Tại sao cắt tay lại chết mà chặt tay không chết

Khi xem phim, nhất là những bộ phim kiếm hiệp cổ trang chúng ta thường thấy các nhân vật vì lòng trung thành mà thường có biểu hiện cử động chớp nhoáng trong miệng đang khép chặt, sau đó họ ngã vật ra và chết. Đó là họ đã cắn lưỡi – một trong những hình thức tự vẫn. Khi đó trong đầu tôi bỗng nảy sinh thắc mắc : “ Cắn lưỡi mà cũng có thể chết sao ? ” Bởi vì thỉnh thoảng sơ ý, tôi cũng hay cắn phải lưỡi khi ăn mà có làm sao đâu.

Bạn đang xem: Tại sao cắn lưỡi thì chết mà cắt lưỡi thì không chết

Vậy tại sao cắn lưỡi lại có thể tước đi sinh mạng một cách bất ngờ như vậy ? Góc tò mò xin giải đáp ngay sau đây.


Nội dung


Trước Hết, Chúng Ta Cùng Tìm Hiểu Lưỡi Là Gì ?


Hầu như động vật từ bậc có xương sống trở lên đều đã có lưỡi. Nói một cách tổng quan lưỡi là một cơ quan vị giác, đối với một số loài bò sát như rắn - lưỡi lại còn đóng vai trò là thính giác. Lưỡi là một khối cơ vân tuy mềm nhưng có độ dày hay dài nhất định, khá chắn chắn, bao phủ bên ngoài là lớp biểu bì có phân lớp, dưới biểu bì là các mô liên kết. Mặt trên cùng của lưỡi có nhiều nhú cảm giác ( hay còn gọi là chồi cảm giác ). Chính trong các nhú này có các cơ quan thụ cảm hóa học rất nhạy với các chất có trong những thứ chúng ta đưa vào miệng. Và tùy theo từng vùng được phân chia trên lưỡi mà sẽ có tương ứng với cảm giác về vị giác khác nhau : chua, cay, mặn, ngọt, đắng…

Và ít ai biết rằng, lưỡi ở cơ thể người chính là một hồ máu thu nhỏ. Bởi vì nơi đây chiếm nhiều nhất là các mạch máu – được phân bố rất dày đặc.


Tại Sao Cắn Lưỡi Lại Có Thể Chết?


Hành động cắn lưỡi có thể gây chết người. Nếu chúng ta cắn một lực đủ mạnh vào lưỡi thì sẽ làm vỡ , rách toạc toàn bộ hoặc phần lớn các mạch máu trong lưỡi, điều đó sẽ khiến chúng ta không cầm được máu mà chết. Cùng với đó, khả năng bị sặc khi máu chảy ra trong miệng quá nhiều cũng có thể gây chết người.

Chưa hết, khi cắn mạnh sẽ tạo ra một cơn đau rất lớn kích thích nhanh đột ngột gây tăng huyết áp, tim đập dữ dội. Điều này cũng sẽ khiến chúng ta dễ bỏ mạng.

Không chỉ cắn lưỡi, các tác động trên các bộ phận khác của cơ thể làm vỡ, rách động mạch đều nguy hiểm đến tính mạng vì sự mất máu nhanh chóng.

Tóm lại, chúng ta có thể chết vì cắn lưỡi là bởi mất máu quá nhiều cùng các yếu tố phụ kể trên.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Take Stock Là Gì, Nghĩa Của Từ Take Stock Trong Tiếng Việt

Nhưng trong cuộc sống, rất nhiều người cắn phải lưỡi vì vô tình chứ không hề có ý định tự vẫn. Nhưng thật may là đa số các trường hợp ấy đều cắn không đủ mạnh nên chỉ gây đau, chảy máu và tổn thương lưỡi chứ không làm mất mạng. Nhiều lúc tôi cũng hay cắn lưỡi ấy. Hú hồn !

Thậm chí nhiều quan điểm tâm linh cho rằng, cắn phải lưỡi cũng là một điềm báo. Có thể có ai đó đang nhớ tới bạn, hoặc vài ngày nữa sẽ có một điều gì đó bất ngờ ghé thăm. Nếu bạn đã lập gia đình thì trong nhà sắp có thêm thành viên. Nhưng cắn lưỡi cũng đi đôi với điềm dữ, không tốt. Riêng tôi thì thấy cắn trúng lưỡi đúng là xui xẻo thật, vì trong vòng nhiều ngày tới tôi sẽ phải ăn không ngon, uống nước cũng khó khăn. Trong miệng luôn có cảm giác rát, đau nhức – cái lưỡi gần như không thể cử động. Thật sự khó chịu, khổ sở vô cùng !...


Tại sao cắt tay lại chết mà chặt tay không chết


Khoa học tất nhiên sẽ không đồng ý với quan điểm tâm linh như trên, các chuyên gia cho rằng việc cắn lưỡi chính là một sự rối loạn thần kinh dạng nhẹ. Bình thường khi hai hàm răng khép lại, hệ thần kinh tự động ra lệnh cho lưỡi thu lại. Nhưng không có cái gì là hoàn hảo tuyệt đối, hệ thần kinh con người cũng vậy. Cao cấp đến mấy đôi lúc cũng mắc phải sai lầm. Nghĩa là đôi khi hàm răng đang khép xuống mà lưỡi vẫn còn nhô ra trước, chưa kịp thu lại.

Điều này xảy ra có thể do chúng ta sơ ý thiếu tập trung khi ăn hoặc nói chuyện. Cử động quai hàm khá nhanh mà không kịp định vị chính xác đúng thức ăn, lại đi nhai cái không nên nhai ấy.

Hoặc do căng thẳng, vội vàng, lo âu quá độ ( thậm chí khi chúng ta stress nếu ngủ mơ cũng có thể cắn lưỡi luôn ấy ). Tuy nhiên nếu không được giải quyết triệt để, tật cắn lưỡi khi lo lắng này cũng dễ trở thành thói quen – giống như vò đầu bứt tai chẳng hạn. Nhưng vò đầu bứt tai thì chả sao, còn cắn lưỡi thì lại có một kết quả khác không mong muốn.

Một lí do nữa liên quan đến răng hàm của bạn. Hàm răng không chuẩn, bị lệch, khớp cắn giữa hai hàm không chính xác hay răng mọc thưa… làm cho hai hàm trên dưới khép lại không đúng cách, tạo ra khoảng trống. Và não bộ chúng ta lúc này lại “ lanh chanh ” quá, nó nhận ra khoảng trống này và nhanh chóng ra lệnh tìm một cái gì lấp đầy. Nếu đồ ăn không kịp đưa vào thì chỉ có thể là lưỡi “ thế mạng ”.

Một việc cắn lưỡi vô tình tưởng chừng như gây đau đớn, bực bội thế kia thì ra lại có nguyên nhân buồn cười đến thế.


Cắt Lưỡi Có Thể Gây Chết Người Hay Không ?


Tại sao cắt tay lại chết mà chặt tay không chết


Cắt lưỡi cũng là một hình ảnh không tốt đẹp thường xảy ra trong các bộ phim hoặc tôi tin là đã có trong thực tế lịch sử xa xưa. Nếu cắn lưỡi là tự vẫn thì cắt lưỡi lại là một hình thức tra tấn man rợ, hoặc trừng phạt cảnh cáo đối phương. Điều gây bất ngờ là cắn lưỡi có thể mất mạng như chơi còn cắt lưỡi thì không. Lí do vì sao vậy ?

Là vì khi cắt lưỡi, nhát cắt sẽ chỉ làm đứt mạch máu theo một chiều cố định, chỉ làm chảy máu chứ không làm vỡ tất cả các mạch máu có trong lưỡi. Thậm chí, cắt lưỡi nếu làm nhanh và dứt khoát sẽ không gây đau nhiều, vì thế không kích thích đột ngột đến hệ thần kinh cũng như tim mạch bởi sự đau đớn tột độ .

Vào một ngày nọ, xe cấp cứu chở một bệnh nhân bị thương, trên cổ có một vết thương vừa dài vừa sâu. Mô thịt quanh vết thương lồi hết ra ngoài, máu đông xung quanh rất nhiều, nhưng không chảy máu liên tục và người thì vẫn còn ý thức. Ngay sau đó cảnh sát cũng xuất hiện.

Hoá ra người bị thương nọ là bảo vệ của một khu xưởng bị ăn trộm tấn công, không biết đã nằm đó bao lâu rồi, tới tận sáng khi có người vào xưởng đi làm mới phát hiện ra ông. Lúc nhập viện các bác sĩ ai cũng cuống quít chạy chữa, làm xong ai nấy đều cảm thán mạng ông bảo vệ này rất lớn, mà gã trộm kia chắc cũng bị nhiễm phim rồi.

Tại sao cắt tay lại chết mà chặt tay không chết

Trong phim hễ cầm kiếm xoẹt một đường ngang cổ là sẽ chết ngay

Từ nhỏ tới lớn chúng ta liên tục xem phim từ điện ảnh tới truyền hình, các phân cảnh giết người cắt cổ thường xuyên xuất hiện, ở phim cổ trang thì kề kiếm lên cổ xoẹt một cái là chết ngay; còn trong phim hiện đại thì kề dao vô cổ roẹt một cái, máu phun ra, người ngã xuống cũng chết ngay.

