Suối cá thần ở cẩm thủy thanh hóa năm 2024

Với công cụ Google, gõ cụm từ "suối cá thần" sẽ cho khoảng 5,1 triệu kết quả trong 0,4 giây. Có lẽ trên thế giới, ít có địa danh nào đặc sắc như suối cá thần ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá. Vậy nhưng không phải ai cũng biết những chuyện đằng sau thắng tích này.

Suối cá thần ở cẩm thủy thanh hóa năm 2024

Truyền thuyết về kinh đô cổ xưa

Cách trung tâm huyện lỵ Cẩm Thủy chừng mười cây số, ngược dòng sông Mã bằng thuyền gắn máy theo đường thủy hoặc đi ôtô, xe máy ngược quốc lộ 217 lên tổng Lương Điền xưa (khu vực thuộc xã Cẩm Lương hiện nay) là vùng đất mang đượm màu huyền thoại gắn với truyền thuyết về thủ phủ của vua Mường.

Suối cá thần ở cẩm thủy thanh hóa năm 2024
Dàn cồng chiêng người Mường Cẩm Thuỷ trong lễ khai hạ. Ảnh: Nguyễn Liên

Truyền rằng: Thượng nguồn sông Mã, đoạn chảy qua xã Thiết Ống, công chúa Thủy Tề mải dạo chơi đã mắc phải lưới thuyền cơ; lập tức vua Thủy Tề cho mời con người xuống cứu chữa cho công chúa, thứ “bệnh” mà các Long y bó tay. Lúc đó một người nông dân đang ngồi nghỉ bên bờ sông liền được kéo xuống; người nông dân dễ dàng nhận ra công chúa bị lưới quấn quanh người gây khó thở. Người nông dân dùng lưỡi dao cắt lưới, cắt đến đâu công chúa dễ chịu đến đó, lưới cắt xong thì công chúa khỏe lại bình thường.

Vua Thủy Tề vui mừng ban thưởng cho người nông dân, ông không nhận ngọc trai châu báu, chỉ mong muốn trở về, nhà vua liền tặng cho ông viên ngọc ước để ông chữa bệnh cứu người. Từ đấy người nông dân ngậm viên ngọc ước vào miệng trở thành người chữa bệnh cho dân làng. Một hôm ông trở bệnh ho, viên ngọc ước văng ra khỏi miệng, người con rể vội nhặt bỏ vào miệng mình ước cho mình trở thành vua Mường thứ Nhất (sau này Kinh đô đóng tại Ba Vì), ước cho cậu em vợ thành vua Mường thứ Hai (vùng núi Cố, Cẩm Lương được chọn dựng kinh đô) và ước cho cậu em út thành vua Mường thứ Ba (kinh đô đóng tại Hòa Bình).

Biết tin vùng núi Cố trở thành kinh đô của người Mường Phấm, vạn vật khắp nơi về chầu. Có lẽ vùng đất vua Hai chọn không thành, nên một trăm con đại bàng bay về, chỉ có 99 ngọn núi, một con không có chỗ đậu nên bay đi, cả đàn bay theo. Đàn trâu kéo về cũng hóa đá vẫn hướng về núi Cố, nay đám trâu hóa đá vẫn còn thuộc vùng Móng Châu (Cẩm Bình).

Suối cá thần ở cẩm thủy thanh hóa năm 2024
Cá thần ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá.

