Top 10 thương hiệu lớn nhất việt nam năm 2024

VOV.VN - Trong khi hầu hết các thương hiệu nội địa đều rớt hạng so với năm 2016 thì năm nay vẫn có 11 thương hiệu Việt lọt vào Top bình chọn.

Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á - một nghiên cứu toàn diện về nhận thức thương hiệu dưới góc độ người tiêu dùng mới được công bố bởi Tạp chí Campaign Asia-Pacific và dựa trên nghiên cứu độc quyền từ Nielsen cho thấy, những công ty lớn toàn cầu vẫn tiếp tục dẫn đầu danh sách Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa đã có nhiều cải thiện về nhận thức thương hiệu của họ. Theo báo cáo thường niên Top các thương hiệu dẫn đầu trong năm 2017 dường như không có sự thay đổi so với kết quả công bố năm 2016.

Top 10 thương hiệu lớn nhất việt nam năm 2024

11 thương hiệu Việt góp mặt trong danh sách Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á.

Theo đó, Samsung tiếp tục là thương hiệu dẫn đầu năm thứ 6 liên tiếp, về đích thứ 2 là Apple, kế tiếp là Sony ở vị trí thứ 3, Nestle xếp thứ 4 và Panasonic ở vị trí thứ 5. 5 thương hiệu còn lại trong top 10 các thương hiệu hàng đầu châu Á lần lượt là LG, Nike, Channel, Adidas và Coca-Cola. Trong đó, Coca-Cola là thương hiệu đã có sự bứt phá để góp mặt trong top 10 năm nay, trong khi đó, Canon - thương hiệu xếp hạng 8 năm ngoái, đã không giữa được phong độ của mình trong năm nay.

Mặc dù thị trường đôi lúc vẫn còn khó khăn và bất ổn cho sự phát triển của các doanh nhiệp, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đạt được những thành công nhất định.

Kết quả của báo cáo năm nay đã chỉ ra 11 thương hiệu Việt góp mặt trong danh sách Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á bao gồm Vietjet Air (đứng thứ 595), Viettel (596), Petrolimex (616), Vinamilk (621), Hảo Hảo (636), Chinsu (668), Trung Nguyên (693), Vietnam Airlines (716), Mobifone (736), Vietcombank (811) and P/S (905).

Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám đốc công ty Nielsen Việt Nam nhận định, Top 1.000 thương hiệu hàng đầu khu vực châu Á là những thương hiệu được người tiêu dùng ở khu vực châu Á nhắc đến khi được hỏi đâu là thương hiệu tốt nhất trong tâm trí của họ.

Cũng theo bà Quỳnh, các thương hiệu châu Á đang lớn mạnh dần lên và so kè cùng với các thương hiệu toàn cầu như Samsung, Apple hoặc Nestle. Các doanh nghiệp Việt Nam đã gặt hái được những thành công nhất định, khi đưa tên tuổi thương hiệu của mình vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và đặt dấu ấn ở tầm khu vực.

Tuy nhiên, kết quả năm nay lại thiếu đi sự tích cực so với bảng xếp hạng năm ngoái. Theo quan sát của Nielsen, hầu hết các thương hiệu nội địa đều rớt hạng so với kết quả năm 2016.

“Để giữ được động lực nhằm tiến đến thành công hơn nữa, điều quan trọng là các doanh nghiệp cần phải nỗ lực mạnh mẽ hơn để nâng cao hình ảnh thương hiệu, giữ vững niềm tin với người tiêu dùng, và tiếp tục mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất thì thương hiệu của họ sẽ có sự cải thiện rất lớn, thậm chí sẽ bước xa hơn trong sân chơi khu vực để vươn đến tầm cao quốc tế”, bà Quỳnh lưu ý.

Khảo sát Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á là khảo sát lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong năm, khảo sát này chỉ ra những thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao nhất trong khu vực.

Báo cáo kết hợp nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng tại 13 thị trường chủ chốt trong khu vực châu Á và bao gồm 14 hạng mục thương hiệu lớn, từ ngành hàng thức uống có cồn đến các dịch vụ tài chính, từ ngành hàng thiết bị điện tử tiêu dùng đến ngành công nghiệp xe hơi và hơn 70 ngành hàng nhỏ khác…/.

Sáng ngày 15/08/2023, Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu phối hợp Mibrand Vietnam - Agency chuyên sâu về tư vấn thương hiệu & nghiên cứu thị trường tổ chức diễn đàn "Brand Finance - Mibrand Vietnam Forum 2023".

Với chủ đề "Phát triển xanh – Cách tiếp cận phù hợp cho các thương hiệu Việt", sự kiện lần này không chỉ tôn vinh các doanh nghiệp nằm trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam mà còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chia sẻ những góc nhìn chuyên sâu về cách thức chuyển dịch xanh tại Việt Nam và trên thế giới.

Bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm nay cho thấy sự chuyển đổi mạnh mẽ về giá trị thương hiệu của các ngành tại nước ta. Trong đó, Viễn thông, Ngân hàng và Thực phẩm là những ngành có đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị bảng xếp hạng với tỉ trọng lần lượt là 31%, 30%, 10%...

Công nghệ (+105%), Ngân hàng (+47% ), Bán lẻ (+40%), Tiện ích (+58%), là những ngành tăng trưởng về giá trị thương hiệu nhanh hơn trong khi Viễn thông, Ngân hàng, Bất động sản và Thực phẩm là những ngành đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị thương hiệu toàn ngành.

Top 10 thương hiệu lớn nhất việt nam năm 2024

Đáng chú ý, Viettel ghi nhận mức tăng trưởng giá trị thương hiệu thêm 2% đạt 8,9 tỷ USD, trở thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 8 năm liên tiếp. Sự công nhận này là minh chứng cho những thành công của Viettel trong việc tạo dựng một thương hiệu uy tín và đáng tin cậy trong khu vực, bằng chứng là Viettel đạt điểm số rất cao trong các chỉ số đo lường phễu thương hiệu của Brand Finance, bao gồm "Mức độ quen thuộc", "Cân nhắc" và "Khuyến nghị" với điểm số rất cao là 9/10.

Khi đánh giá tiềm năng phát triển của Viettel tại Đông Nam Á và toàn cầu, một yếu tố quan trọng là việc Viettel đã nỗ lực mở rộng ra thị trường quốc tế. Viettel hiện đang kinh doanh tại 10 thị trường nước ngoài, trong đó các thị trường Campuchia, Lào, Burundi, Timor Leste, Myanmar chiếm số 1 về thị phần di động.

Top 10 thương hiệu lớn nhất việt nam năm 2024

Xếp ngay sau Viettel ở vị trí thứ 2 là Vinamilk , với giá trị thương hiệu đạt 3 tỷ USD và tăng 6% so với năm 2022. Theo báo cáo tài chính quý I/2023, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk đạt 13.954 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022, và lợi nhuận trước thuế đạt 2.312 tỉ đồng, hoàn thành lần lượt 22% và 22,1% so với kế hoạch năm.

Khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ hoạt động kinh doanh đã giúp Vinamilk duy trì uy tín và vị thế vững chắc của mình trong ngành Công nghiệp sữa Việt Nam trong hành trình phát triển kéo dài gần nửa thế kỷ.

Bên cạnh sự phát triển về hiệu quả kinh doanh, thành công của thương hiệu thực phẩm này có được là nhờ việc triển khai một loạt các giải pháp phát triển xanh những năm gần đây. Nổi bật là mô hình phát triển bền vững "Vinamilk Green Farm", kết hợp các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái tạo và công nghệ tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường, giảm lượng khí thải, sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo và bảo vệ hệ sinh thái.

Theo ông Alex Haigh, Giám đốc điều hành – Khu vực châu Á Thái Bình Dương của Brand Finance: "Thông qua các sáng kiến bền vững của mình, Vinamilk đã tạo ra nhận thức mạnh mẽ về cam kết bền vững giữa các bên liên quan một cách hiệu quả, thể hiện qua điểm số SPS (Sustainability Perceptions Score) cao nhất của Vinamilk. Điều này là kết quả của việc thương hiệu chủ động quảng bá và truyền thông rõ ràng về các sáng kiến và cam kết của mình. Toàn bộ nỗ lực đó đã giúp Vinamilk gia tăng giá trị thương hiệu."

Top 10 thương hiệu lớn nhất việt nam năm 2024

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, các thương hiệu ngân hàng tại Việt Nam đã chứng tỏ khả năng phục hồi trước những thách thức kinh tế bằng cách triển khai số hóa và cải thiện dịch vụ khách hàng.

5 trong số TOP 10 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam năm 2023 gọi tên các Ngân hàng.

Nền kinh tế Việt Nam đã phải đối diện với một khởi đầu khó khăn nửa đầu năm 2023 khi xuất khẩu suy giảm và lãi suất toàn cầu tăng.

