Sữa mẹ bao lâu thì về

Do đó, nếu muốn tránh thai trong thời gian đầu sau khi sinh, bạn nên áp dụng các biện pháp tránh thai không dùng thuốc, chẳng hạn như bao cao su, màng chắn tinh trùng…

6. Mẹ sau sinh không có sữa do tác động từ môi trường

Tình trạng ô nhiễm không khí kể cả không khí trong nhà, ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng, tiêu thụ thực phẩm bẩn… cũng có thể là nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến việc cơ thể bạn sản xuất sữa mẹ.

Tuy bạn không thể bảo vệ bản thân tránh khỏi các tình trạng trên một cách tuyệt đối nhưng việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp hạn chế được các tác động xấu. Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ nên hạn chế đến những nơi quá đông đúc, ô nhiễm, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi thiu, có mùi lạ…

7. Gặp khó khăn khi sinh con

Tình trạng sinh khó, sinh mổ hay chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh… có thể làm tăng hormone gây căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ, dẫn đến việc sau sinh sinh không có sữa ngay.

8. Liệu pháp tiêm tĩnh mạch

Có nhiều ý kiến cho rằng việc mẹ bầu phải tiêm tĩnh mạch trong khi sinh có thể góp phần làm trì hoãn sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.

9. Mất máu quá nhiều

Trường hợp mẹ bầu mất máu quá nhiều trong khi sinh có thể làm cho tuyến yên bị tổn thương. Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm trong não, chịu trách nhiệm kích hoạt sự tiết sữa. Việc mẹ bầu mất hơn 500ml máu trong khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có sữa sau khi sinh hoặc sữa chậm về.

10. Sót nhau khiến mẹ sau sinh không có sữa

Sau sinh, nếu một vài mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt quá trình giải phóng progesterone. Đây là hormone ngăn chặn sự khởi đầu của việc tiết sữa.

11. Sinh non

Trong trường hợp mẹ bầu chuyển dạ sinh non, các mô tuyến trong vú sẽ không có đủ thời gian để phát triển. Điều này góp phần làm cho mẹ sinh xong không có sữa.

12. Đái tháo đường thai kỳ

Một trong những hormone quan trọng để sản xuất sữa mẹ là insulin. Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ gây ra sự dao động về nồng độ insulin. Điều này có thể góp phần làm trì hoãn sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.

13. Tuổi của người mẹ

Việc phụ nữ sinh con khi không còn trẻ cũng có thể là một lý do giải thích tại sao cơ thể chậm tiết sữa, sữa ít, thậm chí là không có sữa.

14. Lo lắng khi không có sữa sau sinh

Việc chậm có sữa cho con bú có thể khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng và bất an. Điều này vô tình dẫn đến việc không có sữa cho con bú.

Mối quan hệ giữa lượng sữa và kích thước bầu vú

Lượng sữa được sản xuất và lưu trữ trong bầu vú của người mẹ không liên quan đến kích thước của ngực mà là lượng mô sản xuất sữa trong đó. Một số phụ nữ có thể có bộ ngực lớn nhưng lại không có nhiều sữa và ngược lại. Đôi khi, một bên bầu vú có thể sản xuất nhiều sữa hơn bên còn lại.

Với những người mẹ tiết nhiều sữa, sau khi bé bú no, mẹ cần dùng dụng cụ hút bớt sữa thừa. Điều này giúp giảm nguy cơ căng tức, tắc tia sữa…

Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp gắn kết tình cảm mẹ con. Tình trạng không có sữa hoàn toàn là cực kỳ hiếm và rất khó xảy ra. Để có thể nuôi con bằng sữa mẹ, bạn phải tự chăm sóc bản thân, cả về thể chất và tinh thần. Hy vọng với những chia sẻ bên trên, bạn đã biết nguyên nhân tại sao bạn không có sữa mẹ sau sinh và cách khắc phục hiệu quả.

Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu dường như chỉ ăn và ngủ. Vì vậy, nếu mẹ không nắm rõ những quy tắc cho bé bú sữa thì cẩn thận bé có thể bị thiếu chất.

Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ? Mặc dù nuôi con bằng sữa mẹ là một bản năng tự nhiên. Nhưng việc này cần phải trau dồi nhiều hơn. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu xem nên cho bé bú bao lâu là đủ để giúp cho việc nuôi con của mẹ tốt hơn nhé.

Trước khi tìm hiểu, trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ thì mẹ nên biết về sự chuyển tiếp của sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ là điều được nhiều chuyên gia khuyến cao. Sữa mẹ đã về đủ cho con bú ngay những ngày sau sinh từ khi mẹ mang thai. Sữa mẹ đã được tạo ra trong ngực mẹ từ ba tháng cuối thai kỳ được gọi là sữa non.

Tuy nhiên, sau sinh sữa mẹ sẽ thay đổi và tăng về lượng. Vì thế ngay sau khi sinh, mẹ hãy cho bé được da tiếp da sớm nhất có thể và cho con bú mẹ trực tiếp. Điều nãy sẽ giúp cho việc kích thích tiết sữa của mẹ diễn ra nhanh hơn.

Ngày thứ 2 – 5 sau sinh, sữa sẽ về nhiều hơn nên ngực mẹ sẽ căng tức khó chịu. Quá trình xuống sữa kéo dài 1-2 ngày. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú hoặc vắt sữa 8-12 lần/ngày kể cả ban đêm. Để duy trì nguồn sữa, mẹ hãy tiếp tục vắt hoặc cho con cho bú ít nhất 8 lần/ngày. Khoảng cách giữa các lần không được quá 6 tiếng; cứ làm như thế liên tục trong ít nhất 6 tuần đầu tiên.

>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Cách cho bé bú ban đêm: 10 lưu ý không thể thiếu cho mẹ

Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ?

Thực tế, khi bé con “dính” miệng vào bầu sữa, mẹ cứ để bé bú đã đến khi nào con muốn ngừng lại. Khi con yêu dừng bú hoặc ngủ thiếp đi, mẹ nhẹ nhàng đỡ bé; vỗ nhẹ lưng cho bé ợ; thay tã cho bé dễ chịu hoặc cho bé tiếp tục bú bên ngực còn lại. Theo phản xạ tự nhiên, trẻ vẫn có thể “nút” vú mẹ khi lim dim ngủ trong vô thức; kể cả con đã căng tròn bụng.

Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ? Thông thường, trẻ phải được bú mẹ sau mỗi 2-3 giờ và bú ít nhất 10 phút cho mỗi bên; tổng cộng là 20 phút/lần bú. Điều này sẽ giúp sức khỏe và sự phát triển của trẻ mới được đảm bảo. Đồng thời, đây còn là khoảng thời gian thích hợp để cơ thể mẹ sản xuất thêm sữa cho lần bú sau của con.

Khi bé lớn hơn một chút, bé sẽ không cần phải bú quá lâu; khoảng 5-10 phút mỗi lần là đã quá đủ. Chỉ cần trong chớp nhoáng, mẹ sẽ thấy bé ti sạch lượng sữa trong bầu ngực mẹ hoặc nút trọn bình sữa rất nhanh chóng.

Sữa mẹ bao lâu thì về

Ngoài việc mẹ nên biết về việc trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ. Thì mẹ nên nắm rõ quy tắc cho bé bú trong thời gian ngắn. Phải mất đến vài phút, lượng sữa chất lượng mới xuất hiện và chảy dồi dào, đều đặn. Vì vậy, nếu bé thiếp đi hoặc ngừng bú trước thời điểm này. Bé sẽ không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

Bên cạnh đó, tình trạng bú ngắn này còn gây tác động tiêu cực lên cả mẹ. Bởi vì nếu con bú trong thời gian quá nhanh thì ngực của mẹ sẽ bị căng sữa và trở nên đau nhức. Ngực căng tức không những làm giảm việc tiết sữa mà còn gây nguy cơ tắc tia sữa nữa.

