Tại sao ăn nhiều mà không hấp thụ được

Nhiều bạn quá gầy muốn tăng cân nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng, ăn nhiều mỡ, duy trì thói quen ăn đêm nhưng vẫn gầy nhưng đây lại là phương pháp sai lầm. Cùng đi tìm nguyên nhân tại sao bạn ăn nhiều mà vẫn gầy và phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn tăng cân một cách mạnh khỏe.

Lý do khiến bạn ăn nhiều mà vẫn không mập

Nhiều người than phiền rằng mỗi bữa họ ăn đến 4 bát cơm nhưng cơ thể vẫn ốm, số khác thì nghĩ rằng ăn nhiều thịt sẽ tăng cường lượng đạm bồi đắp cho cơ bắp hoặc ăn nhiều chất béo sẽ giúp cơ thể tăng cân nhanh.

Mọi người thường không biết rằng, mỗi ngày, tùy vào lượng năng lượng tiêu hao nhất định mà cơ thể sẽ hấp thụ một lượng tinh bột hoặc đạm nhất định. Do vậy, việc ăn quá nhiều đạm và chất béo sẽ dẫn đến tình trạng thừa chất, gây ra bệnh béo phì hoặc gút, còn tinh bột chỉ đủ để đáp ứng những hoạt động tối thiểu của cơ thể. Thêm vào đó, cơ thể chỉ có thể hấp thụ một cách tốt nhất khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, để tăng cân một cách lành mạnh, hãy bổ sung một cách đầy đủ và hợp lý lượng tinh bột, đạm, chất béo cùng với các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Khả năng hấp thụ kém

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi cơ thể có khả năng hấp thụ khác nhau. Vì vậy, có những người ăn rất nhiều nhưng không béo, lại có những người dù ăn ít nhưng cơ thể vẫn tăng cân liên tục.

Khả năng hấp thụ biểu hiện qua tính chất của phân và số lần đi ngoài. Những người có khả năng hấp thụ thức ăn kém thường đi ngoài phân sống, táo bón, tiêu chảy, đi nhiều lần trong một ngày. Thêm vào đó, những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, đại tràng cũng làm giảm khả năng hấp thụ của cơ thể.

Điều này có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh men tiêu hóa.

Chuyển hóa năng lượng cơ bản cao

Nếu như bạn đã ăn uống hợp lý và hệ tiêu hóa không bị rối loạn thì lý do là sự chuyển hóa năng lượng cơ bản.

Về khoa học, mức độ chuyển hóa năng lượng cơ bản là số năng lượng tiêu hao được dùng cho các hoạt động tối thiểu của cơ thể như tim đập, phổi thở. Mức độ chuyển hóa này ở mỗi người không giống nhau, người có mức độ chuyển hóa cao thường có biểu hiện: năng động, hoạt bát, khó ngồi yên một chỗ và thường say mê các môn thể thao. Chính vì sự tiêu tốn nhiều năng lượng vào chuyển hóa cơ bản nên những người này thường gầy và khi sờ vào da thì nóng hơn người béo, những người có mức chuyển hóa thấp.

Do gene

Ngoài ra, gene cũng là một trong những yếu tố khiến bạn ăn nhiều mà vẫn không béo lên.

Các nhà khoa học phát hiện những người nhẹ cân có nhiều biến thể của các gene nhưng lại không có gene Alk. genee này có ở vùng dưới đồi - vùng giúp não kiểm soát sự thèm ăn và cách chúng ta đốt cháy chất béo thừa trong cơ thể.

Để xem liệu Alk có giúp kiểm soát cân nặng hay không, các nhà khoa học đã loại bỏ gene này ở ruồi, chuột và phát hiện ra rằng mức độ chất béo trung tính, dạng có trong hầu hết thực phẩm và cơ thể chúng ta, đã giảm xuống. Những con chuột trở nên gầy hơn và không bị béo phì, mặc dù có cùng chế độ ăn với những con chuột khác.

"Chỉ 1% dân số có thể ăn thoải mái, không tập thể dục nhưng vẫn không bị tăng cân béo phì. Vùng dưới đồi của nhóm này không có gene Alk", tiến sĩ Josef Penninger, khoa di truyền y học tại Đại học British Columbia (Canada) nói.

Trả lời câu hỏi rằng liệu con người có thể loại bỏ gene Alk như chuột để giảm cân hay không, tiến sĩ Josef Penninger cho biết hoàn toàn có thể, nhưng khoa học kỹ thuật hiện tại chưa cho phép thực hiện điều đó.

