Tại sao ăn mì tôm lại nóng

Đi tìm thành phần gây nóng trong mì ăn liền

Show

Mì ăn liền là một loại thực phẩm thông dụng, tiện lợi và được nhiều người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đi sâu vào tìm hiểu sẽ thấy một gói mì ăn liền hoàn chỉnh thường bao gồm 2 thành phần chính là vắt mì và các gói gia vị đi kèm:

  • Vắt mì: thành phần chính là bột lúa mì chứ không phải từ bột củ khoai mì như mọi người thường nghĩ. Màu vàng được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ.
  • Gói rau sấy: hành lá, bắp ngô, cải thảo, cà rốt, bạc hà,…
  • Gói súp: muối; đường, bột ngọt, tiêu, ớt, tỏi  cùng các loại bột tôm, thịt gà, thịt heo,…
  • Gói dầu gia vị: dầu tinh luyện và trích ly tinh chất, mùi hương của hành tím, tỏi, ớt, ngò om…

Ở một số loại mì cao cấp sẽ có thêm gói thịt hầm hoặc các nguyên liệu sấy như tôm, trứng, thịt gà, thịt heo.

Theo y học hiện đại, không có thực phẩm nào là nóng hay lạnh, do đó, khó có thể nói thực phẩm là nguyên nhân gây nóng trong. Đối với y học cổ truyền, thực phẩm nóng không hẳn là nguyên nhân gây nóng vì cơ thể mỗi người lại có thể hàn (lạnh) và thể nhiệt (nóng) khác nhau, nên quan trọng nhất là cân bằng hàn – nhiệt với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Xét về mặt giá trị dinh dưỡng, trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (40g-50g); 13g -17g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal (tương đương 15% -17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).

Do đó, không có thành phần nào của mì ăn liền là “thủ phạm” gây nóng cho cơ thể. Chiếu theo phân nhóm thực phẩm thì mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc và sản phẩm chế biến, cùng nhóm với gạo/cơm, cháo, bún, phở, bánh mì …được coi là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn. Vì thế khi chế biến, bạn nên biến tấu, kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm thuộc nhóm khác để có bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.

Tại sao ăn mì tôm lại nóng

Mì ăn liền không phải là thủ phạm gây nóng

Với thành phần và hàm lượng dinh dưỡng chủ yếu như trên, mì ăn liền có thành phần tương tự như một bát bánh canh thịt gà hoặc một bát phở, nhưng rất ít người nói rằng ăn phở bị nóng trong hay mọc mụn. Có chăng là chế độ ăn của bạn chưa hợp lý và cân đối nên gây ra những sự xáo trộn quá trình chuyển hóa của cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vậy các phản ứng như cảm giác nóng, nổi mụn, bốc hoả có nguyên nhân do đâu?

Phần lớn là do các sai lầm trong lối sống. Nhiều người chỉ thích ăn các món ăn chiên rán (chế độ ăn uống không cân đối), đi kèm đó là sử dụng rượu bia, đồ uống có gas, có cồn, hút thuốc lá, thức khuya…Những sai lầm trên có thể làm rối loạn các quá trình chuyển hoá trong cơ thể, tạo ra những chất gây ảnh hưởng đến cơ thể hoặc làm thay đổi hormone, gây nên những triệu chứng nóng, nổi mụn, khó chịu, mệt mỏi..

Như vậy, có thể khẳng định rằng mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây ra nóng như nhiều người vẫn nghĩ. Thay vì lo sợ mì ăn liền gây nóng, nổi mụn bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng và hợp lý cùng lối sống, chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ. Đây được coi là chìa khóa để bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân nóng trong người 

Nóng trong - câu chuyện muôn thuở được lý giải bởi vô vàn nguyên nhân, trong đó những “chuyên gia dân gian” khẳng định mì ăn liền góp mặt vào danh sách “thủ phạm” gây nóng.

Với suy nghĩ tình trạng nóng trong không quá nghiêm trọng để đến chuyên gia, bác sĩ, nhiều người tự tìm hiểu nguyên nhân qua bạn bè, đồng nghiệp hoặc tham khảo thông tin trên mạng xã hội. Chính điều này đã dẫn đến không ít tình huống dở khóc dở cười.

