Tác tử lập luận là gì năm 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN **************

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

KẾT TỬ VÀ TÁC TỬ LẬP LUẬN TRONG VĂN CHÍNH LUẬN HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI – 2018

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN **************

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

KẾT TỬ VÀ TÁC TỬ LẬP LUẬN TRONG VĂN CHÍNH LUẬN HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI – 2018

LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới giảng viên TS. Lê Thị Thùy Vinh – người đã định hướng chọn đề tài và tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Nhân dịp này, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, cổ vũ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Do thời gian có hạn và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận của em được hoàn thiện và có nhiều ứng dụng trong thực tế. Em xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận “Kết tử và tác tử lập luận trong văn chính luận Hồ Chí Minh” được hoàn thành bởi sự cố gắng của bản thân, có sự tham khảo của những người đi trước và dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Lê Thị Thùy Vinh. Đây là đề tài không trùng với đề tài của các tác giả khác và không sao chép từ một công trình có sẵn nào. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận hoàn thiện hơn. Hà Nôi, tháng 5 năm 2018

Sinh viên Nguyễn Thị Phương

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................... 6 1.1. Lí thuyết về lập luận ................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm lập luận .................................................................................. 6 1.1.2. Các thành phần lập luận .......................................................................... 6 1.1.3. Quan hệ lập luận...................................................................................... 6 1.1.4. Vai trò của lập luận ................................................................................. 8 1.2. Lý thuyết về kết tử và tác tử lập luận ........................................................ 8 1.2.1. Lý thuyết về kết tử lập luận..................................................................... 8 1.2.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 8 1.2.1.2. Phân loại ............................................................................................... 9 1.2.1.3. Vai trò của kết tử lập luận .................................................................. 12 1.2.2. Lý thuyết về tác tử lập luận ................................................................... 12 1.2.2.1. Khái niệm ........................................................................................... 12 1.2.2.2. Dấu hiệu nhận biết ............................................................................. 13 1.2.2.3. Vai trò của tác tử trong lập luận ......................................................... 13 1.3. Văn chính luận Hồ Chí Minh ................................................................... 14

1.3.1. Thể loại văn chính luận ......................................................................... 14 1.3.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 14 1.3.1.2. Đặc trưng thể loại ............................................................................... 14 1.3.2. Văn chính luận Hồ Chí Minh ................................................................ 15 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT KẾT TỬ VÀ TÁC TỬ LẬP LUẬN TRONG VĂN CHÍNH LUẬN HỒ CHÍ MINH...................................................................... 17 2.1. Kết tử lập luận trong văn chính luận Hồ Chí Minh ................................. 17 2.1.1. Kết quả khảo sát .................................................................................... 17 2.1.2. Phân loại kết tử lập luận ........................................................................ 23 2.1.2.1. Cặp kết tử dẫn nhập luận cứ và kết luận biểu thị quan hệ giả thuyết – kết quả ............................................................................................................. 23 2.1.2.2. Cặp kết tử dẫn nhập luận cứ và kết luận biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả .......................................................................................................... 27 2.1.2.3. Kết tử dẫn nhập luận cứ biểu thị quan hệ tương phản ....................... 29 2.1.2.4. Kết tử dẫn nhập luận cứ biểu thị quan hệ nối tiếp ............................. 31 2.1.2.5. Kết tử dẫn nhập luận cứ biểu thị mối quan hệ tăng tiến .................... 32 2.1.2.6. Kết tử dẫn nhập luận cứ ..................................................................... 33 2.1.2.7. Kết tử dẫn nhập kết luận .................................................................... 34 2.1.3. Vai trò, hiệu quả sử dụng của kết tử lập luận ....................................... 36 2.2. Tác tử lập luận .......................................................................................... 40 2.2.1. Kết quả khảo sát .................................................................................... 40 2.2.2. Phân loại tác tử lập luận ........................................................................ 41 2.2.2.1. Tác tử biểu thị sự đánh giá về thời gian ............................................. 42 2.2.2.2. Tác tử biểu thị sự đánh giá về số lượng ............................................ 44 2.2.2.3. Tác tử biểu thị sự đánh giá về sự tiếp diễn ........................................ 46 2.2.2.4. Tác tử biểu thị sự đánh giá về điều kiện ............................................ 47 2.2.3. Vai trò, hiệu quả sử dụng của tác tử lập luận........................................ 48