Gene Alk không phải là gene mới mẻ với khoa học. Nó nổi tiếng là một gene gây ung thư, thúc đẩy sự phát triển của các khối u. Các dạng đột biến của gene Alk được tìm thấy trong ung thư phổi, ung thư lympho ác tính tế bào khổng lồ, u nguyên bào thần kinh (một loại ung thư não).

Mục tiêu của khoa học và y học trong tương lai là tạo ra thuốc ức chế Alk sử dụng trong điều trị ung thư và giúp giảm cân.

Tăng cân bằng cách nào?

Trước tiên, bạn phải xác định rõ lý do khiến mình không thể tăng cân. Nếu là do ăn uống hoặc vấn đề hấp thụ thì cần phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và men tiêu hóa. Còn nếu do mức chuyển hóa năng lượng cao thì bạn cần phải tăng cường nhiều hơn nữa chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sau đó, hãy xác định mình muốn tăng bao nhiêu cân và trong thời gian bao lâu.

Và dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia cho việc tăng cân:

  • Không bỏ bữa sáng: thói quen bỏ bữa sáng là điều rất không tốt cho cơ thể. Nếu như bạn bỏ bữa sáng thì điều này có nghĩa là từ 7h tối hôm trước cho đến 11h trưa hôm sau, bạn không hề bổ sung năng lượng cho cơ thể. Thêm vào đó, bạn còn thể mắc bệnh đau dạ dày do trong một thời gian dài dạ dày không có gì để co bóp.
  • Ăn nhiều bữa một ngày: mọi người thường cố gắng ăn nhiều trong một bữa nhưng thật ra dạ dày không thể tiêu hóa hoàn toàn một lượng lớn thức ăn trong cùng một lúc. Việc ăn dàn trải thành nhiều bữa sẽ giúp dạ dày tiêu hóa hiệu quả hơn, đồng thời còn tránh được hiện tượng khó chịu hoặc buồn ngủ sau khi ăn do bạn phải ăn quá no.
  • Ăn đa dạng: mặc dù các loại thực phẩm bạn hay ăn có thể đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng việc thay đổi khẩu vị sẽ làm bạn cảm thấy không bị nhàm chán và ăn ngon miệng, giúp men tiêu hóa tiết ra nhiều hơn.
  • Tập thể thao: đây là điều kiện không thể thiếu nếu bạn muốn tăng cân. Tập thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh và còn ép cơ thể phải hấp thụ nhiều hơn do bị tiêu hao năng lượng thông qua quá trình tập luyện. Hơn nữa, việc tập thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn có được cơ thể cân đối trong khi vẫn tăng cân.

Đối với các bạn nam, phòng tập thể hình là nơi lý tưởng để các bạn loại bỏ những mặc cảm vì thân hình nhỏ bé của mình. Còn đối với các bạn nữ, việc chạy bộ 15p mỗi ngày sẽ giúp các bạn có được thân hình thon thả, cân đối, nhưng lưu ý không nên chạy quá nhanh, vì điều này có thể khiến cơ bắp phải hoạt động với cường độ cao hơn bình thường, dẫn đến chân sẽ to ra.

Và thay vì tự bản thân tìm ra cách tăng cân cho mình, có thể dẫn đến nhưng phương pháp sai lầm và hậu quả không tốt, hãy tìm đến bác sĩ để có được những lời khuyên chuẩn xác và đúng đắn nhất.

Cập nhật: 25/05/2020 Theo Vietnamnet/tuoitre

Tại sao ăn nhiều mà không mập được coi là câu hỏi kinh niên, cũng là nỗi băn khoăn lớn của một số người nhất là những bạn trẻ đang trong giai đoạn dậy thì, phát triển cơ thể. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn thông tin này ngay dưới đây.

Tại sao ăn nhiều mà không hấp thụ được

Thực tế hiện nay đã cho thấy khi ăn nhiều chất béo hoặc uống sữa, việc duy trì thói quen ăn đêm là giải pháp hiệu quả và phổ biến nhất, thậm chí là các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc tăng cân trên thị trường hiện nay. Vậy nguyên nhân ăn nhiều mà vẫn không béo hoặc không tăng cân là do đâu:

1. Tại sao ăn nhiều mà vẫn gầy?

Các chuyên gia về dinh dưỡng đã chỉ ra rằng những người gầy không thể tăng cân được trước hết phải tìm hiểu kĩ càng nguyên nhân tại sao ăn nhiều mà không tăng cân để có giải pháp thật chính xác. Nếu bạn ăn hoài mà vẫn không mập thì có thể do bạn mắc phải một số bệnh lý, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân không tăng cân để điều trị theo sự chỉ dẫn của các bác sỹ, sau đó cải thiện chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt để cân nặng được cải thiện khoa học và lành mạnh nhất.

Tại sao ăn nhiều mà không hấp thụ được

Tuyệt đối bạn không nên lạm dụng các loại thuốc tăng cân khi chưa biết rõ nguyên nhân thực sự của nó. Về thực chất tăng cân không hề khó việc này đơn giản hơn rất nhiều so với vấn đề tăng cân. Để có thể tăng cân bạn cần hai yếu tố khách quan và chủ quan. Trước hết cần đảm bảo cân nặng của mình xem nó có thực sự đạt chuật hay không, bạn cần chú ý đưa năng lượng vào cơ thể của mình để nó về chuẩn cả chất lượng và số lượng. Cần lưu ý rằng không phải cứ ăn nhiều là tăng cân, thay vào đó cơ thể cần ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

Có 3 nhóm chất quan trọng bao gồm bột đường, chất béo và chất đạm. Bên cạnh đó các loại khoáng chất và vitamin cũng là những chất dinh dưỡng quan trọng mà bạn cần bổ sung. Vì thế, trong các bữa ăn hàng ngày bạn cần chủ động và ý thức được việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất này, nếu thiếu hụt bất kì thành phần nào cũng khiến cơ thể trở nên ốm yếu, mệt mỏi.

Thực tế hiện nay đã cho thấy rằng, có những người ăn rất nhiều thức ăn nhưng ăn xong vẫn k thể tăng cân bởi thậm chí là rất gầy, Nguyên nhân này là do quá trình háp thu thức ăn trong cơ thể. Khi thức ăn được hấp thu vào cơ thể sẽ trải qua nhiều quá trình, cụ thể là quá trình chuyển hóa như tinh bột chuyển hóa thành đường và các chất đạm thành axit amin, các chất béo chuyển hóa thành axit béo.

Tại sao ăn nhiều mà không hấp thụ được

Và lúc này, hệ thống enzyme – tức là men tiêu hóa sẽ là chất xúc tác để chueyern hóa thức ăn. Nếu như men tiêu hóa không đủ thì cơ thể bạn sẽ không được hấp thụ thức ăn. Và đấy là lý do tại sao ăn nhiều mà vẫn không mập.

Một khi cơ thể bị gầy mặc dù vẫn duy trì một chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học thì bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

2. Những sai lầm khiến ăn mãi mà k mập?

Ăn nhiều mỡ để béo

Có thể bạn chưa biết, không phải ăn mỡ nhiều là sẽ béo mà khi muốn tăng cân bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể cả về số lượng và chất lượng. Nếu bạn chỉ tập trung vào việc ăn nhiều các chất béo sẽ làm cơ thể mệt mỏi và khó tiêu hóa, đặc biệt là nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Những người gầy nếu muốn tăng cân cần phải bổ sung 4 nhóm chất thiết yếu như nói ở bên trên đó là tinh bột, đạm, vitamin và các loại khoáng chất để tránh tính trạng mất cân bằng dinh dưỡng.

Hơn hết là cần phải tăng cường bổ sung chất đạm, vì đạm chính là nguyên liệu giúp xây dựng cơ thể để tăng cân chắc khỏe, tăng từ hệ cơ bắp và bền vững.

Ăn liên tục và không bao giờ chăm sóc hệ tiêu hóa

Nếu bạn muốn tăng cân thì bắt buộc phải ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể cho các hoạt động hàng ngày. Vì thế mà nhiều người thường áp dụng việc ăn liên tục. Tuy nhiên những thứ bạn ăn chưa chắc đã cung cấp đủ năng lượng cần thiết nếu không biết cách chọn loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Tại sao ăn nhiều mà không hấp thụ được

Mà việc ăn liên tục sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tục, khó hấp thu và đến bữa chính thì bạn lại không ăn được nhiều.