Ghi nhận mức tăng trưởng giá trị thương hiệu chung là 47%, ngành Ngân hàng chiếm 30% tổng giá trị toàn ngành, với sự đóng góp vượt bậc của các thương hiệu Vietcombank (1.9 tỉ USD), Agribank (1.4 tỉ USD), BIDV (1.4 tỉ USD), Techcombank (1.4 tỉ USD), VP Bank (1.3 tỉ USD), MB (803.4 triệu USD), TPBank (424.9 triệu USD)…

Ngoài ra, 09 thương hiệu ngân hàng lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng của Brand Finance năm nay gồm có TPBank, LPBank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB), Eximbank, Ngân hàng Thương mại Kiên Long, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt và NCB.

Vietcombank là thương hiệu mạnh nhất trong bảng xếp hạng với xếp hạng sức mạnh thương hiệu cải thiện từ AAA lên AAA+. Giá trị thương hiệu tăng vượt bậc thêm 43% đạt 1,9 tỷ USD, tăng ba bậc lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng.

Đây là một sự thăng tiến rõ rệt, cho thấy những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ của Vietcombank đã thu hút được lòng tin của khách hàng.

Vietcombank đã triển khai một số sáng kiến kỹ thuật số vào cuối năm 2022, chẳng hạn như dịch vụ xác thực trước thanh toán và thanh toán xuyên biên giới có giá trị thấp với SWIFT (SWIFT GO). Ngoài những sáng kiến này còn có các chiến dịch ưu đãi khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số của Vietcombank.

Thông qua các hoạt động số hóa và chương trình ưu đãi, Vietcombank đã ghi nhận con số ấn tượng về lượng khách hàng tích cực sử dụng giải pháp kỹ thuật số là 88%, mức cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có giá trị thương hiệu tăng mạnh ở mức 69% đạt 1,4 tỷ USD và là thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất. Thương hiệu này cũng tăng sáu bậc lên vị trí thứ 7 và có xếp hạng sức mạnh thương hiệu cải thiện từ AA+ lên AAA-.

Giá trị thương hiệu của BIDV tăng trưởng phần lớn là nhờ sức mạnh thương hiệu được cải thiện khi thương hiệu liên tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm vừa qua. BIDV cung cấp sản phẩm kỹ thuật số hỗ trợ hoạt động hoạt động cho các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2022, thương hiệu này ra mắt sản phẩm cho phép doanh nghiệp kết nối và thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tiếp trên phần mềm quản lý của ngân hàng. Nhờ hợp tác với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ngân hàng này đã dẫn đầu nền tảng kỹ thuật số đầu tiên của Việt Nam dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Alex Haigh, Giám đốc điều hành khu vực châu Á Thái Bình Dương của Brand Finance, nhận xét: " Bất chấp những khó khăn thách thức về kinh tế, các thương hiệu ngân hàng tại Việt Nam đã thể hiện mức tăng trưởng vượt bậc trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam của Brand Finance năm nay. Chúng tôi thấy cam kết của họ đối với nhiệm vụ số hóa và nâng cao dịch vụ khách hàng đã mang lại kết quả. Chúng tôi cũng xin chúc mừng Viettel, Vietcombank và BIDV lần lượt đứng đầu bảng xếp hạng với thương hiệu giá trị nhất, mạnh nhất và tăng trưởng nhanh nhất".

Giá trị thương hiệu được hiểu là lợi ích kinh tế ròng mà chủ sở hữu thương hiệu sẽ nhận được thông qua cấp giấy phép cho thương hiệu trong thị trường mở. Bên cạnh đó, Brand Finance xác định sức mạnh tương đối của các thương hiệu thông qua thẻ điểm cân bằng gồm các số liệu đánh giá hoạt động đầu tư tiếp thị, vốn cổ đông và hiệu quả kinh doanh. Tuân thủ ISO 20671, đánh giá của Brand Finance về vốn cổ đông kết hợp với dữ liệu gốc trong nghiên cứu thị trường từ hơn 150.000 người tham gia phỏng vấn tại 38 quốc gia thuộc 31 lĩnh vực.

Việt Nam có những thương hiệu gì?

Kết quả của báo cáo năm nay đã chỉ ra 11 thương hiệu Việt góp mặt trong danh sách Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á bao gồm Vietjet Air (đứng thứ 595), Viettel (596), Petrolimex (616), Vinamilk (621), Hảo Hảo (636), Chinsu (668), Trung Nguyên (693), Vietnam Airlines (716), Mobifone (736), Vietcombank (811) and P/S ...null11 thương hiệu Việt vào Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Áwww.petrolimex.com.vn › bao-chi-viet-ve-petrolimex-va-xang-dau › 11-t...null