2.3. Mối quan hệ giữa kết tử và tác tử trong văn chính luận Hồ Chí Mình .... 49 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong cuộc sống, lập luận có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng. Lập luận giúp con người trình bày và triển khai luận điểm, biết nêu và giải quyết vấn đề, biết dùng những lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ điều mình muốn nói. Trong lập luận, kết tử và tác tử là những yếu tố quan trọng có chức năng liên kết các thành phần trong lập luận, làm cho những lí lẽ trong trong đó trở nên chặt chẽ và có sức thuyết phục hơn. 1.2. Trong văn chương, nghệ thuật lập luận cũng được sử dụng khá phổ biến, nó giúp cho người viết bộc lộ chủ kiến của mình bằng chiến lược trình bày các vấn đề lôi cuốn bạn đọc. Nghệ thuật lập luận làm cho ngôn ngữ trong văn chương liên kết với nhau mach lạc, lô-gic, rõ ràng hơn; lôi cuốn người đọc và giàu tính thuyết phục. Trong văn chương, nghệ thuật lập luận được sử dụng nhiều nhất ở trong văn chính luận nói chung và trong các tác phẩm chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng. Người được biết đến không chỉ với cương vị là một vị Cha già của dân tộc, một vị lãnh tụ tài ba của dân tộc mà Người còn được biết đến với tư cách là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất của dân tộc. Trong những trang viết của Người, ai cũng có thể thấy ngôn ngữ bình dân, dễ hiểu, cách diễn đạt mạch lạc, đặc biệt trong những áng văn chính luận của Người, ta có thể thấy những lí lẽ được đưa ra hết sực hợp lí và thuyết phục, chúng được liên kết với nhau bằng các kết tử và tác tử lập luận hết sức chặt chẽ, logic. Chính vì vậy cho nên, những áng văn của Người đều được coi là bất hủ, là các tuyên ngôn cho toàn thể dân tộc Việt Nam ta.

Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Kết tử và tác tử lập luận trong văn chính luận Hồ Chí Minh” để thấy được việc khảo sát các kết tử và tác tử lập luận trong văn chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh là một việc cần thiết, qua đó ta vừa thấy được bút pháp nghệ thuật tài ba của một tác

1

gia văn học nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, vừa thấy được quan điểm, tư tưởng thái độ của Người với cương vị một vị lãnh tụ vĩ đại bảo vệ cho sự sống còn của nhân dân. 2. Lịch sử vấn đề Kết tử và tác tử lập luận là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong những năm 70 của thế kỷ XX, hai nhà ngôn ngữ học O. Ducrot và Anscombre người Pháp đã phát triển hệ thống lý thuyết lập luận mang tên “Radical Argumentativisism”. Những nội dung chính của lý thuyết này đã đề cập đến vấn đề về kết tử lập luận. [12] Sau O. Ducrot và Anscombre, Moeschler (1995) là người có đóng góp quan trọng trong việc phát triển lý thuyết về kết tử lập luận để đưa ra các tiêu chí phân loại các kết tử lập luận. [14] Những lý thuyết về kết tử và tác tử lập luận từ đó về sau cũng được các nhà nghiên cứu trên thế giới đi sâu vào khai thác hơn. Trong đó, ở Việt Nam, vấn đề này đã được các giáo trình Ngữ dụng học đề cập trong lý thuyết về lập luận. Có thể kể đến các công trình về Ngữ dụng học như: Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu ; Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân ; Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp ; ... Trên cơ sở lý thuyết chung về kết tử và tác tử, các tác giả đã có những giới thuyết căn bản về kết tử và tác tử tiếng Việt, mở đường cho nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo về lý thuyết lập luận.

Nghiên cứu kết tử và tác tử trong lý thuyết lập luận ở mức độ chuyên sâu phải kể đến một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như: - “Kết tử lập luận trong Tiếng Việt” (Luận án tiến sĩ Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2016) của TS. Nguyễn Thị Thu Trang. Trong đó,

2

tác giả đã tập trung làm rõ vai trò, chức năng của hai tiểu loại kết tử hai vị trí và kết tử ba vị trí biểu thị trong các quan hệ về lập luận: quan hệ lập luận tối giản, quan hệ lập luận đồng hướng và quan hệ lập luận nghịch hướng. [6] - “Tìm hiểu kết tử đồng hướng lập luận trong Tiếng Việt” (Luận văn Thạc sĩ – trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1994) của ThS. Trấn Thị Lan. Theo đó, tác giả đã tập trung tìm hiểu nhóm các kết tử đồng hướng: “vả lại, và, huống hồ, ngoài ra,...” [3] - “Tìm hiểu kết tử lập luận “nhưng” trong tiếng Việt” (Luận văn Thạc sĩ – Trường ĐHSPHN, năm 1994) của ThS. Nguyễn Minh Lộc. Tác giả đã làm rõ bản chất của kết tử “nhưng” thông qua phân tích đặc điểm của lập luận sử dụng kết tử qua hai phương diện: Đặc điểm của các thành phần luận cứ và kết luận và cấu trúc trúc lập luận sử dụng kết tử “nhưng” ở tất cả các dạng (dạng chuẩn và biến thể) trong các loại hình văn bản khác nhau.[4] - “Các kết tử lập luận “thật ra/thực ra/mà” và quan hệ lập luận” (Luận văn Thạc sĩ – Trường ĐHSPHN, năm 2000) của ThS. Kiều Tuấn. Đóng góp của đề tài là việc nhận diện kết tử “mà” ở hai phương diện là kết tử đồng hương và nghịch hướng. Ngoài ra, còn đưa ra cách phản lập luận thông qua các kết tử “thật ra/thực ra.” [8] - “Kết tử “vì” trong lập luận Tiếng Việt” (Tạp chí khoa học Việt Nam) của ThS. Nguyễn Thị Thu Trang. Trong đó, tác giả đã tập trung phân tích hoạt động của kết tử “vì” trong lập luận tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ

pháp và sự ảnh hưởng, chi phối của kết tử “vì” trong lập luận qua sự phân biệt kết tử hai vị trí và kết tử ba vị trí.[7] -... Chúng tôi nhận thấy kết tử lập luận là vấn đề nhận được sự thu hút nhiều của các nhà nghiên cứu bởi tính hay và độc đáo trong bản thân kết tử đó trong lập luận khi làm thay đổi tiềm năng của lập luận. Các công trình nghiên

3

cứu các tác tử lập luận chiếm số lượng ít hơn do số lượng các tác tử ít hơn và mức độ tiếp nhận khó hơn so với các kết tử. Trên cơ sở những công trình nghiên cứu về kết tử và tác tử lập luận, chúng tôi thấy chưa có đề tài nào khảo sát các kết tử và tác tử trong văn chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế chúng tôi lựa chọn đề tài “Kết tử và tác tử lập luận trong văn chính luận Hồ Chí Minh” . Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát và làm nổi bật vai trò lập luận của các kết tử mang tính chất dẫn nhập luận cứ và kết luận ; vai trò, hiệu quả làm thay đổi tiềm năng lập luận của các tác tử “đã, đã từng, những, chỉ, chỉ... có, mới, vẫn,...” trong phạm vi “Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí Minh” - Lữ Huy Nguyên tuyển chọn và giới thiệu, NXB Giáo dục, năm 1997. Đây là một đề tài hay, một vấn đề còn bỏ ngỏ và đủ điều kiện để triển khai thành khóa luận. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc khảo sát các kết tử và tác tử lập luận trong văn chính luận của Hồ Chí Minh, đề tài nhằm mục đích bước đầu khảo sát tần suất sử dụng các kết tử và tác tử trong các tác phẩm văn chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó phân tích các kết tử, cặp kết tử có vai trò dẫn nhập luận cứ và kết luận với các chức năng biểu thị khác nhau: mố quan hệ nhân – quả ; quan hệ giả thuyết – kết quả ; quan hệ tăng tiến ; quan hệ tương phản, tươn đồng ; ... Ngoài ra, phân tích được khả năng làm thay đổi tiềm năng lập luận

của các tác tử, cặp tác tử qua các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh với từng chức năng biểu thị: tác tử chỉ thời gian, chỉ số lượng, chỉ sự tiếp diễn,... Sau đó chỉ ra mối quan hệ giữa kết tử và tác tử trong lập luận của Hồ Chí Minh. Qua đó làm sáng tỏ nghệ thuật lập luận sắc bén của Hồ Chí Minh. Đồng thời qua đó nhận ra quan điểm, thái độ của Người đối với những vấn đề mà mình nhìn nhận thấy.

4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu Ứng với nội dung nêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Khảo sát các vấn đề lí thuyết có liên quan - Khảo sát các kết tử, tác tử lập luận trong văn chính luận Hồ Chí Minh - Bước đầu phân tích vai trò và hiệu quả sử dụng của các kết tử và tác tử lập luận trong văn chính luận Hồ Chí Minh để chỉ ra quan điểm, tư tưởng, thái độ đánh giá của Người trong các tác phẩm đó. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Kết tử và tác tử lập luận trong văn chính luận Hồ Chí Minh 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Kết tử và tác tử lập luận trong văn chính luận Hồ Chí Minh” trong phạm vi Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí Minh – Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn và giới thiệu), Nhà xuất bản giáo dục (1997) 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê - Phương pháp miêu tả - Phương pháp phân tích ngôn ngữ học - Thủ pháp so sánh đối chiếu 7. Cấu trúc của khóa luận

Khóa luận gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận Phần nội dung gồm hai chương - Chương 1: Cơ sở lí thuyết - Chương 2: Khảo sát kết tử và tác tử lập luận trong văn chính luận Hồ Chí Minh

5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Lí thuyết về lập luận 1.1.1. Khái niệm lập luận Theo giáo trình Ngữ dụng học của GS.TS. Đỗ Hữu Châu, “Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe (người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà người nói muốn đạt tới.” [1, 155] Công thức lập luận: p, q

r

1.1.2. Các thành phần lập luận Luận cứ và kết luận là hai thành phần chính trong lập luận. Trong đó, luận cứ (kí hiệu là p, q,...) được hiểu là những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe (người đọc). Luận cứ có thể là thông tin miêu tả hay một định luật, hay một nguyên lí xử thế nào đó. Còn kết luận (kí hiệu là r) được hiểu là đích mà người nói (người viết) muốn đạt tới. Kết luận có hai chiều hướng đối lập nhau, hoặc là phủ định hay khẳng định một ý kiến, một nhận định nào đó. Trong một lập luận, có thể có nhiều luận cứ nhưng kết luận chỉ có một. Kết luận có thể đứng trước hoặc đứng giữa các luận cứ; kết luận và luận cứ có

thể hiện diện (tường minh) hoặc có thể không hiện diện (hàm ẩn) mà thông qua ngữ cảnh ta rút ra được ý nghĩa hàm ẩn, không hiện diện đó. 1.1.3. Quan hệ lập luận Lập luận gồm hai thành phần chính là luận cứ và kết luận. Vậy, có thể nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa một (hay một số) luận cứ (p,q,...) với kết luận (r). Quan hệ lập luận được chia thành hai loại quan hệ: Thứ nhất, quan hệ giữa luận cứ và luận cứ trong một lập luận.

6

Trong một lập luận, các luận cứ có thể mang tính đồng hướng hoặc nghịch hướng. Các luận cứ mang tính đồng hướng là các luận cứ có ý nghĩa hỗ trợ, bổ sung cho nhau và cùng hướng đến một kết luận. Ví dụ: Chiếc xe này không những đẹp (p) mà còn rẻ (q) nên chúng ta sẽ mua nó. (p) và (q) là hai luận cứ mang tính đồng hướng vì cùng hướng đến một kết luận: mua chiếc xe đó Còn các luận cứ mang tính nghịch hướng là những luận cứ có ý nghĩa đối nghịch nhau và không cùng hướng về một kết luận. Và trong một lập luận có chứa những luận cứ mang tính nghịch hướng thì luận cứ đứng gần kết luận nhát sẽ có tính thuyết phục và có tính quy định cao nhất đích (kết luận) của lập luận đó. Ví dụ: (1): Áo này đẹp (p) và rẻ (q)

\=> mua (r)

(2): Áo này đẹp (p) nhưng đắt (q)

\=> không mua (r)

Theo đó, ở ví dụ (1), p và q là những luận cứ mang tính đồng hướng để cùng đi đến một kết luận Còn trong ví dụ (2), p và q lại mang tính nghịch hướng, luận cứ (q) có tác dụng lập luận cao hơn vì đứng ở gần kết luận r hơn, do vậy hai luận cứ không đi đến cùng một kết luận như ví dụ (1) mà do đặc tính lập luận cao hơn của luận cứ (q) đã quyết định đích của lập luận (2). Thứ hai, quan hệ giữa luận cứ với kết luận trong một lập luận. Một lập luận có thể có một hay nhiều luận cứ , tuy nhiên lại chỉ có duy nhất một kết luận. Kết luận trong lập luận có thể đứng ở vị trí đàu hay ở vị trí cuối. Giữa các luận cứ và kết luận thường được liên kết với nhau bởi một số yếu tố chỉ dẫn, có thể là quan hệ từ hay một số hư từ, phụ từ,.. đặc biệt đó chính là các kết tử và tác tử lập luận.

7

Ví dụ: (1) Vì trời mưa nên xe chúng tôi không thể đi được. (2) Xe chúng tôi không thể đi được vì trời mưa. “Vì” và “nên” chính là từ nối giữa luận cứ “xe chúng tôi không thể đi được” với kết luận “trời mưa”. Ở hai ví dụ, luận cứ và kết luận đã được đảo lại tuy nhiên ý nghĩa vẫn không bị thay đổi và được liên kết bởi kết tử lập luận. Quan hệ lập luận được đánh dấu bởi các chỉ dẫn lập luận (là những biểu thức mà nhờ chúng người đọc (người nghe) nhận ra được hướng lập luận và những đặc tính lập luận của các luận cứ. Chỉ dẫn lập luận đó chính là các kết tử và tác tử lập luận. 1.1.4. Vai trò của lập luận Lập luận có ý nghĩa, vai trò lớn trong cả đời sống và trong văn học.