Vì vậy, mẹ nên cố gắng giữ bé tỉnh táo khi bú, chủ động mút vú mẹ càng lâu càng tốt. Nếu bé chỉ bú trong thời gian rất ngắn, khoảng 5 phút. Mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để cải thiện tình hình.

Thêm một lý do nữa khiến mẹ nhất định phải cho bé bú đều cả hai bên ngực. Việc này sẽ giúp bé tiếp nhận đủ lượng chất béo và calo cần thiết ở hai bên. Nhờ đó, bé yêu mới cảm thấy dễ chịu, thích thú mỗi khi được ngậm ti mẹ. Ngoài ra, việc bú đều hai bên ngực cũng giúp bé yêu nhanh tăng cân hơn nữa.

Trong vài ngày đầu tiên sau khi bé chào đời, chuyện trẻ sơ sinh bú bú mẹ bao nhiêu phút là đủ; và cần chăm sóc thường xuyên là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày thứ 5, nguồn sữa của mẹ tăng lên và bé thường bú đủ lượng sữa cần thiết trong vòng 45 phút.

Nếu mẹ để ý thấy bé con tích cực nút vú mẹ hơn 45 phút mỗi lần ăn. Điều này đồng nghĩa bé không bú đủ sữa. Trường hợp này, mẹ cũng nên nhờ đến sự hỗ trợ và tư vấn của bác sĩ để tình hình trở nên tốt hơn. Càng sớm càng tốt mẹ nhé, đừng để đến khi bé chán ghét chuyện ti sữa, chuyển qua ti bình có khi đã quá muộn đấy!

Cách vệ sinh đầu vú cho mẹ

Sữa mẹ bao lâu thì về
Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ?

Nếu mẹ đã nắm được vấn đề, trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ thì cũng nên nắm rõ quy tắc vệ sinh đầu vú nữa nhé.

Mục đích

Sữa mẹ bao lâu thì về

Sữa mẹ bao lâu thì về

Sữa mẹ bao lâu thì về

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

  • Nên vệ sinh bầu vú bằng nước sạch.
  • Không nên bôi trực tiếp xà phòng lên núm vú sẽ làm núm vú trở nên khô và nứt nẻ.
  • Không nên chà xát mạnh vùng núm vú khi tắm rửa.
  • Luôn rửa sạch tay trước khi chạm vào bầu vú.
  • Để bớt đau nhức và tránh nhiễm trùng khi sữa về, mẹ nên cho bé bú; vắt sữa thường xuyên và tắm nước ấm.
  • Tuyệt đối không chườm nóng ngực. Hãy dùng một số khăn mặt thấm nước xâm xấp và đông lạnh đắp quanh ngực khi ngực đau.
  • Nếu sữa mẹ ra nhiều và phải dùng tấm lót sữa (không nên dùng tấm lót nilon).
  • Phải thay tấm lót sữa thường xuyên để núm vú được khô ráo.
  • Sữa có tác dụng làm ẩm da và tạo rào cản chống nhiễm trùng. Sau mỗi cữ bú, mẹ có thể vắt một chút sữa lên núm vú và quầng sẫm xung quanh núm để bảo vệ da. Đợi núm vú khô rồi mới mặc áo ngực.
  • Nếu tắc tia sữa, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn, hút sữa nhiều hơn để làm thông sữa ra bên ngoài. Nếu vẫn chưa cải thiện thì nên đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.

Như vậy, cho dù nuôi con bằng sữa mẹ là thuận tự nhiên thì mẹ cũng không nên chủ quan; mặc kệ con muốn bú thế nào thì bú. Mẹ cần phải quan tâm đến liều lượng sữa trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ thì mới giúp con phát triển và tăng cân tốt. MarryBaby hy vọng, những chia sẻ trong bài viết này về việc cho bé bú bao lâu là đủ sẽ giúp mẹ chăm con tốt hơn trong những tháng đầu đời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 2

Cho con bú là một trải nghiệm bất kỳ phụ nữ nào sau khi sinh cũng phải trải qua nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào cho đúng. MarryBaby sẽ giúp mẹ giải quyết 5 tình huống thường gặp mỗi khi cho con bú. Rất đơn giản nhé!