Thực hư không hiểu như thế nào, nhưng theo chỉ dẫn của lãnh đạo xã Cẩm Lương, tôi được một cán bộ văn hóa xã đưa đến nhà gặp ông Bùi Minh Quyết, dòng họ của ông vinh dự truyền đời thờ ông vua Hai. Ông Quyết ra bờ sông làng Mẫm giới thiệu: “Kia là bến Vua (nơi vua ngự thuyền), đây là Bến Ả nàng (nơi dành cho công chúa tắm); không mấy khi có người quan tâm đến vùng đất vua Hai người Mường Phấm nên ông tiếp tục đưa chúng tôi đến trước cái hồ có những cụm sen đang mùa xanh lá, những búp hoa màu hồng nhô lên tạo cho mặt hồ mát mắt, ông cho rằng đây là hồ sen trước triều, phía trên là núi Cố, ngai Vua v.v…

Dấu tích về vùng đất cố đô còn hiện hữu Núi bàn cờ tôn nghiêm cùng bến Ả nàng tại làng Mẫm, những thung Ông, thung Ngọc, thung Mây, thung Ngân… Chân núi Cố là hồ sen, tại đình làng Mẫm có câu đối sơn son thiếp vàng, tuy không còn, nhưng câu đối vẫn khắc đậm trong tâm trí người làng Mẫm, xã Cẩm Lương bao đời nay như một thế vững chắc gắn liền với sự tồn tại ngắn ngủi của một vương triều thủ phủ của người Mường:

Mã thủy tiền triều uy hách trạc

Cố sơn hậu trẫm thế tôn an

Tạm dịch:

Sông Mã trước triều vẻ uy nghiêm

Núi Cố sau lưng thế vững vàng.

Một trong 99 ngọn núi khu vực xã Cẩm Lương có ngọn núi Trường Sinh, lưng chừng núi có hang động Đăng với nhiều khối thạch nhũ thiên tạo, một lần cố Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng về thăm khảo sát giúp lập hồ sơ đề nghị công nhận Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh xã Cẩm Lương, cùng một số di tích khác của huyện Cẩm Thủy, ông nhận xét: “Hang động ở đây đẹp hơn hang Hao ở Hòa Bình, có dấu tích sự xuất hiện của con người khá sớm…” .

Suối cá thần độc nhất vô nhị

Hang Động Đăng xuyên qua núi Trường Sinh, cửa hang bên này cách mặt đất chừng 50 mét, có bậc đá đi lên, cửa hang bên kia vòm cao là nơi trú ngụ của đàn dơi, dưới chân thành hang có thảm đá bằng phẳng, trên mặt bằng đó là những ụ đá giống như những pho tượng, người dân làng Ngọc thường lên đây cắm những nén hương cầu nguyện. Giữa hang có một cái giếng thông xuống sâu, dưới đáy phình ra là nơi trú ngụ của đàn cá, những con nhỏ cũng chừng dăm bảy kg, chúng chui qua cái cửa rộng chừng bằng miệng thúng thông ra suối bơi lội phơi nắng. Kỳ lạ là đàn cá ra suối bơi lội xuôi chừng 200 mét thì lại quay về hang, không đi xa hơn theo con suối chảy ra sông. Dân địa phương gọi “Suối cá thần”; bên bờ suối có một ngôi đền theo sắc phong thì ngôi đền được xây dựng từ Thời nhà Lê vào thế kỷ XIV. Vị tôn thần thờ tại đền Ngọc, hiệu Tứ phủ Long vương.

Sự xuất hiện suối cá, đền Ngọc với người dân làng Ngọc mang đậm yếu tố tâm linh.

Chuyện kể rằng: Thuở xưa có hai vợ chồng tuổi đã cao vẫn không có con; một hôm người vợ mang rổ ra suối xúc cá đã bắt được một quả trứng lạ. Bà đổ quả trứng trả lại suối, bà tiếp tục xúc cá và quả trứng lại nằm trong rổ, xúc lên đổ xuống nhiều lần quả trứng lạ vẫn nằm trong rổ của bà; bà đem về bàn với chồng cho gà ấp thử.

Đến một ngày nghe tiếng gà kêu khác thường, hai ông bà ra xem thì quả trứng nở ra một con rắn; hoảng sợ, người chồng đem con rắn ra suối thả, nhưng tối đến rắn lại bò về nhà ông bà. Dần dần rắn sống trong nhà với hai ông bà già, hai ông bà coi rắn như một đứa con lớn lên trong tình yêu thương của gia đình và dân làng. Từ khi có rắn, không những gia đình ông bà mà cả dân làng Ngọc có cuộc sống thái bình ấm no.

