Tại sao chỉ có thể chuẩn seo trên wordpress

Bạn không cần phải là một blogger hay content writer chuyên nghiệp mới có thể viết bài chuẩn SEO.

99% các bài viết chuẩn SEO trên trang WordPress đều có thể được tạo ra với sự trợ giúp của các plugin SEO như Yoast, Rank Math, All-in-one SEO,… Bạn chỉ cần làm theo các gợi ý mà plugin SEO đưa ra, hóa “xanh lá cây” hết tất cả các gợi ý là các plugin SEO sẽ chấm điểm cho bài viết đó là chuẩn SEO.

Nhưng nếu chỉ có như vậy thì liệu đã đủ để bài viết rank lên top 10 tìm kiếm của Google?

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách viết bài chuẩn SEO trong trang WordPress bằng cách đi sâu vào phân tích tại sao lại có các gợi ý đó từ các plugin SEO và đặt ra câu hỏi: liệu có phải lúc nào bạn cũng nên viết bài theo những gợi ý của plugin SEO không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc như vậy thì hãy đọc tiếp.

Tiêu đề – Title

“Cách viết bài chuẩn SEO WordPress từ A đến Z – Bác Sĩ SEO” là một tiêu đề.

“SEO là gì? Đọc một lần, nhớ suốt đời – Bác Sĩ SEO” là một tiêu đề.

“Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa TỐI THƯỢNG – Bác Sĩ SEO” là một tiêu đề.

Theo định luật 80/20, hơn 80% khách truy cập vào bài viết của bạn chỉ đọc mỗi dòng tiêu đề.

Và chỉ chưa đến 20% trong số đó đọc toàn bộ bài viết của bạn.

Tiêu đề – Title là thứ quan trọng nhất trong một bài viết, cho cả SEO và khách truy cập.

Eugene M. Schwartz – tác giả của kinh thánh copywriting (Breakthrough Advertising) – từng nói:

Tiêu đề chỉ có một nhiệm vụ – đó là dừng khách hàng mục tiêu của bạn lại và khiến họ đọc dòng thứ hai của mẩu quảng cáo.

Eugene M. Schwartz

Tiêu đề của một bài viết trên trang web cũng có nhiệm vụ tương tự.

Nếu một tiêu đề không thể dừng người đọc lại và khiến họ đọc dòng tiếp theo của bài viết thì toàn bộ bài viết đã thất bại, cho dù tiêu đề của bài viết đó có chuẩn SEO đến đâu.

Hãy nhớ, bạn viết bài, viết content là để cho chúng ta – con người – truy cập và đọc.

Khách truy cập luôn là ưu tiên hàng đầu, sau đó mới đến SEO.

Vì vậy, trước khi nghĩ đến việc tối ưu SEO cho title thì hãy chắc chắn là bạn đã tạo ra một tiêu đề đủ hấp dẫn để lôi kéo người đọc.

Tiêu đề chuẩn SEO lúc này sẽ là the icing on the cake, một lớp kem tuyệt đẹp phủ trên một chiếc bánh đã ngon sẵn. (chiếc bánh đã ngon sẵn = tiêu đề hấp dẫn, lớp kem tuyệt đẹp = SEO)

Phần khó nhất là làm sao để kết hợp cả hai yếu tố trên. Bạn phải luyện tập thật nhiều để không rơi vào tình trạng tạo ra một tiêu đề chuẩn SEO nhưng chán ngắt hoặc tiêu đề thu hút nhưng không chuẩn SEO.

Sau đây là tất cả những gì bạn cần để viết ra một tiêu đề chuẩn SEO cho website WordPress:

  • Đưa từ khóa quan trọng nhất của bài viết vào tiêu đề. Nếu có thể, hãy đưa từ khóa quan trọng nhất của cả bài viết ra đầu tiêu đề.
  • Đưa tên/thương hiệu của trang web vào cuối tiêu đề ở phía sau dấu phân cách nếu còn đủ khoảng trống. (nếu không đủ khoảng trống, tiêu đề sẽ hiện ra dấu ba chấm ở cuối tiêu đề và như vậy là tiêu đề không chuẩn SEO)
  • Bảo đảm tiêu đề có độ rộng không quá 600px, bao gồm cả dấu phân cách và tên/thương hiệu trang web.

Công thức của một tiêu đề chuẩn SEO là:

Tiêu đề chính (post/page title) + dấu phân cách + tên/thương hiệu website (site title)

Đây là một ví dụ về tiêu đề chuẩn SEO trên trang kết quả tìm kiếm khi bạn Google trên máy tính.

Tại sao chỉ có thể chuẩn seo trên wordpress

Và đây là trên điện thoại.

Tại sao chỉ có thể chuẩn seo trên wordpress

Tiêu đề nên chứa từ khóa quan trọng nhất của cả bài viết

Như đã đề cập.

Nếu bạn muốn viết tiêu đề chuẩn SEO, hãy khéo léo lồng ghép từ khóa quan trọng nhất của bài viết vào đầu tiêu đề.

Ví dụ:

Tại sao chỉ có thể chuẩn seo trên wordpress

Từ khóa quan trọng nhất của một bài blog/trang web còn được gọi là từ khóa chính.

Và nếu đã có từ khóa chính thì chắc chắn sẽ có từ khóa phụ.

Tìm hiểu thêm về từ khóa chính và từ khóa phụ trong bài viết này.

Đặt site title của website ở cuối tiêu đề

Bạn có để ý những ví dụ về tiêu đề ở phía trên không?

Bác Sĩ SEO chính là tên – site title của trang web này.

Và nó đều được đặt ở cuối tiêu đề.

Site title đóng vai trò quan trọng đối với mức độ nhận diện thương hiệu.