Một trong những sai lầm nghiêm trọng hơn, đó là khi biết rằng hệ tiêu hóa của mình hấp thụ kém cần ăn nhiều để tăng cân, nhưng người gầy thì lại không chú trọng tới hệ tiêu hóa mà chỉ chăm chăm tới việc ăn gì, uống gì nên vẫn không thể tăng cân được.

Ngoài ra việc ăn đêm cũng là sai lầm phổ biến của nhiều người khi muốn tăng cân, cố tình ăn nhiều vào buổi tối để tăng cân nhưng đây là cách làm không khoa học bởi khi đó cơ thể cần được nghỉ ngơi, lại phải làm việc không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết.

3. Cách tính lượng Calo thích hợp để tăng cân an toàn và hiệu quả

Để có thể tăng cân, bữa ăn ăn của bạn cần được đặt ở mức 2.500 calo với các sửa đổi cho 2.000 và 3.000 calo. Có thể bạn đã quen với mốc 2.000 calo là mục tiêu tiêu chuẩn cho việc ăn uống hàng ngày của mình.

Tuy nhiên, 2.000 calo không phải là con số phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng tăng cân. Cân nặng, chiều cao, tuổi, giới tính và mức độ hoạt động hiện tại của bạn đều là những yếu tố để tính lượng calo bạn cần nạp vào.

Để tìm ra nhu cầu calo của bản thân để tăng cân, trước tiên bạn cần biết tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi (RMR) của mình. Đây là lượng calo mà cơ thể bạn cần để hỗ trợ lối sống ít vận động, không bao gồm tập thể dục. Khi bạn đã thiết lập RMR của mình, bạn có thể tính đến mức độ hoạt động của mình để tính toán chính xác hơn.

Tại sao ăn nhiều mà không hấp thụ được

Bước 1: Tính tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi của bạn (RMR)

Một cách đơn giản để tính tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi là nhân trọng lượng hiện tại của bạn với 12.

Ví dụ:

Nếu bạn nặng 150 pound (68 kg): 150 x 12 = 1.800 calo / ngày

Về mặt lý thuyết, đây là lượng calo bạn đốt cháy trong cả ngày, không bao gồm việc bạn có tập thể dục hay không. Bạn sẽ duy trì cân nặng hiện tại nếu bạn ăn nhiều calo này mỗi ngày.

Bước 2: Yếu tố mức độ hoạt động của bạn

Tùy thuộc vào mức độ bạn tập thể dục, bạn sẽ cần lấy tỷ lệ RMR và nhân nó với các số sau để có được ước tính chính xác hơn về lượng calo bạn đốt cháy hàng ngày.

Hoạt động nhẹ (tập thể dục nhẹ 1 đến 3 ngày / tuần): x 1,2

Hoạt động vừa phải (tập thể dục vừa phải 3 đến 5 ngày / tuần): x 1,4

Rất năng động (tập thể dục chăm chỉ 6 đến 7 ngày / tuần): x 1,6

Hoạt động nhiều (tập thể dục cường độ cao từ 6 đến 7 ngày / tuần): x 1,8

Siêu năng động (tập thể dục cực kỳ chăm chỉ 6 đến 7 ngày / tuần và một công việc thể chất): x 1,9

Ví dụ:

1.800 calo / ngày x 1,2 (hoạt động vừa phải) = 2.160 calo / ngày

Đây là lượng calo bạn cần ăn để duy trì cân nặng hiện tại nếu mức độ hoạt động của bạn không đổi.

Bước 3: Bổ sung nhiều calo hơn để tăng cân

Nếu bạn đang trong giai đoạn tập thể hình, tăng cơ hoặc nếu bác sĩ khuyên bạn nên theo một chế độ ăn kiêng tăng cân, bạn có thể đặt mục tiêu nạp thêm 5 đến 10% calo.

Ví dụ:

Để tăng thêm 5% calo: 2.160 calo / ngày x 1,05 = 2.268 calo / ngày

Để có thêm 10% calo: 2.160 calo / ngày x 1,1 = 2.376 calo / ngày

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ vì sao ăn nhiều mà không tăng cân. Để tăng cân hiệu quả và an toàn bạn cần thực hiện song song với việc tập luyện thể dục thể thao. Sử dụng các loại máy tập gym thường xuyên và đúng cách. Nếu bạn có bất kì thắc mắc cần tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900/6753 để được tư vấn cụ thể.

Sản phẩm khác : thiết bị phục hồi chức năng, máy tập thể dục công viên.