tiếng Việt – Tiểu học

Rate this post

Sự khác biệt giữa Kế hoạch đơn vị và Kế hoạch bài học

Giáo án thường được oạn bởi giáo viên tiến hành oạn bài cho học inh để đảm bảo bài học đạt được mục tiêu và việc học diễn ra hiệu quả. Một bài học bao

Sự khác nhau trong xây dựng kế hoạch bài dạy giữa các giáo viên

Đáp án 33 câu hỏi trắc nghiệm module 4

Câu 1:Bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục nhằm thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành được gọi là:

A. Chương trình giáo dục phổ thông cấp quốc gia

B. Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

C. Nội dung giáo dục địa phương

D. Kế hoạch giáo dục của nhà trường

Câu 2:Yêu cầu “Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được hiểu là:

A. Thực hiện khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của HS và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường.

B. Thực hiện sự thống nhất về mạch kiến thức giữa các môn học và hoạt động giáo dục, đảm bảo tổng thời lượng không ít hơn thời lượng quy định trong chương trình.

C. Thực hiện kế hoạch vừa đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục cấp quốc gia, vừa đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục của nhà trường; phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường.

D. Thực hiện huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.

Câu 3. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Câu hỏi

Câu trả lời

Bước 1

Xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học

Bước 2

Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục theo khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình

Bước 3

Hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và ban hành thực hiện kế hoạch

Câu 4.Chọn đáp án đúng nhất: Chọn đáp án thích hợp điền vào dấu (…) khi tiến hành xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học

A. (1) Tìm hiểu chương trình GDPT 2018; (2) tình hình giáo viên trong trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường; (4) phân phối thời gian thực hiện môn học.

B. (1) Xác định căn cứ pháp lý; (2) tình hình giáo viên trong trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường; (4) phân phối thời gian thực hiện môn học.

C. (1) Tìm hiểu chương trình GDPT 2018; (2) điều kiện thực tiễn nhà trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường; (4) khung thời gian thực hiện chương trình.

D. (1) Tìm hiểu chương trình GDPT 2018; (2) điều kiện thực tiễn nhà trường; (3) thành phần thực hiện chương trình; (4) khung thời gian thực hiện chương trình.

Câu 5. Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI là một thành phần trong cấu trúc (khung) kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh?

A. Đặc điểm, điều kiện thực hiện chương trình năm học

B. Mục tiêu giáo dục năm học của nhà trường

C. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

D. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học và kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục.

Câu 6. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học và kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục

Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn bao gồm các loại nào dưới đây?

A. Kế hoạch dạy học

B. Kế hoạch thực hiện các chương trình môn học

C. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

D. Kế hoạch bài dạy

Câu 7:Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?

A. Giúp khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

B. Phát huy quyền tự chủ của tổ chuyên môn và của giáo viên

C. Là cơ sở để xây dựng chương trình giáo dục địa phương

D. Là căn cứ quan trọng để phân công nhiệm vụ cho giáo viên bộ môn

Câu 8: Khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn cần thực hiện những yêu cầu nào dưới đây?

A. Xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn

B. Dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường

C. Chú trọng đến sự thống nhất với các môn học và hoạt động giáo dục khác

D. Đảm bảo sự tham gia tích cực của học sinh

Câu 9. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Câu trả lời

Câu hỏi

Câu trả lời

A. Đảm bảo tính pháp lý

Xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn

B. Đảm bảo tính logic

Sắp xếp các bài học theo thời gian thực hiện một cách phù hợp, chú trọng đến sự thống nhất với các môn học và hoạt động giáo dục khác

C. Đảm bảo tính linh hoạt

Kế hoạch không cứng nhắc mà có thể được thay đổi trong các trường hợp cần thiết xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn

D. Đảm bảo tính khả thi

Dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường và các yếu tố khác

Câu10:Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Tất cả các giáo viên trong tổ chuyên môn đều có vai trò tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn”?

A. Đúng

B. Sai

Câu 11: Giáo viên bộ môn không phải là tổ trưởng chuyên môn KHÔNG CÓ nhiệm vụ nào dưới đây trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?