Vậy, cắt cổ có thật sự chết nhanh như vậy không?

Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu sơ về khí quan của vùng cổ.

Khí quản

Giữa cổ là khí quản, rất gần da, dùng tay chạm vào cổ di di tay một chút là chạm vào được, khi dao cắt vào cổ, nó sẽ cắt vào khí quan này trước tiên. Hầu hết chúng ta đều hiểu lầm rằng một khi khí quản bị cắt trúng, người sẽ lập tức tắt thở. Nhưng sự thật là ngược lại, khí quản bị cắt mở không những không gây chết người, mà có đôi khi nó còn được dùng làm biện pháp cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Tại sao cắt tay lại chết mà chặt tay không chết

Cắt mở khí quản là cách cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp

Tỷ như khi có di vật vô tình rơi vào khí quản, hoặc là mắc bệnh phù cổ họng, làm không khí trong khí quản không lưu thông được, nếu cấp cứu trễ sẽ dẫn đến nghẹt thở. Lúc này, tiểu phẫu mở khí quản là biện pháp cấp cứu duy nhất.

Đâm một ống chèn vào khí quản tương đương với việc thành lập một con đường hô hấp mới, có thể tranh thủ thêm thời gian để cứu người. Không ít bệnh nhân sử dụng thiết bị trợ giúp hít thở đều sử dụng con đường này.

Tuyến giáp trạng

Nếu nơi này bị thương, nó cũng không dẫn tới cái chết. Bởi vì có một vài người bệnh mắc bệnh tuyến giáp, bị cắt đi phần này cũng có thể sống bình thường.

Tại sao cắt tay lại chết mà chặt tay không chết

Tuyến giáp trạng, bộ phần thứ hai dao có thể tiếp xúc tới

Nhưng máu ở tuyến giáp khá nhiều, nếu sau khi bị thương không cấp cứu kịp, máu chảy ra từ đây có thể làm nghẽn khí quản, gây nghẹt thở.

Động mạch cổ và tĩnh mạch cổ

Động tĩnh mạch phần cổ chia ra nằm ở hai bên cổ, đối xứng nhau. Nếu cắt vào đây thì có thể sẽ làm bị thương tới động mạch hoặc tĩnh mạch.

Nếu tĩnh mạch cổ bị vỡ, tuy sẽ mất máu nhiều, dẫn tới sốc vì mất máu và chết, nhưng có thể chắc rằng đây là một quá trình rất dài, chứ không phải gây mất mạng ngay.

Tại sao cắt tay lại chết mà chặt tay không chết

Động tĩnh mạch nằm ở hai bên cổ

Động mạch cổ nếu bị cắt vỡ, máu sẽ phun ra ngoài, thậm chí nó còn phun ra theo nhịp đập của tim. Lúc này tốc độ mất máu sẽ tăng lên, nhưng muốn chờ tới khi lên cơn sốc cũng phải mất một lúc. Tuy vậy nếu lượng máu cung ứng lên não bị giảm mạnh thì cũng có thể gây ra tình trạng ngất xỉu.

Nếu mạch máu và khí quản ở cổ đồng thời bị cắt vỡ, một lượng máu lớn sẽ tràn vào khí quản gây ra tình trạng nghẹt thở. Như vậy khả năng gây ra cái chết cũng rất cao.

Xương cổ và tuỷ

Tuỷ là bộ phận yếu ớt nhất trong toàn bộ phần cổ lại còn là bộ phận quan trọng nhất. Nhưng cũng may mà nó được bảo vệ bởi xương cổ, bình thường thì dao sẽ không cắt được tới đây. Tuỷ thường chỉ bị thương khi va chạm mạnh, như ngã từ trên cao xuống hoặc tai nạn xe cổ.

Tại sao cắt tay lại chết mà chặt tay không chết

Tuỷ ở cổ một bị bị thương, nhẹ thì lập tức liệt nửa người, nặng thì sẽ chết. Từ góc độ này mà nói, các cảnh vặn gãy cổ trong phim, người bị vặn cổ ngã xuống chết ngay vẫn có căn cứ khoa học.

Kết luận: Khi cổ bị cắt, nguyên nhân gây ra cái chết chủ yếu là do mạch máu hai bên cổ bị vỡ và rất khó để gây ra cái chết lập tức mà thường là chết vì sốc mất máu hoặc máu tràn vào khí quản gây nghẹt thở đến chết. Người bệnh ở đầu bài may mắn là vì ông ấy bị thương ngay giữa cổ, còn một xíu nữa là chạm vào mạch máu hai bên.