Vào một đêm nọ trời mưa to, gió giật, sấm chớp ầm ầm; sáng ra dân làng phát hiện chàng Rắn đã chết, được thần linh báo cho biết, chàng Rắn đã dũng cảm đánh đuổi thủy quái bảo vệ dân làng mà hy sinh. Thương tiếc và biết ơn chàng Rắn, người dân làng Ngọc đã chôn chàng Rắn bên bờ suối và lập bàn thờ gọi là đền Ngọc thờ phụng chàng Rắn.

Suối cá thần ở cẩm thủy thanh hóa năm 2024
Hành lễ tại đền Ngọc. Ảnh: Nguyễn Liên

Đền Ngọc có hai sắc phong vào đời Nhà Lê vào thời Vĩnh Tộ và Trung Hưng và một sắc phong đời Nguyễn vào thời Khải Định năm thứ 8 (1932). Cả 3 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam đều bị cháy cùng đền thờ trong một vụ hỏa hoạn năm 1962.

Cùng với Suối cá, dãy núi Trường Sinh và hang Động Đăng, đền thờ Tứ phủ Long vương một lần nữa được Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa ra Quyết định số 87- VHQĐ ngày 25 tháng 4 năm 1993 công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa và Danh lam thắng cảnh Cẩm Lương.

Suối cá Thần, theo cách gọi dân dã của người địa phương là “Mó Ngọc”. Nước suối Ngọc chắt ra từ lòng núi Trường Sinh, qua các đụn nhũ đá hang Động Đăng nước dồn vào cái “mó” trong động. Một thời những người đi tìm vàng lần từ hang Động Đăng xuống mó nước, phát hiện ra đó là nơi trú ngụ sinh sôi của loài cá, những con cá to ước chừng khoảng 50, 60 kg, còn cỡ khoảng năm, bảy, mười kg thì nhiều vô kể; cửa hang thông ra suối chỉ vừa cho những con khoảng vài kg trở lại ngày ngày trườn ra bơi lội hòa mình với thiên nhiên, những con quá khổ đành nằm giam mình lại trong hang.

Từ xa xưa, người làng Ngọc cho rằng: Động Đăng nơi khởi nguồn con nước, đền thờ Tứ phủ Long vương và suối cá có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nên mới có tên gọi “Suối cá Thần”. Sự tôn nghiêm khiến họ tự giác bảo vệ tôn thờ mà không ai dám bắt. Có điều lạ, đôi lúc những con cá muốn hòa mình với thiên nhiên ham chơi ra ngoài nhưng cứ bơi ra khoảng hai trăm mét lại quay về suối không thể đi xa hơn. Có người đoán đàn cá ở suối cá là loại cá rốc do thân dài vây trắng, người lại nói cá chày bởi mắt đỏ hoe, người thì bảo cá chép do vây màu đỏ. Nhưng cứ nhìn đàn cá lật mình bơi lội dưới ánh nắng mặt trời thì thấy chúng thay đổi nhiều màu sắc, vàng, đỏ, xám đen, xanh…, vậy nên người ta gọi chung là cá thần. Du khách đến thăm suối cá thắp hương đền Ngọc, mua rau, bắp nổ cho cá ăn, cá trở nên thân thiện với con người.

Suối cá thần ở cẩm thủy thanh hóa năm 2024
Cửa hang, nơi cá ra vào hàng ngày. Ảnh: X.H

Ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm, người làng Ngọc tổ chức lễ Khai Hạ, rước kiệu đón Thành hoàng, tạ ơn thần Tứ phủ Long vương che chở mong cuộc sống sinh sôi. Sau lễ là các hoạt động văn hóa truyền thống diễn ra, người người phấn khích cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no. Không biết tự bao giờ người làng Ngọc lưu truyền bài thơ: