Tài khoản tiền gửi thanh toán là gì

Tài khoản tiền gửi thanh toán là một trong số những sản phẩm được chú ý của các ngân hàng tại Việt Nam. Loại tiền gửi này phổ biến nhờ vào những tính năng tiện lợi, phục vụ tốt cho nhu cầu của người dùng. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng tiềm hiểu về những tiện ích mà tài khoản tiền gửi thanh toán mang lại. Cụ thể hơn, chúng ta sẽ bàn về khái niệm, bản chất, công dụng của loại tiền gửi này.

Tài khoản tiền gửi thanh toán là gì


Tài khoản tiền gửi thanh toán còn được gọi bởi một cái tên phổ biến hơn là tiền gửi không kỳ hạn. Vậy loại tiền gửi này có gì khác biệt với loại tiền gửi có kỳ hạn mà mọi người thường sử dụng? Tên gọi có thể xa lạ nhưng nếu thường theo dõi phim truyền hình, điện ảnh của nước ngoài, bạn có thể thấy nhân vật trong phim thường thanh toán bằng cách ký séc. Ký séc chính là một trong những hình thức của tài khoản tiền gửi thanh toán. Đối tượng hướng đến của tiền gửi thanh toán là những cá nhân tổ chức kinh doanh. Loại tiền gửi này không chỉ tiện lợi mà còn an toàn nên được yêu thích bởi nhiều cá nhân tổ chức kinh doanh. Tiền có thể liên tục gửi đến tài khoản mà người dùng không bị giảm lãi suất.

Ưu điểm của tài khoản tiền gửi thanh toán

  • Tiền gửi thanh toán không yêu cầu người dùng về số dư tối thiểu trong tài khoản

  • Những tính năng của các loại tiền gửi khác như sms banking hay internet banking vẫn sẽ xuất hiện trên loại tài khoản này

  • Số lãi bạn nhận được từ loại tài khoản này sẽ không bị ảnh hưởng vì đây là lãi suất cố định

Khuyết điểm của tài khoản tiền gửi thanh toán

Điểm bất lợi của loại tài khoản này là nó chỉ dành riêng cho cá nhân tổ chức kinh doanh và lãi suất của nó thấp hơn nhiều so với tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn.

Công ty Cổ phần Chứng khoán DNSE (DNSE) là một công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động hợp pháp theo Giấy phép số 62/UBCK-GP ngày 30/10/2007 của UBCKNN, có trụ sở chính tại Tầng 6, Tòa nhà Pax Sky, 63-65 Ngô Thì Nhậm, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Địa chỉ Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 3, Toà nhà DAG Holdings, số 87A Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước khi sử dụng “Trang Web DNSE” , bạn cần đọc kỹ các thông tin tại Hợp đồng mở tài khoản, Điều khoản và điều kiện của DNSE, Điều khoản Dịch vụ và Chính sách Bảo mật của DNSE. Việc sử dụng Trang Web DNSE và các dịch vụ do DNSE cung cấp qua Trang Web DNSE đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với các điều khoản, điều kiện và các quy định liên quan tới việc quản lý và sử dụng Trang Web do DNSE đưa ra.

Trang Web DNSE chỉ phục vụ mục đích cung cấp thông tin, dịch vụ cho người sử dụng, không nhằm mục chào mời mua hay bán; hay dự định chào mua hay bán bất cứ sản phẩm tài chính, chứng khoán hay công cụ tài chính, hoặc để tham gia vào bất cứ giao dịch cụ thể nào mà những lời chào mời hay gợi ý, hay giao dich đó có thể là bất hợp pháp. Việc sử dụng thông tin có được từ Trang Web DNSE để thực hiện đầu tư là thuộc ý chí riêng và thuộc toàn quyền quyết định của người sử dụng; và DNSE, trong bất kỳ trường hợp nào, không có trách nhiệm pháp lý với việc sử dụng thông tin của người sử dụng.

Copyright © 2022 DNSE Securities - All Rights Reserved DNSE

1.Tài khoản thanh toán là gì?

Tài khoản thanh toán là tài khoản sử dụng cho việc thanh toán mở tại trung gian thanh toán.

Người sở hữu tài khoản thanh toán hoặc đại diện của người sở hữu tài khoản thanh toán là người sử dụng tài khoản thanh toán thông qua việc lập các uÿ nhiệm thu, chi để tổ chức quản lí tài khoản thanh toán (trung gian thanh toán) thực hiện việc nhập tiền vào tài khoản hoặc trích tiền từ tài khoản để chỉ trả. Trong quan hệ thanh toán qua trung gian, tài khoản thanh toán được phân chia làm các loại như sau: tài khoản bên trả tiền; tài khoản bên thụ hưởng thanh toán, tài khoản trung gian.

2. Quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán

Thứ nhất, tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán phải xây dựng quy trình nội bộ về mở, sử dụng tài khoản thanh toán và duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán. Hướng dẫn, thông báo công khai để khách hàng biết và giải đáp, xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán; (điểm I khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-NHNN)

Thứ hai,người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được quyền mở tài khoản thanh toán nếu như là người lao động có hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 hay có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc sử dụng thẻ. Người chưa đủ 15 tuổi và ngưòi hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự được mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ;

Thứ ba,đối với việc mở tài khoản thanh toán, khách hàng lập hồ sơ theo quy định, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc phương tiện điện tử đến ngân hàng. Ngân hàng phải kiểm tra, đôi chiếu, bảo đảm các giấy tờ trong hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định. Khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán, ngân hàng phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản (đối với trường hợp mở tài khoản thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật). Trường hợp cá nhân ở nước ngoài, ngân hàng không thể gặp mặt trực tiếp hoặc khách hàng là pháp nhân không phải gặp mặt trực tiếp người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản thì phải xác minh thông tin nhận biết khách hàng, bảo đảm xác minh được chính xác về chủ tài khoản sự chính xác về dấu (nếu có) và chữ ký của ngưòi người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản trên hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán;

Tuy nhiên, trong nhiều vụ án và vụ việc mất tiền gửi liên quan đến tài khoản ngân hàng trong những năm 2011 - 2019, đã xảy ra việc tranh cãi về trách nhiệm quản lý tiền trong tài khoản ngân hàng. Mộtsố ýkiến (trong đó có đại diện VietinBank tại phiên tòa ngày 10/01/2014 xét xử sơ thẩm Huỳnh Thị Huyền Như) cho rằng, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm đốì vớisốdư “tài khoản tiền gửi”, chứ không chịu trách nhiệm đốì vớisốdư “tài khoản thanh toán” của khách hàng.

Đó là quan điểm sai trái, vì “tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn”. Pháp luật cũng đã từng quy định rõ “tài khoản tiền gửi là tài khoản thanh toán”.

Từ năm 1994 đến năm 2020, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về tài khoản vẫn là “mở và sử dụng tài khoản tiền gửi” (trong đó có tài khoản thanh toán).

3. Đối tượng được mở tài khoản thanh toán

Về đối tượng được mở tài khoản thì trước năm 2017, Ngân hàng Nhà nước quy định các cá nhân và tổ chức được mở tài khoản nói chung, tài khoản thanh toán nói riêng tại các tổ chức tín dụng. Tuy quy định không chỉ rõ, nhưng trên thực tế mộtsốtổ chức không có tư cách pháp nhân như doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác vẫn được mở và sử dụng tài khoản.

Từ năm 2017 đến 28/02/2019, pháp luật quy định: hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, văn phòng luật sư, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân không còn được mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Đối với các trường hợp đã mở tài khoản thì kể từ ngày 01/3/2018 phải chuyển đổi sang hình thức tài khoản của cá nhân hoặc pháp nhân hoặc phải đóng tài khoản (khoản 2 Điều 4 Thông tư 32/2016/TT-NHNN).

Quy định trên trái với nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện công nhận tư cách pháp lý của các tổ chức không có tư cách pháp nhân như Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2015), Luật Doanh nghiệp năm 2020, ….

Đầu tháng 02/2018, tại Văn bảnsố05/2018, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) trả lời báo chí cho rằng quy định này, việc ngân hàng không mở tài khoản cho các tổ chức không có tư cách pháp nhân là gây khó khăn lớn, tiềm ẩn rủi ro pháp lý cho các tổ chức không có tư cách pháp nhân trong hoạt động, nhất là thực hiện pháp luật về thuế, giao kết hợp đồng; gây xáo trộn không đáng có trong xã hội, tôn kém về thời gian, chi phí; không phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.

Sau đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên quan điểm, ngoại trừ việc lùi thời hạn từ ngày 01/3/2018 đến ngày 12/02/2020 yêu cầu các tổ chức không có tư cách pháp nhân phải chuyển đổi sang hình thức tài khoản của cá nhân hoặc phải đóng tài khoản..

Tư cách giao dịch kể trên không chỉ áp dụng đôi với giao dịch tài khoản, mà cả việc vay vốn và các dịch vụ khác của các tổ chức tín dụng.

Đáng tiếc là đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nưốc lại sửa đổi đối tượng mở tài khoản thanh toán trở lại như cũ, tức là tổ chức không có tư cách pháp nhân vẫn là chủ thể mở và sử dụng tài khoản (khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2019/TT-NHNN).