Trong cuộc sống, lập luận giúp con người trình bày và triển khai luận điểm, biết nêu và giải quyết vấn đề, biết dùng những lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ điều mình muốn nói. Lập luận giúp con người gần gũi và hiểu nhau hơn, có được bản lĩnh thuyết phục người khác hướng về đích mà ta muốn đạt tới. Trong văn chương, lập luận là yếu tố không thể thiếu để thu hút độc giả. Dù trong bất kì thể loại nào, lập luận đều có ý nghĩa quan trọng. Lập luận giúp gắn kết ngôn ngữ văn chương với nhau mạch lạc, logic, rõ ràng hơn: lôi cuốn người đọc và giàu tính thuyết phục. Từ đó giúp cho người viết bộc lộ chủ kiến của mình bằng chiến lược trình bày các vấn đề để thu hút bạn đọc. 1.2. Lý thuyết về kết tử và tác tử lập luận 1.2.1. Lý thuyết về kết tử lập luận 1.2.1.1. Khái niệm “Kết tử lập luận là những yếu tố (như các liên từ đẳng lập, liên từ phụ thuộc, các trạng từ và trạng ngữ....) phối hợp hai hoặc một số phát ngôn thành một lập luận duy nhất. Nhờ kết tử mà các phát ngôn trở thành luận cứ hay kết

8

luận của một lập luận.” [1, 184] Ví dụ: “Vì hôm nay trời mưa nên chúng tôi không đi chơi được.” Ở ví dụ trên, “vì” và “nên” chính là các kết tử lập luận nối phát ngôn luận cứ “hôm nay trời mưa” và kết luận “chúng tôi không đi chơi được” 1.2.1.2. Phân loại Tùy thuộc vào quan hệ giữa các luận cứ và kết luận trong lập luận mà có các cách phân loại các chỉ dẫn lập luận khác nhau. Trong đó, các kết tử lập luận được chia thành các loại sau: - Dựa vào cấu trúc trong một lập luận: + Kết tử hai vị trí + Kết tử ba vị trí

- Dựa vào chức năng trong quan hệ lập luận: + Kết tử dẫn nhập luận cứ + Kết tử dẫn nhập kết luận - Dựa vào quan hệ giữa các luận cứ trong mọt lập luận: + Kết tử nghịch hướng + Kết tử đồng hướng

  1. Kết tử hai vị trí và kết tử ba vị trí “Kết tử hai vị trí là những kết tử chỉ cần hai phát ngôn là đủ tạo lập nên một lập luận, không nhất thiết phải có thêm một phát ngôn – luận cứ thứ ba (mặc dù vẫn có thể thêm một hay một vài phát ngôn – luận cứ bổ sung mang tính chất đồng hướng)” [1, 184] Ví dụ: Tôi ốm nên tôi không đi chơi được. Từ “nên” là kết tử hai vị trí, chỉ cần một phát ngôn – luận cứ (lí do: “Tôi ốm”) và một phát ngôn – kết luận “Tôi không đi chơi được” đã trở thành một lập luận (nguyên nhân – kết quả) “Kết tử ba vị trí là kết tử đòi hỏi phải có ba phát ngôn mới có thể hình

9

thành nên một lập luận.” [1, 185] Ví dụ: Chiếc váy này đẹp nhưng đắt nên tôi không mua. Lập luận trên có ba phát ngôn: (1) Chiếc váy này đẹp (2) đắt (3) tôi không mua Hai phát ngôn luận cứ được liên kết bởi kết tử “nhưng” và ba phát ngôn luận cứ và kết luận được nối với nhau bởi kết tử “nên”. Kết tử hai vị trí và kết tử ba vị trí có vai trò quan trọng trong lập luận, nó giúp liên kết các phát ngôn luận cứ với luận cứ, luận cứ với kết luận. Đòng thời, nhờ các kết tử này, chúng ta có thể nhận ra được tính chất của lập luận,

mang tính đồng hướng hay nghịch hướng.

  1. Kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận Tùy thuộc vào chức năng trong quan hệ lập luận, quan hệ giữa luận cứ với luận cứ hay luận cứ với kết luận, các kết tử còn được chia thành kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận. - “Kết tử có chức năng đưa một nội dung (hay một hành vi ở lời) vào làm luận cứ cho một lập luận được gọi là kết tử dẫn nhập luận cứ.” [1, 185] Đó là các kết tử như: vì, nếu, và, tại vì, lại, vả lại, hơn nữa, chẳng những... mà còn..., lại (lại còn),... - “Kết tử có tác dụng “nối” một nội dung (hay một hành vi ở lời) đóng vai trò kết luận cho lập luận với luận cứ thì được gọi là kết tử dẫn nhập kết luận.” [1,185] Đó là cá kết tử như: thì, nên, vậy nên, cho nên, vậy, dù thế nào cũng, dù sao cũng, vậy thì,.... Ví dụ: Vì hôm nay trời đẹp, hơn nữa được nghỉ học, nên chúng ta sẽ đi du lịch Trong lập luận trên, các kết tử “vì”, “hơn nữa” là kết tử dẫn nhập luận

10

cứ. Còn từ “nên” được coi là kết tử dẫn nhập kết luận.