A. Tham gia xây dựng kế hoạch theo sự phân công của tổ trưởng chuyên môn

B. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

C. Tích cực đóng góp ý kiến để để hoàn thiện kế hoạch

D. Cụ thể hóa thành kế hoạch cá nhân theo nhiệm vụ được phân công để thực hiện

Câu 12:Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần trình bày những nội dung nào dưới đây?

A. Phân phối chương trình

B. Các hoạt động giáo dục

C. Chuyên đề lựa chọn (nếu có)

D. Kiểm tra, đánh giá định kì

Câu 13. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Câu trả lời

Câu hỏi

Câu trả lời

Bước 1

Phân tích đặc điểm tình hình

Bước 2

Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

Bước 3

Hoàn thiện kế hoạch

Bước 4

Phê duyệt và thực hiện kế hoạch

Câu 14:Việc phân chia số tiết cho các đơn vị bài học dựa trên nhiều cơ sở khác nhau, nhưng quan trọng nhất là cơ sở nào dưới đây?

A. Số lượng yêu cầu cần đạt và mức độ cần đạt trong mỗi yêu cầu

B. Sách giáo khoa và sách giáo viên được lựa chọn

C. Kinh nghiệm trong quá trình dạy học

D. Đối chiếu sách giáo khoa - Chương trình 2006

Câu 15:Kế hoạch giáo dục của giáo viên có vai trò

A. phối hợp nỗ lực của các giáo viên với cán bộ quản lí nhà trường

B. giảm tính bất ổn định của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục

C. là chìa khoá cho việc thực hiện một cách hiệu quả những mục tiêu đã đề ra của nhà trường.

D. là văn bản giúp Hiệu trưởng giám sát hoạt động dạy học và giáo dục của từng giáo viên trong nhà trường

Câu 16:Trình tự các đề mục trong cấu trúc của kế hoạch dạy học và giáo dục của giáo viên trong năm học được sắp xếp theo trật tự nào dưới đây?

A. (1) Tiêu đề, (2) Kế hoạch dạy học. (3) Nhiệm vụ khác

B. (1) Tiêu đề, (2) Thông tin chung, (3) Kế hoạch dạy học, (4) Kế hoạch giáo dục

C. (1) Tiêu đề, (2) Thông tin chung, (3) Căn cứ xây dựng, (4) Kế hoạch dạy học và giáo dục

D. (1) Thông tin chung, (2) Kế hoạch dạy học và giáo dục, (3) Nhiệm vụ dạy học và giáo dục khác

Câu 17:Cách thức xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên gồm những nội dung nào dưới đây?

1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên

2. Xác định nhiệm vụ/nội dung công việc

3. Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch

4. Tổ chức thực hiện

5. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện các nội dung công việc được giao

A. 1, 2, 3, 4

B. 2, 1, 4, 3

C. 3, 2, 4, 1

D. 2, 3,1, 5

Câu 18:Ý nào dưới đây KHÔNG phải là yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất và năng lực học sinh?

A. Đáp ứng mục tiêu của CTGDPT 2018

B. Đảm bảo tiến trình tổ chức hoạt động dạy học, bao gồm: Mở đầu/đặt vấn đề, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.

C. Đa dạng trong hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá.

D. Mỗi hoạt động dạy học cần đảm bảo sự rõ ràng về mục tiêu, nội dung, hình thức, địa điểm dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá

Câu 19:Điểm khác biệt nhất về mục tiêu của kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất và năng lực học sinh so với kế hoạch bài dạy hiện hành là

A. xác định được yêu cầu cần đạt và mục tiêu về phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

B. xác định được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực cần hình thành của học sinh.

C. chỉ chú trọng việc xác định cụ thể biểu hiện của các năng lực chung, năng lực đặc thù và phẩm chất cần hình thành cho học sinh

D. chỉ chú trọng xác định năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.

Câu 20:Phương án sắp xếp các bước theo tiến trình hợp lí nhất của việc xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là:

(1) Xác định chuỗi hoạt động học của KHBD và mục tiêu của hoạt động

(2) Xác định mục tiêu của kế hoạch bài dạy

(3) Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể

(4) Hoàn thiện kế hoạch bài dạy

(5) Biên soạn học liệu như phiếu học tập, phiếu đánh giá

(6) Rà soát; chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch bài dạy

A. (1) -> (2) -> (3) -> (4)

B. (2) -> (1) -> (3) -> (5)

C. (2) -> (1) -> (3) -> (4)

D. (1) -> (2) -> (3)-> (5)

Câu 21:Những căn cứ nào dưới đây được sử dụng để xác định mục tiêu dạy học của bài học khi xây dựng kế hoạch bài dạy?

A. Yêu cầu cần đạt của bài học

B. Đặc điểm, trình độ của học sinh.

C. Đặc điểm xây dựng nội dung kiến thức, phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học

D. Kinh nghiệm của giáo viên

Câu 22:Các mức độ dưới đây thuộc tiêu chí nào trong các tiêu chí phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Sự khác nhau trong xây dựng kế hoạch bài dạy giữa các giáo viên

A. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

B. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

C. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

D. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

Câu 23:Phần “Nội dung” trong các hoạt động dạy học của cấu trúc kế hoạch bài dạy (Phụ lục 4) theo công văn 5512 ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2020 là

A. nội dung của nhiệm vụ mà giáo viên giao cho HS trong bước “Chuyển giao nhiệm vụ” hay nội dung hoạt động học của HS.

B. nội dung kiến thức mà học sinh cần chiếm lĩnh thông qua hoạt động học tập.

C. nội dung của hoạt động dạy học mà giáo viên sẽ tổ chức cho HS nhằm chiếm lĩnh tri thức.

D. nội dung kiến thức mà giáo viên “chốt”/ “chính xác hóa” cho học sinh ghi bài vào vở sau mỗi hoạt động học

Câu 24:Với yêu cầu cần đạt sau:“Đề xuất các hoạt động bản thân có thể làm được nhằm góp phần phát triển bền vững”, giáo viên có thể xác định được mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất nào dưới đây?

A. Nhân ái

B. Trách nhiệm

C. Chăm chỉ

D. Trung thực.

Câu 25:Ý kiến sau đây ĐÚNG hay SAI: Trong bước “Báo cáo kết quả và thảo luận” của mỗi hoạt động học, giáo viên chỉ cần yêu cầu học sinh trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét, bổ sung là đủ.

A. Đúng

B. Sai

Câu 26:Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về khái niệm “kế hoạch bài dạy”?

A. Kế hoạch bài dạy là kịch bản lên lớp của GV với đối tượng HS và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định; là một bản mô tả chi tiết mục tiêu, thiết bị và học liệu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học của một bài học nhằm giúp người học đáp ứng YCCĐ về năng lực, phẩm chất tương ứng trong chương trình môn học.

B. Kế hoạch bài dạy là một kịch bản lên lớp của giáo viên, bao gồm các trình tự lên lớp như: giới thiệu nội dung, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá…

C. Kế hoạch bài dạy là một bản mô tả chi tiết mục tiêu dạy học, chuẩn bị phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học; chuỗi hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá.

D. Kế hoạch bài dạy là một bản mô tả chi tiết mục tiêu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học bao gồm việc giới thiệu bài học, đặt câu hỏi, dự kiến câu trả lời của học sinh nhằm đạt mục tiêu.

Câu 27:Kế hoạch bài dạy cần đảm bảo chuỗi các hoạt động học tập gồm:

A. Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/mở đầu; hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1; luyện tập; vận dụng

B. Mở đầu/khởi động; hình thành kiến thức mới; luyện tập – củng cố; vận dụng – mở rộng

C. Khởi động; hình thành kiến thức mới; luyện tập; vận dụng; dặn dò.

D. Mở đầu; hình thành kiến thức mới; luyện tập – củng cố; vận dụng- tìm tòi mở rộng.

Câu 28: Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp có vai trò giúp giáo viên cốt cán

A. tư duy một cách hệ thống về các thành tố hiện hữu trong quá trình tập huấn, chủ động trong thực thi và có được những đánh giá hữu ích trong phát triển nghề nghiệp.

B. có được bản kế hoạch tập huấn cho đồng nghiệp, từ đó chủ động trong công tác tập huấn/bồi dưỡng lại cho đồng nghiệp và đánh giá kết quả tập huấn.

C. định hướng được các vấn đề liên quan đến quá trình tập huấn cho đồng nghiệp như phân bổ thời gian tập huấn, xác định nội dung tập huấn, xác định phương pháp dạy học và đánh giá kết quả tập huấn…

D. có được một bản chương trình hoạch định sẵn các vấn đề liên quan đến các thành tố cần thiết trong tập huấn như mục tiêu, phương pháp, nội dung; từ đó thuận lợi trong quá trình thực thi tập huấn cho đồng nghiệp,

Câu 29:Để xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho đồng nghiệp, giáo viên cốt cán cần thực hiện những công việc nào dưới đây?

A. Tìm hiểu/đánh gia nhu cầu hỗ trợ; Xác định mục tiêu hỗ trợ; Xác định phương pháp hỗ trợ và cách thức đánh giá kết quả; Thiết kế kế hoạch.

B. Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ; Xác định mục tiêu hỗ trợ; Xác định phương pháp hỗ trợ và cách thức đánh giá kết quả; trình báo kết quả.

C. Nghiên cứu nội dung hỗ trợ; Xác định mục tiêu hỗ trợ; lập danh sách giáo viên đại trà cần hỗ trợ; Thiết kế kế hoạch.

D. Tìm hiểu/đánh giá nhu cầu hỗ trợ; Xác định mục tiêu hỗ trợ; Lập danh sách giáo viên đại trà cần hỗ trợ; trình báo kết quả

Câu 30:Việc triển khai hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán được thực hiện qua những giai đoạn chính nào dưới đây?

A. Chuẩn bị học tập; Triển khai học tập: Hỗ trợ đồng nghiệp tự học mô đun; Đánh giá kết quả học tập mô đun bồi dưỡng; Xác nhận đồng nghiệp hoàn thành mô đun bồi dưỡng trên hệ thống LMS.

B. Hỗ trợ đồng nghiệp tìm hiểu nội dung bồi dưỡng; Hỗ trợ đồng nghiệp chuẩn bị tài liệu, tài nguyên tham gia bồi dưỡng; Hỗ trợ đồng nghiệp làm bài tập trong quá trình tập huấn

C. Hỗ trợ đồng nghiệp chuẩn bị học tập; Hỗ trợ đồng nghiệp tự học mô đun; Đánh giá kết quả học tập mô đun bồi dưỡng; Xác nhận đồng nghiệp hoàn thành mô đun bồi dưỡng trên hệ thống LMS.

D. Hỗ trợ đồng nghiệp tìm hiểu nội dung bồi dưỡng; Hỗ trợ trong giai đoạn học tập qua mạng internet; Hỗ trợ trong giai đoạn học tập trực tiếp; Hỗ trợ trong các hoạt động Sinh hoạt tổ chuyên môn

Câu 31. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Câu hỏi

Câu trả lời

Phân tích đặc điểm tình hình

Phân tích tình hình học sinh, giáo viên, tình hình thiết bị dạy học, phòng học, địa điểm có thể tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục

Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

Xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch các chuyên đề lựa chọn, các bài kiểm tra, đánh giá định kì, các nội dung khác

Rà soát hoàn thiện dự thảo và thông qua tổ chuyên môn

Rà soát lại các nhiệm vụ để có bản dự thảo hoàn thiện

Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

Trình Hiệu trưởng nhà trường xem xét phê duyệt, tổ chức phân công nhiệm vụ để thực hiện

Câu 32:Để thiết kế bảng phân phối chương trình môn học, tổ chuyên môn cần căn cứ vào mục nào dưới dây trong bản chương trình giáo dục phổ thông 2018 của môn học?

A. Mục “Yêu cầu cần đạt” và mục “Thời lượng thực hiện chương trình”

B. Mục “Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp” và mục “Cách thức thực hiện chương trình”

C. Mục “Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp” và mục “Thời lượng thực hiện chương trình”

D. Mục “Nội dung dạy học” và mục “Thời lượng thực hiện chương trình”

Câu 33. Chọn đáp án đúng nhất: Ý kiến “Tất cả các kế hoạch bày dạy của các bài học trong chương trình môn học đều phải có hoạt động vận dụng: là ĐÚNG hay SAI?

A. Đúng

B. Sai