Sữa mẹ bao lâu thì về
Cho con bú cũng là cách giúp bạn và bé thêm gần gũi

Điều này có nghĩa là bé không được đặt vào đúng tư thế khi bú. Mẹ hãy thử ngồi trên giường hoặc ghế sofa, sau lưng là một chiếc gối mềm. Sau đó, đặt bé lên bụng để bé có thể bám chắc vào người mẹ hơn.

Nếu chỉ đang ngồi trên ghế bình thường, mẹ nên đẩy phần hông ra trước và ngả lưng về phía sau khi cho bé bú. Để đưa ti mẹ vào miệng bé, siết ngực nhẹ nhàng và đặt ngón cái song song với môi bé.

2. Không kiểm soát khiến bé ngạt sữa

Một số phụ nữ có phản xạ phóng sữa nhanh khiến bé bị sặc và ngạt vì sữa mẹ chảy quá nhanh. Để làm chậm dòng chảy của sữa, đặt lòng bàn tay lên ti và nhấn ngược về phía ngực sau khi đếm đến 5. Cách này giúp kiềm hãm dòng chảy của sữa. Mẹ có thể áp dụng từ 2-5 lần trước khi cho bé bú.

Nếu bé ngủ gật khi bú ngay khi mẹ đặt lên ngực, ti của mẹ sẽ không vào đủ sâu trong miệng bé để kích hoạt trạng thái mút sữa. Bé cũng có thể ngủ gật nếu mẹ không đáp ứng được lượng sữa dồi dào và liên tục để bé tiếp tục bú. Mẹ có thể dùng 1 tay giữ bầu ngực bé bú theo hình chữ C và thực hiện thao tác xoa bóp trong 5 giây.

Hai bên ngực và ti mẹ không đồng nhất nên chuyện bé thích bên này hơn bên kia là rất bình thường. Bí quyết nhỏ cho mẹ là hãy tập trung sự chú ý của bé, đặt bé vào bầu ngực bé thích, sau đó nhẹ nhàng chuyển bé sang bầu ngực bên kia trước khi bé kịp nhận ra.

Nếu bé vẫn khỏe mạnh, việc bú một bên sẽ không trở thành vấn đề lớn. Mẹ có thể vắt/bơm lượng sữa thừa ra ngoài hoặc cứ để bên ngực đó cạn sữa. Tuy nhiên, điều này có thể khiến ngực mẹ mất cân xứng rõ rệt sau khi bé dừng bú.

Với các bé lớn, nếu được đặt đúng tư thế, răng bé sẽ không cắn được ti mẹ. Tuy nhiên, nếu bé vẫn cố cắn, mẹ đừng phản ứng quá mạnh hoặc đột ngột vì bé có thể tiếp tục làm như vậy để xem phản ứng của mẹ trong lần bú kế tiếp. Các chuyên gia gợi ý mẹ nên đặt bé xuống và từ tốn nói “Con làm đau mẹ đấy”. Sau đó, mẹ rời phòng trong vài giây, nhìn bé, thủ thỉ: “Không được cắn nữa nhé” và tiếp tục cho bé bú.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé cắn thử món gì đó hơi lạnh trước khi cho bú để phòng trường hợp bé cắn ti mẹ.

Bé thường ngậm ti mẹ chặt hơn khi đã bú no và bắt đầu buồn ngủ. Ngay khi thấy bé ngủ gật khi bú, hãy đặt ngón út vào một bên miệng và nhẹ nhàng lấy ti mẹ ra khỏi miệng bé.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 3

Sữa mẹ bao lâu thì về

Bên cạnh các ích lợi không thể chối cãi của việc nuôi con bằng sữa mẹ, vẫn còn nhiều “bí mật” mà có thể các mẹ đang và sẽ cho con bú còn chưa biết.