Tại sao ăn mì tôm lại nóng

Như Ý (sinh viên năm nhất, TP.HCM) chia sẻ, trước khi từ quê Đà Lạt xuống TP.HCM nhập học, Ý không biết đến mụn bọc hay khô da. Thế nhưng đến cuối năm đầu đại học, lịch thi dày cùng thời gian ôn bài nhiều, nữ sinh 19 tuổi thường xuyên dùng mì ăn liền và sau đó gặp tình trạng nổi mụn.

Tại sao ăn mì tôm lại nóng

“Mụn lên nhiều và khó lặn khiến tôi lo lắng, mất tự tin. Sau thời gian ôn thi, nghe bạn bè nói mì ăn liền nóng vì chiên qua dầu nên tôi quyết nói không với món ăn này, nhưng tình trạng không cải thiện là bao”, Như Ý nhớ lại.

Không chỉ các bạn trẻ như Ý, nhiều phụ nữ làm nội trợ cũng trăn trở với vấn đề mì ăn liền gây nóng. Trường hợp của chị Hoài An (37 tuổi, Bình Thạnh, TP.HCM) là một trong số đó. Dù rất thích nhưng nghe đồng nghiệp nói mì ăn liền gây nóng, chị cũng hạn chế đưa món ăn này vào thực đơn hàng ngày.

Chị An và Như Ý chỉ là hai trong số những trường hợp kiêng mì ăn liền vì nỗi lo nóng trong người. Quan niệm này đa phần xuất phát từ “lời khuyên” của bạn bè và người thân trong gia đình. Một số khác tìm hiểu trên các trang mạng. Trong khi đó, không mấy người tìm đến chuyên gia hoặc bác sĩ để được tư vấn, thăm khám, giải quyết nguyên nhân gốc rễ của các dấu hiệu cơ thể đang cảnh báo.

Tại sao ăn mì tôm lại nóng

Nhiều người đánh giá thực phẩm nóng- lạnh và tình trạng “nóng trong người” dựa theo kinh nghiệm bản thân, mang tính truyền miệng. Tuy nhiên, khi phân tích tình trạng nóng trong, y học cổ truyền và hiện đại lại có góc nhìn khác nhau.

Y học cổ truyền chia thực phẩm thành bốn loại theo tính vị, bao gồm: Lương - ôn - hàn - nhiệt. Trong đó, phổ biến nhất có hai nhóm hàn - nhiệt dân gian thường gọi là thực phẩm nóng và lạnh.

Tuy nhiên, y học cổ truyền không so sánh giữa thực phẩm nhiệt hay hàn tốt hơn. Đồng thời, thực phẩm nóng không hẳn là nguyên nhân gây nóng, vì cơ thể mỗi người có thể hàn và nhiệt khác nhau. Người này ăn thực phẩm thấy xuất hiện tình trạng nóng, nhưng người khác có thể bình thường. Do đó, quan niệm thực phẩm tính nhiệt không tốt cho sức khỏe và cần hạn chế là thiếu cơ sở, dù vẫn được truyền miệng trong dân gian bấy lâu.

Chuyên gia y học hiện đại khẳng định không có thực phẩm nóng. Thể trạng, tình trạng chuyển hóa, sức khỏe, bệnh tật cũng như thành phần dinh dưỡng, liều lượng tiêu thụ sẽ quyết định mức độ tác động của thực phẩm. Theo quan điểm y học cổ truyền, nóng trong do phủ tạng yếu, các chức năng thải độc không hiệu quả, khiến chất độc tích tụ trong cơ thể. Trong khi đó, gan đóng vai trò chuyển hóa chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống, phân hủy chất béo, rượu và thuốc, kiểm soát lượng đường trong máu, dự trữ sắt... Khi chức năng gan suy giảm, độc tố tích tụ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa phát triển.

Tại sao ăn mì tôm lại nóng

Dưới góc nhìn của y học hiện đại, lối sống và thói quen ăn uống, yếu tố bệnh lý, chế độ sử dụng thuốc là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng nóng trong. Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích tác động vào quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể. Việc mất cân bằng trong chế độ ăn uống, quá lạm dụng một loại thực phẩm như đồ ăn cay nóng, tinh bột, thiếu chất xơ... đều có thể dẫn đến biểu hiện như nóng trong. Cuối cùng, yếu tố bệnh lý như nhiễm trùng, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp hay các loại thuốc như chống dị ứng, kháng sinh, giảm đau… cũng nằm trong nhóm nguyên nhân phổ biến gây nóng trong.

Tại sao ăn mì tôm lại nóng

Dù y học đã có những luận giải rõ ràng về tình trạng nóng trong, nhiều người vẫn cho rằng thực phẩm là nguyên nhân gây nóng, trong đó đứng đầu danh sách này thường có tên mì ăn liền. Món ăn quen thuộc của người Việt thường bị gắn mác gây nóng và nổi mụn do chiên qua dầu.

Lý giải về thông tin thành phần dầu chiên khiến thực phẩm này gây nóng hay nổi mụn, PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia và TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đều cho rằng điều này không có căn cứ khoa học.

Tại sao ăn mì tôm lại nóng

PGS.TS Lê Bạch Mai cho biết một gói mì ăn liền loại thông dụng (75 gram) chứa chủ yếu là chất bột đường (40-50 gram); 10-13 gram chất béo và thường không ít hơn 6,8 gram đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350 Kcal (tương đương 15-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày với người trưởng thành). Như vậy, lượng dầu trong mì ăn liền (10-13 gram) tương đương 4 miếng đậu rán hoặc nhỉnh hơn 1 gram so với một bát phở gà bình dân. Đồng thời, lượng tinh bột có trong mì ăn liền tương đương một bát phở gà bình dân, kém 30 gram bánh bao nhân thịt, hơn 20 gram so với bánh mì.

Thay vì lo sợ mì ăn liền gây nóng, người dùng hãy áp dụng chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng và hợp lý. Xem mì ăn liền như một loại thực phẩm cơ bản như cơm, bún, phở… và kết hợp cùng các nhóm thực phẩm khác như rau xanh, thịt, trứng khi chế biến để cân bằng dinh dưỡng.

Vậy tại sao có người ăn mì nổi mụn?

Câu hỏi muôn thuở này được các chuyên gia giải đáp do thói quen ăn mì đi kèm chế độ sinh hoạt không hợp lý, thức khuya, sử dụng thức uống có cồn... Những yếu tố không tốt hợp lại cùng thời điểm sẽ gây rối loạn quá trình chuyển hoá, hấp thu thực phẩm và có thể dẫn đến thay đổi về hormone mà biểu hiện là nổi mụn.

Bên cạnh đó, yếu tố độ tuổi cũng tác động gây mụn. Đơn cử như học sinh, sinh viên, độ tuổi này có hormone giới tính, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Ở một số trường hợp, da mặt phải tiếp xúc nhiều với mồ hôi, bụi bẩn làm tăng nguy cơ hình thành mụn.

Vì vậy, mì ăn liền không phải nguyên nhân gây nóng như nhiều người vẫn nghĩ. Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, thêm rau xanh, uống đủ nước, mỗi người nên thực hiện lối sống, chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ như ngủ đủ giấc, luyện tập điều độ và hạn chế căng thẳng. Đây được xem là chìa khóa để cơ thể khỏe mạnh.

Việc duy trì chế độ luyện tập đều đặn sẽ giúp tăng sức đề kháng, thiết lập hàng rào ngăn chặn tác nhân gây hại đến sức khoẻ. Vận động thường xuyên cũng giúp hệ thống xương, khớp, cơ quan chức năng vận hành trơn tru hơn. Đồng thời, hoạt động thể chất mang lại cảm giác hạnh phúc, thư giãn và ít lo lắng hơn.

Kết lại câu chuyện “nóng”, TS.BS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh: “Người có cảm giác nóng trong nên gặp chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn cách điều tiết ăn uống, sinh hoạt phù hợp với thể trạng, thay vì tin vào thông tin truyền miệng, không căn cứ”.