4. Sự khác biệt giữa tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm

Điểm khác biệt

TK thanh toán

TK tiết kiệm

Mục đích sử dụng


Được dùng với mục đích thanh toán là chủ yếu. Số tiền có trong tài khoản khách hàng có thể thanh toán cho bất kỳ nhu cầu dịch vụ nào, chúng vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. Ngoài ra, khách hàng còn dùng cho việc chuyển khoản, nhận lương...

Được dùng với mục đích đầu tư sinh lời là chủ yếu. Khách hàng có thể nhận số tiền lãi này ngay khi gửi hoặc nhận định kỳ theo thỏa thuận.

Hình thức thẻ ngân hàng

Được sử dụng thông qua các loại thẻ thanh toán. Những loại thẻ thanh toán này có thể là thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ Mastercard, thẻ visa...sẽ hỗ trợ bạn thực hiện các giao dịch với ngân hàng.

Được ghi lại trong quyển sổ tiết kiệm. Tất cả hoạt động gửi tiền và rút tiền, lãi suất... đều được nhân viên giao dịch lưu vào sổ này và được bảo mật kỹ. Vì thế, bạn cần giữ gìn sổ tiết kiệm thật cẩn thận, tránh tình trạng mất cắp. Nếu mất bạn phải làm lại rất phí thời gian.

Cách rút tiền mặt

Bạn dễ dàng rút được tiền mặt, thậm chí chuyển khoản hoặc gửi tiền tại những cây ATM. Chỉ cần đến những trụ ATM gần nhất, không cần cùng ngân hàng mà bạn vẫn thực hiện các giao dịch nhanh chóng.

Tuy nhiên, khách hàng sẽ chịu một khoản phí nhất định khi giao dịch không cùng ngân hàng.

Người sử dụng không thể rút tiền tiết kiệm ở ATM mà phải đến ngân hàng để được thực hiện giao dịch.

Đây là điểm hạn chế của loại tài khoản ngân hàng này. Gần đây, để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng cũng đã kích hoạt và khuyến khích khách hàng dùng thẻ tiết kiệm đa năng để thuận tiện hơn cho người dùng.

Lãi suất áp dụng


Có lãi suất linh hoạt hơn. Do không có kỳ hạn nên khách hàng có bao nhiêu tiền thì sử dụng bấy nhiêu và được tính lãi suất không kỳ hạn. Tài khoản này có thể gửi tiền và rút tiền bất cú lúc nào có nhu cầu.

Có nhiều hạn mức thời gian tiền gửi cho người gửi tiền tiết kiệm lựa chọn và không giới hạn số lượng đăng ký mở tài khoản. Khách hàng sẽ phải phụ thuộc vào hạn mức đã đăng ký trước đó. Nếu rút tiền trước kỳ hạn, lãi được tính theo lãi suất không kỳ hạn.

5. Mở tài khoản thanh toán cho con 9 tuổi có được không?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới công ty luật Minh Khuê. Thắc mắc của bạn chúng tôi nghiên cứu và trả lời như sau:

Theo Khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định về đối tượng mở tài khoản thanh toán bao gồm:

- Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nammở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;

+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

- Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Mà theo Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên.

Như vậy thì trường hợp con bạn 9 tuổi được mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật (là cha, mẹ).

6. Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước có nhu cầu mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, lập và nộp hồ sơ cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (25 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) hoặc Trụ sở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán;

+ Bước 2:Trong vòng 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước giải quyết việc mở tài khoản thanh toán như sau:

a) Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán đầy đủ và hợp lệ, các yếu tố kê khai tại Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán khớp đúng với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán và thông báo cho khách hàng biết về số hiệu và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán;

b) Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, chưa hợp lệ hoặc còn có sự sai lệch giữa các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho khách hàng biết để hoàn thiện hồ sơ, gửi Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết theo trình tự quy định tại Bước 1;

c) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo lý do cho khách hàng biết.

- Cách thức thực hiện:

+ Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc trụ sở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi mở tài khoản thanh toán.

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản chính giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán kèm bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký (theo Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02) do người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản ký tên, đóng dấu;

+ Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ chứng minh tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp, gồm: điều lệ, quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

+ Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đăng ký làm chủ tài khoản và giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;

+ Bản chính hoặc bản sao văn bản hoặc quyết định bổ nhiệm và giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với Ngân hàng Nhà nước.

(Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì tổ chức mở tài khoản thanh toán phải xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Nếu giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định của pháp luật)

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: 01 (một) ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo, xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về số hiệu và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán.

- Lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán (đính kèm).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;

+ Thông tư số 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

+ Thông tư số 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của TT số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của NHNN Việt Nam hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán