Tại sao bổ sung kali khi dùng cordticoid

12 October, 2017 0 nhận xét Nhận xét

Tôi đang dùng thuốc trị huyết áp, lần này tôi phải dùng thêm cả thuốc lợi tiểu furosemid, thì thấy bác sĩ có cho dùng thêm kali. Xin hỏi kali có liên quan gì đến bệnh của tôi?

Nguyễn Thành Thông (Đông Anh)

Nhiều người bệnh tăng huyết áp phải dùng đến thuốc lợi tiểu như bác. Đối với người bệnh tăng huyết áp thì furosemid cũng là một trong những thuốc quen thuộc được bác sĩ cho sử dụng. Tuy nhiên, trong điều trị tăng huyết áp thì furosemid không phải là thuốc chính để điều trị mà phải phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác. Đây là một thuốc có tác dụng lợi tiểu mạnh và nhanh, nên ngoài tăng huyết áp có tổn thương thận thuốc còn được dùng trong điều trị phù phổi cấp, phù do tim, gan, thận và các loại phù khác...

Tại sao bổ sung kali khi dùng cordticoid

Tuy nhiên có một điều cần lưu ý khi dùng thuốc này là gây hạ kali huyết. Nếu hạ kali huyết nhẹ có thể không có triệu chứng nhưng nặng sẽ gây yếu cơ, đau cơ, bị chuột rút, táo bón, buồn nôn, nôn; Làm tăng nguy cơ hạ natri máu gây lú lẫn và co giật; Gây rối loạn nhịp tim (từ nhẹ đến nặng)... Điều này thường xảy ra ở người già và/hoặc suy dinh dưỡng, xơ gan kèm phù cổ trướng; bị bệnh mạch vành; suy tim và dùng đồng thời với các thuốc nhuận tràng, thuốc chống nấm amphotericin B, thuốc chữa hen theophyllin... trong những trường hợp trên người bệnh cần kiểm tra đều đặn kali huyết ngay trong tuần bắt đầu điều trị. Và trong quá trình sử dụng furosemid nên bổ sung kali bằng thuốc và ăn các loại thực phẩm giàu kali như chuối, cà chua, cam ...

Ngoài ra, một bất lợi khác cần đề phòng nhất là khi dùng liều cao, kéo dài và ở người giảm chức năng gan, thận là mất cân bằng điện giải với biểu hiện như: đau đầu, yếu cơ, tụt huyết áp và chuột rút, khát nước... Vì vậy, cần bù lại lượng nước và điện giải đã mất.

DS. HOÀNG THU THỦY

Theo Sức khỏe đời sống

Các bài gần đây

Những hành động giúp chống stress, trầm cảm hiệu quả

Ung thư vú liên quan tới mất cân bằng vi khuẩn

Nguyên nhân và cách chữa trị vô kinh

Phụ nữ có thai bị viêm họng dùng thuốc thế nào?

7 ngày khô hạn phải chữa hiếm muộn cả đời

Chống ung thư - Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Thu hồi thuốc Hoạt huyết dưỡng não không đạt chất lượng về thành phần

Những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn thiếu kẽm

    Corticoid là một loại thuốc hiệu quả trong điều trị nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài.

    1. Corticoid là gì?

    Corticoid (corticosteroid) là loại thuốc làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Thuốc cũng làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch.

    Vì corticoid giúp làm giảm sưng, ngứa, mẩn đỏ và các phản ứng dị ứng, thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị các bệnh như: hen suyễn, viêm khớp, lupus, dị ứng…

    Corticoid tương tự như cortisol, một loại hormon được sản xuất tự nhiên bởi tuyến thượng thận của cơ thể. Cơ thể cần cortisol để khỏe mạnh. Cortisol đóng vai trò chính trong một loạt các quá trình trong cơ thể, bao gồm chuyển hóa, đáp ứng miễn dịch và căng thẳng (stress).

    2. Một số bệnh lý lâm sàng có thể cần dùng corticoid

    Tại sao bổ sung kali khi dùng cordticoid

    3. Các loại corticoid?

    Corticoid có thể được dùng đường toàn thân hoặc tại chỗ.

    Đối với đường dùng tại chỗ, thuốc tác động đến một vùng của cơ thể với các dạng dùng gồm:

    - Kem bôi da.

    - Thuốc nhỏ mắt.

    - Thuốc nhỏ tai.

    - Dụng cụ hít tác động trên phổi.

    Tại sao bổ sung kali khi dùng cordticoid

    Ảnh minh họa: Sử dụng corticoid dạng hít. Nguồn: Internet

    Đối với corticoid tác dụng toàn thân, thuốc hấp thu vào máu và tác động đến nhiều bộ phận của cơ thể. Đường dùng toàn thân bao gồm: đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp.

    Đối với corticoid dùng đường đặc biệt: chích nội khớp, tiêm quanh nhãn cầu

    Lưu ý: tại Việt Nam, corticoid có thể có trong các sản phẩm như “thuốc gia truyền”, “cao, đơn, hoàn, tán” không nhãn mác…

    4. Tác dụng phụ khi dùng corticoid?

    Tùy thuộc vào đường dùng, liều lượng, thời gian điều trị và các loại hợp chất tổng hợp được sử dụng mà có nhiều tác dụng phụ khác nhau: ngắn là 7-14 ngày; dài là > 14 ngày.

    Tại sao bổ sung kali khi dùng cordticoid

    Ngày nay, việc sử dụng corticoid đang tăng lên rất nhiều mà có khi không cần bất kỳ đơn thuốc nào, mặc dù nó không phải là thuốc không cần kê đơn. Người bệnh và một số nhà thuốc đều xem corticoid là một thuốc giảm đau hiệu quả và do đó hay sử dụng thuốc khi có đau lưng hay đau khớp gối…Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các tác dụng phụ của việc sử dụng corticoid lâu dài.

    5. Suy thượng thận do lạm dụng corticoid

    Suy thượng thận là một trong những biến chứng đáng ngại nhất khi ngưng đột ngột corticoid sau một thời gian dài dùng thuốc.

    Triệu chứng gợi ý suy thượng thận thường không điển hình như chán ăn, buồn nôn và sụt cân. Một số trường hợp nặng có thể gây ra suy thượng thận cấp với hạ huyết áp, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị bù corticoid kịp thời.

    6. Các đối tượng đặc biệt cần cân nhắc khi sử dụng corticoid

    Corticoid là một loại thuốc hiệu quả trong điều trị nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra những nguy cơ cho sức khỏe. Một số đối tượng cần cân nhắc khi kê đơn corticoid:

    - Người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc các vấn đề về tăng huyết áp và loãng xương (phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nam giới).

    - Trẻ em có thể bị còi cọc. Corticoid cũng có thể làm cho tình trạng bệnh sởi hoặc thủy đậu nhiễm trùng nghiêm trọng hơn so với những trẻ không dùng corticoid.

    - Phụ nữ cho con bú thận trọng khi sử dụng corticoid. Thuốc có thể gây ra các vấn đề về tăng trưởng hoặc các ảnh hưởng khác cho em bé.

    Ngoài ra, một số tình trạng bệnh lý có thể bị ảnh hưởng do việc sử dụng thuốc này. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào dưới đây:

    - Herpes simplex nhiễm trùng ở mắt.

    - Bệnh lao.

    - Các vấn đề về dạ dày hoặc ruột.

    - Bệnh đái tháo đường.

    - Bệnh tăng nhãn áp.

    - Huyết áp cao.

    - Nhiễm nấm hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào khác.

    - Bệnh lý tim, viêm gan, tuyến giáp hoặc thận.

    - Mới trải qua phẫu thuật gần đây hoặc chấn thương nghiêm trọng.

    - Bệnh lý gây suy giảm miễn dịch.

    7. Một số lưu ý giúp giảm tác dụng phụ khi dùng thuốc

    Người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm thiểu tác dụng phụ do sử dụng corticoid sau khi trao đổi với bác sĩ điều trị

    - Sử dụng liều lượng thấp hoặc ngắt quãng.

    - Sử dụng corticoid tại chỗ nếu có thể.

    - Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

    - Ăn một chế độ ăn ít muối và/hoặc giàu kali.

    - Giảm liều từ từ khi ngừng điều trị nếu bạn đã sử dụng corticoid trong thời gian dài. Điều này cho phép tuyến thượng thận của bạn có thời gian để điều chỉnh.

    - Với thuốc corticoid đường uống: nên dùng thuốc sau bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa (kích ứng dạ dày).

    - Nên súc miệng bằng nước, không nuốt sau mỗi lần dùng thuốc corticoid dạng hít để tránh tác dụng phụ đau họng, nấm miệng.

    - Đối với thuốc corticoid bôi da: nên bôi một lớp mỏng trên vùng da bệnh, không bôi thuốc trên vùng da bị trầy xước.

    * Điểm mấu chốt

    Corticoid là loại thuốc chống viêm mạnh có thể điều trị các bệnh như hen suyễn, viêm khớp và lupus… Thuốc này bạn không nên tự ý mua và sử dụng vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

    Hãy trao đổi với bác sĩ về ưu và nhược điểm của thuốc corticoid, các tình trạng hoặc bệnh khác mà bạn mắc phải và cách giúp giảm thiểu tác dụng phụ.

    Tài liệu tham khảo:

    https://www.healthline.com/health/corticosteroids-what-are-they

    Trần Viết Thắng, Lạm dụng thuốc corticosteroid và suy thượng thận do corticosteroid,Thời sự y hoc,2019,tr.38-41

    DS. Lê Trương Quỳnh Ly

    - Khoa Dược, Bệnh viện Nhân dân 115