Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì

Giai cấp công nhân là gì?

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay.

Ở nước ta, giai cấp công nhân cùng nông dân làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì

SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ GIÁO DỤC SỨ MỆNH LỊCH SỬ GIAI CẤP CÔNG NHÂN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

Ngày đăng: 10:50 - 18/11/2020 Lượt xem: 171.061
Cỡ chữ
ThS. Trịnh Thị Phương
Trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội

1. Đặt vấn đề
Công cuộc đổi mới đất nước, định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Giai cấp công nhân đang đi đầu trong xây dựng xã hội mới, nhất là trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng phương hướng xây dựng giai cấp công nhân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: "Đối vớigiai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" [8,118].

Dệt may Việt Nam là ngành mũi nhọn xuất khẩu trong chiến lượng xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Trong hơn 10 năm qua, đây là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động. Tuy nhiên, giai cấp công nhân trong ngành dệt may còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước từ đó ảnh hưởng đến thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất hiện tập trung vào công nghệ kỹ thuật số thúc đẩy nền sản xuất phát triển lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông quaInternet vạn vật(IoT), truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận toàn diện hơn, liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và chuỗi cung ứng thông minh, làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt. Ngành dệt may là nhóm ngành sẽ phải chịu tác động mạnh nhất từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vì cơ chế lan truyền tác động của công nghệ trong kinh tế toàn cầu rất nhanh thông qua kênh xuất nhập khẩu do bản chất thương mại quốc tế cao của nhóm ngành này. Những đột phá về công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong tự động hóa và công nghệ in 3D, máy chụp thân thể, thiết kế bằng máy tính, có thể sản xuất hàng loạt các sản phẩm phù hợp với những thông số đơn lẻ của từng khách hàng; cùng công nghệ nano làm đảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nước như Việt Nam do làm giảm mạnh lợi thế lao động giá rẻ tại đây.Chính vì vậy, vấn đề đào tạo nâng cao chất lượng lao động ngành dệt may là yêu cầu tất yếu khách quan giúp ngành dệt may Việt Nam tranh thủ thời cơ vượt qua thách thức vươn lên phát triển trong bối cảnh mới.

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là một trong những cơ sở công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực dệt may, thời trang. Việc nâng cao chất lượng đào tạo về kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nhà trường sẽ góp phần xây dựng đội ngũ công nhân ngành dệt may trong tương lai đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa và thực hiện tốt vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.

2. Nội dung
2. 1. Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
* Khái niệm giai cấp công nhân và đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân
Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau để biểu đạt khái niệm đó: giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp,… Mặc dù vậy, về cơ bản những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái niệm thống nhất, đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.
Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là giai có có hai đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất, về phương thức lao động của giai cấp công nhân.
Giai cấp công nhân là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, có trình độ xã hội hóa cao. Đây là một đặc trưng cơ bản phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời trung cổ, với những người thợ trong công trường thủ công. Giai cấp công nhân có một quá trình phát triển từ những người thợ thủ công thời kỳ trung cổ đến những người thợ trong công trường thủ công và cuối cùng đến những nguời công nhân trong công nghiệp hiện đại.
Thứ hai, về địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa, người công nhân không có tư liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý phân tích đặc trưng này, vì chính nó là đặc trưng khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm thuê cho giai cấp tư sản và trở thành lực lượng đối kháng với giai cấp tư sản.
Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đại có nhiều thay đổi khác trước. Cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi to lớn. Bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hoá, với việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất.
Từ những phân tích trên có thể hiểu giai cấp công nhân theo khái niệm sau: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản là không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; Ở các nước xã hội chủ nghĩa giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình” [1;29].

* Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; xây dựng xã hội mới thực sự tốt đẹp chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cần phải trải qua hai bước. Bước thứ nhất: giai cấp công nhân biến thành giai cấp thống trị và giành lấy chính quyền nhà nước vào tay giai cấp mình. Bước thứ hai: giai cấp công nhân dùng sự thống trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước từ đó tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Hai bước này quan hệ chặt chẽ với nhau, giai cấp công nhân không thực hiện được bước thứ nhất thì cũng không thực hiện được bước thứ hai nhưng bước thứ hai là quan trọng nhất để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Mục lục

  • 1 Đặc điểm
  • 2 Quan niệm
  • 3 Sứ mệnh lịch sử
    • 3.1 Quan điểm
    • 3.2 Khái niệm
    • 3.3 Nội dung
    • 3.4 Điều kiện quy định
      • 3.4.1 Về khách quan
      • 3.4.2 Về chủ quan
  • 4 Chủ nghĩa quốc tế
    • 4.1 Khái niệm
    • 4.2 Nội dung
    • 4.3 Cơ sở hình thành
    • 4.4 Chủ thể thực hiện
    • 4.5 Hình thức
  • 5 Chú thích