  1. Kết tử đồng hướng và kết tử nghịch hướng Kết tử đồng hướng và nghịch hướng là sự phân chia dựa theo mối quan hệ giữa các luận cứ trong một lập luận. Kết tử đồng hướng bao gồm các từ như: và, hơn nữa, thêm vào đó, vả lại, lại còn, đã... lại... , chẳng những... mà còn... , huống chi, quả vậy, thật vậy,... Các kết tử đồng hướng kết nối những phát ngôn luận cứ mang tính chất bổ sung, hỗ trợ nhau để cùng đi đến một kết luận cuối cùng. Ví dụ: Chiếc áo này không những đẹp mà còn rẻ nên mình sẽ mua nó.

Cặp kết tử đồng hướng “không những... mà còn” đã nối hai phát ngôn luận cứ “đẹp” và “rẻ” mang tính chất bổ sung lẫn nhau để cùng đi đến phát ngôn kết luận “mình sẽ mua nó” Nếu như các kết tử đồng hướng có tác dụng nối kế các phát ngôn luận cứ mang ý nghĩa, tính chất tương đồng, bổ sung và hỗ trợ cho nhau thì ngược lại, các kết tử nghịch hướng lại được đặt giữa hai phát ngôn luận cứ mang tính chất trái chiều nhau. Tuy nhiên, trong một lập luận, phát ngôn luận cứ sẽ được sắp xếp theo mức độ tăng tiến, luận cứ nào đứng gần kết luận nhất sẽ mang giá trị quyết định lập luận lớn hơn phát ngôn luận cứ còn lại. Các kết tử nghịch hướng ta thường gặp như: nhưng, thế mà, thực ra, tuy nhiên, tuy vậy, tuy... nhưng,.... Ví dụ: “Mặc dù ngôi nhà này rất đẹp nhưng diện tích hơi nhỏ và giá cả đắt nên chúng tôi không thể thuê nó được” Kết tử “nhưng” nằm giữa hai phát ngôn luận cứ mang tính chất đối xứng nhau, vì thế mà “nhưng” còn được gọi là kết tử nghịch hướng. Xét ví dụ, ta thấy lập lập trên có ba phát ngôn (1) Ngôi nhà này rất đẹp (2) Diện tích hơi nhỏ và giá cả đắt

11

(3) Chúng tôi không thể thuê nó được Trong ba phát ngôn, phát ngôn (1) và (2) mang tính chất luận cứ, phát ngôn (3) mang tính chất kết luận. Phát ngôn (2) do đứng gần kết luận nên nó mang giá trị quy định tính chất của lập luận hơn phát ngôn (1). 1.2.1.3. Vai trò của kết tử lập luận Trong lập luận, các thành phần chỉ dẫn đóng một vai trò rất quan trọng, kết tử lập luận là một trong các thành phần chỉ dẫn ấy. Kết tử giúp lập luận có sự liên kết giữa các thành phần với nhau, có sự kết nối giữa các phát ngôn

luận cứ cùng với những tính chất của các phát ngôn luận cứ đó. Sự có mặt của các kết tử là dấu hiệu chứng tỏ phát ngôn đang gặp là một lập luận. Nghe được, đọc được các kết tử, người tiếp nhận sẽ chuyển ngay từ “tư cách pháp nhân” của hành vi ở lời nào đó sang tư cách pháp nhân của hành vi ở lời lập luận, chẳng hạn như người đọc, người nghe đang ở tư cách tiếp nhận thông tin miêu tả, hành vi hỏi, cam kết,... sang tư cách pháp nhân của người tiếp nhận một lập luận. Vì vậy, các kết tử lập luận không chỉ là những cú pháp thông thường mà còn là dấu hiệu của một hành vi ở lời trong ngôn ngữ nữa. 1.2.2. Lý thuyết về tác tử lập luận 1.2.2.1. Khái niệm Theo Đỗ Hữu Châu, “Tác tử lập luận là một yếu tố khi được đưa vào một nội dung miêu tả nào đấy sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả vốn có của nó.” [1, 180] Ví dụ: Phát ngôn (1) “Bây giờ 10 giờ.” (2) “Bây giời mới 10 giờ.” (3) “Bây giờ đã 10 giờ rồi” So sánh ba phát ngôn trên, cả ba phát ngôn đều cung cấp thông tin thông báo bây giờ là 10 giờ. Tuy vậy, ở phát ngôn (2) và phát ngôn (3), sắc

