Tại sao bị chết não

Ở Mỹ và nhiều nước khác, về mặt pháp lý, người chết não được coi là không còn sống. Câu hỏi đặt ra ở đây là, bao nhiêu phần cơ thể họ sẽ tiếp tục hoạt động với sự trợ giúp của công nghệ và trong thời gian bao lâu?

Cô bé Jahi McMath, 13 tuổi đến từ Oakland, California (Mỹ) được tuyên bố đã chết não hồi tháng trước sau khi hứng chịu một biến chứng cực kỳ hiếm gặp do phẫu thuật amiđan. Gia đình Jahi đã đấu tranh để giữ cho con gái họ được dùng máy trợ thở, nhưng một thẩm phán đã ra lệnh tắt thiết bị hỗ trợ này vào tuần tới.

Sự việc đang làm sống dậy những tranh cãi về việc, liệu người chết não có thể coi là đã chết hay không và bao nhiêu phần cơ thể họ sẽ tiếp tục hoạt động với sự trợ giúp của công nghệ và trong thời gian bao lâu?

Tại sao bị chết não

Một người được coi là chết não khi anh/cô ta không còn hoạt động thần kinh ở bộ não hoặc cuống não, tức là không có xung điện nào được phát đi giữa các tế bào não. 

Một người được coi là chết não khi anh/cô ta không còn hoạt động thần kinh ở bộ não hoặc cuống não, tức là không có xung điện nào được phát đi giữa các tế bào não. Theo tiến sĩ Diana Greene-Chandos, giáo sư chuyên ngành thần kinh học và phẫu thuật thần kinh thuộc Trung tâm y tế Wexner, Đại học Ohio (Mỹ), các bác sĩ sẽ tiến hành hàng loạt cuộc kiểm tra để xác định liệu ai đó có bị chết não hay không. 

Một trong số các cuộc kiểm tra đó nhằm xem liệu đối tượng có thể tự xúc tiến việc thở của mình - một phản xạ rất căn bản do gốc não điều khiển. "Đó là thứ cuối cùng bị mất đi", bà Greene-Chandos cho biết.

Ở Mỹ và nhiều nước khác, một người được pháp luật công nhận là đã chết nếu anh/cô ta vĩnh viễn mất mọi hoạt động não (chết não) hoặc tất cả các chức năng hô hấp và tuần hoàn máu. Trong trường hợp của Jahi, 3 bác sĩ đã kết luận rằng cô bé bị chết não.

Tuy nhiên, hệ thống điện nội tại của tim có thể giữ cho cơ quan này đập thêm một thời gian ngắn sau khi một người bị chết não. Trong thực tế, theo giáo sư Greene-Chandos, trái tim thậm chí có thể đập bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, nếu không có máy trợ thở giúp luân chuyển máu và oxy, việc tim đập như thế này sẽ chấm dứt rất nhanh chóng, thường trong không đầy 1 giờ đồng hồ. Chỉ với máy thở, một số quá trình sinh học, kể cả các chức năng thận và dạ dày, có thể tiếp tục trong khoảng 1 tuần.

Kenneth Goodman, giám đốc Chương trình Đạo đức sinh học của Đại học Miami, nhấn mạnh rằng, việc duy trì các chức năng như trên không có nghĩa đối tượng còn sống. "Nếu bạn chết não, bạn chắc chắn đã chết. Nhưng với công nghệ, chúng ta có thể khiến xác chết làm một số thứ vẫn thường thực hiện khi bạn còn sống", ông Goodman nhấn mạnh.

Không có não, cơ thể sẽ không sản sinh những hoóc môn quan trọng, cần để duy trì các quá trình sinh học, kể cả chức năng thận, dạ dày và miễn dịch, trong thời gian dài hơn 1 tuần. Chẳng hạn như, hoóc môn tuyến giáp thiết yếu cho việc điều phối sự trao đổi chất của cơ thể và hoóc môn tuyến yên rất cần cho thận để lọc nước.

Áp huyết bình thường, vốn cũng thiết yếu đối với hoạt động cơ thể, thường không thể được duy trì nếu người chết não không được cho dùng thuốc huyết áp. Một người chết não cũng không thể duy trì nhiệt độ cơ thể của bản thân, nên cơ thể họ phải được giữ ấm bằng chăn, nhiệt độ trong phòng cao và đôi khi cả dịch truyền tĩnh mạch ấm.

Cơ thể của một người chết não thường không được hỗ trợ trong thời gian dài. Các bác sĩ đôi khi cung cấp sự hỗ trợ (dưới dạng máy thở, các hoóc môn, dịch, ...) trong nhiều ngày, nếu các bộ phận cơ thể họ sẽ được dùng để hiến tặng hoặc nếu gia đình cần thêm thời gian để nói lời vĩnh biệt.

Hiện chẳng có mấy nghiên cứu về việc cơ thể của một người chết não có thể được duy trì trong bao lâu. Các tranh luận về cái chết não đã bắt đầu từ những năm 1950 ở Pháp với 6 bệnh nhân được duy trì sự sống trong khoảng 2 - 26 ngày mà không có máu chảy về não. Điều này làm khởi phát ý tưởng rằng, "có lẽ còn một cách thứ hai để chết, vì những bệnh nhân này rốt cuộc sẽ chết". Trước đó, một người được coi là đã chết chỉ khi tim họ ngưng đập và họ ngưng thở.

Ngày nay, với máy trợ thở, các biện pháp tăng huyết áp và hoóc môn, về mặt lý thuyết, cơ thể của một người chết não có khả năng duy trì hoạt động trong một thời gian dài, có thể vô hạn định. Dẫu vậy, Greene-Chandos nói, theo thời gian, cơ thể của một người chết não ngày càng trở nên khó duy trì và các mô có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.

Tuấn Anh (Theo Live Science)

Tại sao bị chết não

Tại sao bị chết não

  1. Đời sống

Thứ Sáu, 25/11/2022 09:00 (GMT +7)

Thế nào là chết não?

Thứ 5, 07/11/2019 | 12:02:51 [GMT +7] A  A

Chết não là sự mất mát hoàn toàn chức năng não. Tim, phổi, hệ thần kinh trung ương... ngừng hoạt động, không thể phục hồi.

Bác sĩ Dương Văn Tâm, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết hệ thống MeSH của Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ định nghĩa "chết não" (brain dead) bao gồm chết cả cuống não. Cuống não nằm dưới đại não phía trước tiểu não, nhiệm vụ nối não bộ với tủy sống và kiểm soát các chức năng tự động chẳng hạn như hô hấp, tiêu hóa, nhịp tim và huyết áp. Đây gọi là sự mất hoàn toàn chức năng não, bao gồm hoạt động không tự nguyện cần thiết để duy trì cuộc sống.

Một người được coi là chết não khi hoạt động tim, phổi, hệ thần kinh trung ương ngừng hoạt động, không thể phục hồi, chỉ có các thiết bị hỗ trợ sự sống giúp cho các chức năng này tiếp tục hoạt động.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chết não như chảy máu não, chảy máu dưới nhện, viêm màng não, chấn thương sọ não... Bệnh nhân chết não hoàn toàn sẽ được trả về để gia đình an táng, hoặc gia đình có thể hiến tặng nội tạng của họ.

Tại sao bị chết não
Chết não là khi chức năng trung tâm cuống não, kiểm soát phản xạ thở, nhịp tim mạch, phản, xạ đồng tử và các phản xạ sống khác không còn nữa. Ảnh: Washington Post.

Thực tế, tại Việt Nam nói riêng và các nước phương Đông nói chung, khái niệm "chết não" (brain dead) vẫn còn khá mới mẻ, chưa có tiêu chuẩn và nguyên tắc cụ thể. Nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện có kết quả xét nghiệm điện não đồ phẳng, não kém, tổn thương cuống não, kèm theo đó là tình trạng vận động căng cứng, chân tay duỗi thẳng, không nhận thức, không phản xạ ánh sáng, cấu véo không đau... Tuy nhiên, cơ thể họ vẫn hoạt động, tim vẫn đập, vẫn có chức năng bài tiết, tiêu hóa... các bác sĩ vẫn chẩn đoán là "chết não".

Những trường hợp như vậy được hiểu là chết não không hoàn toàn, gọi đúng chuyên môn là "duỗi cứng mất não". Ví dụ người có tiểu não chết nhưng có một cuống não sống, khiến nhịp tim và nhịp thở vẫn tiếp tục hoạt động không cần sự giúp đỡ.

"Duỗi cứng mất não" là hậu quả của những tổn thương não rất nghiêm trọng, rối loạn thoái hóa thần kinh, rối loạn trao đổi chất hoặc bất thường bẩm sinh trong não bộ. Bệnh nhân duỗi cứng mất não có thể dẫn tới tình trạng sống thực vật hay hôn mê.

Hôn mê là trạng thái bất tỉnh kéo dài mà người đó không thể được đánh thức, không thể phản ứng một cách bình thường đối với các kích thích đau, ánh sáng hay âm thanh, mất đi chu kỳ thức - ngủ bình thường. Còn sống thực vật là người bệnh luôn tỉnh và mở mắt, tuy nhiên, họ bị mất hết ý thức, không có bất cứ phản ứng nào với mọi kích thích. Họ không nghe, không nói, không cử động, không ăn uống, vẫn có chức nặng bài tiết, tiêu hóa song họ không thể khống chế đại tiểu tiện. Toàn bộ những phản ứng bản năng của người thực vật vẫn được duy trì, bao gồm sự co bóp của tim, hơi thở, phản ứng ho, nuốt, hắt hơi. Một người thực vật có thể sống liên tục nhiều năm bằng nước, sữa và chất dinh dưỡng truyền qua ống thông.

Bệnh nhân bị "duỗi cứng mất não" thường được các bác sĩ trả về, không được chữa trị, sống thực vật trong nhiều năm. Song, theo Đông y, bệnh vẫn có thể điều trị để cải thiện chức năng vận động và các chức năng khác để duy trì nhận thức cũng như sự sống cơ thể. Cách điều trị là kết hợp các phương pháp tác động lên huyệt vị, kinh lạc như: điện châm, thủy châm, xoa bóp, bấm huyệt. Liệu trình điều trị liên tục nhiều đợt và phải kiên trì nhiều năm, kết quả không thể nói trước. Một vài bệnh nhân sau điều trị có thể đi lại vận động được, đồng tử tốt, có biểu hiện nhận thức.

Với tình trạng hôn mê, bệnh nhân sẽ được duy trì sự sống bằng nhiều cách như giữ thông đường thở, mở khí quản, đặt nội khí quản, thở máy (nếu cần), đảm bảo các chức năng tuần hoàn như dùng thuốc trợ tim, duy trì nhịp tim, duy trì nước điện giải, cân bằng kiềm toan, điều chỉnh huyết áp... Song, rất khó xác định bệnh nhân sẽ hôn mê trong tình trạng này bao lâu, có thể vài giờ, vài tháng, thậm chí vài năm.

Một số trường hợp của Việt Nam và trên thế giới ghi nhận hiện tượng bệnh đang hôn mê bỗng dưng tỉnh lại. Điều đó chỉ có thể gọi là sự kỳ diệu của y học chứ chưa thể giải thích.

Theo vnexpress.net

Ý kiến ()