“Quá tải” hormone
Oxytocin đóng vai trò điều khiển quá trình tiết sữa dưới tác động kích thích của động tác mút vú mẹ. Tuy nhiên, cũng chính loại hormone này là “thủ phạm” khiến nhiều mẹ thấy mệt mỗi lần cho con bú xong cùng với cảm giác u uất thường trực sau khi sinh bé. Không chỉ thế, một số chị em có cơ địa nhạy cảm còn có thể thấy yếu trong người, bứt rứt, toát mồ hôi. Tình trạng này thường chỉ là nhất thời và sẽ biến mất sau vài ngày nhưng nếu nó khiến mẹ cảm thấy đuối sức, cần đi khám bác sĩ sớm các mẹ nhé.

>>> Xem thêm: Khắc phục chứng trầm cảm sau khi sinh

Sụt cân nhanh sau sinh
Sự thật là trong khi nhiều mẹ tìm mọi cách giảm cân sau khi sinh thì cũng có nhiều mẹ khác phải lo lắng vì sụt cân quá nhanh, đặc biệt là những mẹ cho con bú. Tuy nhiên, khoảng 6 tháng sau khi sinh bé, nếu cân nặng của bạn giảm còn như trước khi có thai thì không cần lo lắng nhé. Còn nếu bạn sụt cân nhanh trong vòng 1-3 tháng sau sinh và nhẹ ký hơn trước khi có thai, có thể mẹ bị suy nhược cơ thể do mất sức và ăn uống không đủ chất hoặc tệ hơn là mắc phải bệnh nghiêm trọng. Lúc này mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.

Sữa mẹ bao lâu thì về
Cho con bú không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn giúp gắn kết mẹ – con

Chảy sữa và phun sữa
Các mẹ sắp có con đầu lòng có thể không hình dung hết được những phiền toái mà chuyện này mang lại nhưng lời khuyên cho bạn là đừng bao giờ ra khỏi nhà mà không có miếng lót ngực. Sữa mẹ khi thì phun tung tóe, khi lại chảy ri rỉ, dường như mẹ không cách nào điều khiển được dòng sữa của mình. Bộ máy sản xuất sữa đặc biệt nhạy có thể “tự động” tiết sữa khi gần tới giờ cho con bú hoặc khi bé khóc đòi bú. Điều này sẽ tạo áp lực vô hình cho không ít các bà mẹ trẻ. Các mẹ cũng nên đem thêm cả đồ sạch để thay nếu chẳng may miếng lót ngực ướt đẫm vì sữa chảy nhé.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

>>> Xem thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ: Làm gì khi chảy sữa nhiều

Hai ngực không đều sữa
Đừng ngạc nhiên nếu một sáng thức dậy và bạn nhận ra một bên ngực ra nhiều sữa hơn hẳn bên còn lại. Điều này cũng bình thường như chuyện hầu hết phụ nữ có hai bầu ngực lệch nhau. Để tránh tình trạng căng tức ngực, mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn ở bên ngực ra nhiều sữa hoặc cho bé bú cả hai bên với khoảng thời gian bằng nhau nhé.

Bầu ngực bị ngứa ran
Các mẹ dù sinh con đầu hay con thứ, nhỏ tuổi hay lớn tuổi đều có thể gặp phải tình cảnh đầu ti bị khô và ngứa ran. Lý do của chuyện này là do ngực bạn đang điều chỉnh để thích nghi với việc cho con bú. Sẽ là bình thường nếu mẹ chỉ bị ngứa ti khi bé bắt đầu bú mẹ nhưng nếu có kèm thêm sốt và nóng ngực, mẹ nên đi khám vì có thể đã bị nhiểm trùng vú rồi nhé. Mẹ cũng có thể dùng kem chiết xuất từ mỡ cừu (lanolin) để thoa đầu ti nhằm xoa dịu cảm giác ngứa rát đấy.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.