12

thái biểu cảm có sự thay đổi. Phát ngôn (2) với từ “mới” hướng tới kết luận “Vẫn còn sớm, cừ từ từ”, nhưng hoàn toàn khác, phát ngôn thư (3) cho một kết luận ngược lại khi dùng tư chỉ dẫn “đã” với ý muốn khẩn trương, muộn rồi. Hai từ ngữ mang tính chất chỉ dẫn “mới” và “đã” ấy chính là các tác tử lập luận. 1.2.2.2. Dấu hiệu nhận biết Tác tử lập luận là những hư từ, những tiểu từ tình thái (theo cách gọi

của ngữ pháp tiền dụng học) như: đã, rồi, mới, chỉ có, những, là ít, là nhiều, mới có, mỗi, một,... và thường đây là những tác tử có tác dụng dánh dấu những luận cứ đối nghịch về lập luận. Ví dụ: (1) Anh ấy chỉ có mười nghìn đồng. (2) Anh ấy có những mười nghìn đồng. Ở cả hai phát ngôn đều cho thông tin số tiền mà anh ấy có là mười nghìn đồng. Nhưng ở phát ngôn (1) với tác tử “chỉ” mang một săc thái biểu cảm khác dẫn tới kết luận số tiền anh ta có là ít. Ngược lại, phát ngôn (2) với tác tử “những” lại đưa đến kết luận số tiền của anh ấy như vậy là nhiều. Qua đó, ta có thể thấy, trong một lập luận, việc chêm xen các yếu tố chỉ dẫn, như các tác tử lập luận là rất cần thiết, phản ánh được thái độ đánh giá của người viết trong đó đồng thời giúp gắn kết các yếu tố ngôn ngữ trong lập luận tạo nên sự liên kết mạch lạc hơn. 1.2.2.3. Vai trò của tác tử trong lập luận Tác tử có vai trò quan trọng, nó làm thay đổi tiềm năng lập luận, làm cho lập mang mang thêm ý nghĩa tình thái, độc lập với thông tin miêu tả vốn có của nó. Việc chọn lựa các tác tử trong lập luận là rất quan trọng, còn tùy thuộc vào ngữ cảnh tại thời điểm xảy ra hành vi phát ngôn. Ví dụ (1) Chiếc bình hoa này chỉ có một trăm ngàn thôi. \=> Thái độ khen rẻ => Kết luận: mua

13

(2) Còn bé mà đã biết giúp đỡ mẹ rồi. Cháu thật là giỏi. \=> Thái độ khen ngợi (3) Chiếc bình hoa này những một trăm ngàn kia So sánh với phát ngôn (1) bên trên, ta có thể thấy sắc thái biểu cảm, thái độ đánh giá ở phát ngôn (3) lại mang một định hướng lập luận khác, nó mang tính chất tiêu cực hơn: thái độ chê đắt và hướng tới kết luận: đắt thì sẽ không

mua. Qua đó, ta có thể thấy rằng, việc chọn lựa các tác tử trong lập luận là rất quan trọng, còn tùy thuộc vào ngữ cảnh tại thời điểm xảy ra hành vi phát ngôn. 1.3. Văn chính luận Hồ Chí Minh 1.3.1. Thể loại văn chính luận 1.3.1.1. Khái niệm “Văn chính luận là loại văn bản thể hiện những chánh kiến, bộc lộ nhữn quan điểm chính trị, tư tưởng với những vấn đề xã hội nóng bỏng. Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đức.” [12] 1.3.1.2. Đặc trưng thể loại Phong cách chính luận nổi bật tính khuynh hướng, tính luận chiến, tính cảm xúc, rất gần gũi với giọng điệu, kết cấu và chức năng của lời diễn thuyết hay hùng biện. - Về phương tiện ngữ âm: Phát âm rõ, hùng hồn, đúng ngữ điệu. - Về phương tiện từ ngữ: Dùng lớp từ chính luận, chính xác - Về phương tiện cú pháp: Chính luận và tính chiến đấu, bảo vệ chân lý, kiên quyết chống lại những lời lẽ phản động và sai trái, nên căn cứ lý luận phải

14

vững chắc, rõ ràng, lời văn truyền cảm, có thể sử dụng các biện pháp tu từ. [12] 1.3.1.3. Phân loại Trước đây, văn chính luận được chia thành hai loại: Hịch và cáo Hiện nay, văn chính luận được phân thành nhiều loại nhỏ hơn: Lời kêu

gọi, Các báo cáo chính trị, Xã luận, Bình luận trên báo chí, phát thanh, truyền hình,... Văn chính luận còn được phân chia theo hình thức văn bản nói: diễn thuyết, phát triển, báo cáo, nói chuyện thời sự,... [12] 1.3.2. Văn chính luận Hồ Chí Minh Trong sự nghiệp văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh, văn chính luận có vai trò to lớn trong việc nắm bắt hiện thực cuộc sống và thể hiện những nội dung xã hội quan trọng, có liên quan đến vận mệnh dân tộc và sô phận cua mỗi con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh và xây dựng đất nước khổ cực. Tình cảm nhân đạo, tầm vóc, phong cách tuyên truyền của nhà cách mạng, nhà văn xuất sắc Hồ Chí Minh hiện lên rất rõ nét trong các tác phẩm văn chính luận của Người. Trong các trang viết của mình, Người đã sử dụng những hình ảnh chân thật, giọng điệu đanh thép cùng với những ngôn từ ngắn gọn, hàm súc, kết hợp với lối lập luận chặt chẽ, đưa ra những luận điểm, luận cứ, những dẫn chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến trong từng bài viết, dù là trong một bức thư, trong lời kêu gọi chiến sĩ đồng bào hay đến những bài báo, ấn phẩm . Trong nghệ thuật lập luận, Người đã sử dụng rất linh hoạt và sắc bén các lí lẽ, luận cứ và để các lí lẽ, luận cứ ấy có sức thuyết phục hơn, Người đã chêm xen vào đó rất nhiều các hư từ, phụ từ mang tính chất chỉ dẫn. Kết tử và tác tử lập luận là hai yếu tố trong các yếu tố đó. Khảo sát bộ sách ‘Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí Minh” - Lữ Huy

15

Nguyên tuyển chọn và giới thiêu, NXB Giáo dục năm 1997, có 69 văn bản chính luận tiêu biểu của chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động Cách mạng, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Với khóa luận này, chúng tôi sẽ bước đầu khảo sát các kết tử và tác tử

lập luận được sử dụng trong 69 văn bản chính luận có trong Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí Minh, Lữ Huy Nguyên tuyển chọn và giới thiệu, NXB Giáo dục (1997). Từ đó, chúng tôi sẽ tập trung phân tích các kết tử, cặp kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử ; các tác tử, cặp tác tử trong lập luận của Người nhằm làm rõ vai trò kết nối của các kết tử lập luận cũng như khả năng làm thay đổi tiềm năng lập luận của các tác tử lập luận. Qua đó, để thấy được nghệ thuật lập luận sắc bén trong quan điểm, tư tưởng của một vị lãnh tụ vĩ đại bảo vệ cho sự sống còn của nhân dân Việt Nam.

16

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT KẾT TỬ VÀ TÁC TỬ LẬP LUẬN TRONG VĂN CHÍNH LUẬN HỒ CHÍ MINH 2.1. Kết tử lập luận trong văn chính luận Hồ Chí Minh 2.1.1. Kết quả khảo sát

STT

Kết tử lập luận

Tần suất

Số tác phẩm xuất hiện kết tử

xuất hiện

lập luận

(lần)

1

191

Tất cả 69 tác phẩm

22

(1), (2), (7), (8), (11), (29),

Do

2

Song

(31), (36), (42), (51), (52), (62), (65), (68), (69)

3

Do đó

5

(25), (29), (33), (40), (55)

(5),(7), (8), (10), (11), (12), (13), (14), (16), (17), (18), (19), 4

để

225

(21), (22), (23), (24), (25), (27), (28), (29), (30), (31), (33), (34), (35), (36), (37), (39), (40), (42), (43), (45), (47), (48), (49), (50), (51), (52), (53), (54) (55), (56),(57), (58), (59), (60, (61), (62), (63), (64), (65), (68), (69)

17

STT

Kết tử lập luận

Tần suất

Số tác phẩm xuất hiện kết tử

xuất hiện

lập luận

(lần)

5

Sự thật thì

4

(60), (62)

50

(1), (3), (5), (6), (7), (10), (13),

Sự thật là

6

nên, cho nên

(16), (19), (22), (25), (31), (37) (39), (43), (55), (56), (69)

7

Vậy nên, vậy, như

54

(7), (10), (11), (12), (13), (14),

vậy, vì vậy

(16), (17), (18), (19), (25), (27), (31), (37), (39), (41), (43), (45), (47), (54), (55), (56), (59), (61), (66), (69)

Chẳng những... mà 8

còn...

28

(1), (3), (4), (13), (16), (25),

không những... mà

(26), (31), (40), (41), (47), (53),

còn...

(57), (66)

không phải... mà là.... ngoài ra... còn có... càng... càng...

9

Trái lại

7

(9), (13), (16), (40), (52), (66)

18