Nhưng chỉ có những thương hiệu cực lớn như Nike hay LOUIS VUITTON mới dám để site title ở đầu tiêu đề.

Tại sao chỉ có thể chuẩn seo trên wordpress

Ngay cả Grab cũng không dám đặt site title ở đầu tiêu đề.

Tại sao chỉ có thể chuẩn seo trên wordpress

Nếu là một thương hiệu có tiếng thì việc đặt site title ở đầu tiêu đề được coi là hợp logic.

Nhưng nếu là một thương hiệu hay doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách truy cập sẽ khó mà biết đến trang web của bạn.

Google luôn xem trọng những thứ xuất hiện ở đầu tiêu đề hơn là ở phía sau nó và từ đó xem xét mức độ liên quan của trang web cho từ khóa mà người dùng tìm kiếm.

Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy đưa từ khóa quan trọng nhất ra đầu tiêu đề của bài viết.

Nhưng cũng đừng làm vậy nếu bạn cảm thấy tiêu đề gượng gạo, không thuận miệng hay gây khó chịu cho người đọc.

Và tất nhiên là nhớ đặt tên trang web của bạn – site title ở cuối tiêu đề.

Tại sao chỉ có thể chuẩn seo trên wordpress

Bảo đảm độ rộng của tiêu đề không quá 600px

Bạn có bao giờ thấy một số kết quả tìm kiếm có dấu 3 chấm ở phía sau tiêu đề không?

Tại sao chỉ có thể chuẩn seo trên wordpress

Đó chính là những tiêu đề không chuẩn SEO vì độ rộng của chúng đã vượt quá độ rộng cho phép mà Google đã quy định cho tiêu đề.

Nếu độ rộng của tiêu đề vượt quá ngưỡng từ 580 – 600px, Google sẽ tự động cắt bỏ tiêu đề của bạn và thay bằng dấu ba chấm ở phía sau tiêu đề.

Sáng tạo ra một tiêu đề lôi cuốn người đọc là một công việc khó khăn. Nếu Google “ba chấm” tiêu đề của bài viết thì công sức của bạn coi như “công cốc”.

Nên nhớ, ngoài tiêu đề chính của bài viết, bạn phải tính đến cả độ rộng của dấu phân cáchsite title. Vì vậy, hãy lược bỏ những gì không cần thiết.

Hãy sáng tạo ra một tiêu đề súc tích, ngắn gọn, có độ rộng không quá 600px, đủ để truyền tải thông điệp của bài viết mà bạn muốn mang tới cho người đọc.

Nhưng làm sao để biết được khi nào tiêu đề của bài viết vượt quá 600px?

Rất khó để biết được đâu là ngưỡng 600px.

Theo Bác Sĩ SEO, một tiêu đề chỉ nên có khoảng từ 50-60 ký tự, bao gồm cả khoảng trắng, dấu phân cách và site title.

Đây là lý do tại sao bạn nên xây dựng website trên nền tảng WordPress để đơn giản hóa mọi vấn đề kỹ thuật liên quan đến SEO, điển hình như độ rộng của tiêu đề.

WordPress có một số plugin SEO như Yoast, RankMath, All in One SEO,… có thể giúp bạn xem qua bản demo của tiêu đề bài viết trong trang kết quả tìm kiếm trên cả điện thoại di động và máy tính.

Nếu bạn không biết cách cài đặt và thiết lập Yoast SEO, hãy đọc hướng dẫn cài đặt Yoast SEO chi tiết nhất 2021 chỉ dành riêng cho bạn.

Từ khóa – Keyword

Từ khóa có vai trò cực kỳ quan trọng trong SEO, là khởi đầu của quá trình viết bài chuẩn SEO cho website hay WordPress, là điểm bắt đầu của mọi content, mọi bài blog, mọi bài viết trên website.

Nếu không có từ khóa, bạn không thể biết được khách truy cập đang muốn tìm gì.

Nếu bạn không biết khách truy cập muốn tìm gì, bạn cũng không thể viết bài chuẩn SEO cho website.

Hơn nữa, mọi bài viết đều bắt đầu với tiêu đề.

Và thứ đầu tiên bạn cần để tạo ra tiêu đề chính là từ khóa.

Điều đó cũng đồng nghĩa với: không có từ khóa → không có tiêu đề, không có tiêu đề → không có bài viết.

Vì vậy, đừng đọc tiếp bài viết này nếu bạn chưa biết cách nghiên cứu từ khóa.

OK.

Giả sử bạn đã có sẵn danh sách từ khóa chuẩn SEO nhưng bạn chưa biết cách sử dụng.

Hãy đọc tiếp.

Bạn đã biết phải đưa từ khóa quan trọng nhất (từ khóa chính) vào đầu tiêu đề của bài viết.

Bạn đang tự hỏi:

“Nếu từ khóa này quan trọng như vậy thì có nên thêm từ khóa đó vào trong bài viết không? Nếu thêm thì thêm khoảng bao nhiêu lần?”

“Có nên đưa từ khóa chính vào các tiêu đề phụ không?”.

Câu trả lời cho 2 câu hỏi chính là tùy thuộc

Bạn có thể lồng ghép nhiều lần từ khóa quan trọng nhất vào bài viết một cách hợp lý, bao gồm cả tiêu đề phụ và trong nội dung của bài viết. Lưu ý là nó phải hợp lý, đừng spam từ khóa.

Spam từ khóa chỉ khiến cho bài viết lủng củng, khó đọc và còn có nguy cơ bị Google phạt vì tội spam từ khóa.

Tại sao chỉ có thể chuẩn seo trên wordpress
Đừng spam từ khóa!

Điều bạn cần nhớ ở đây là:

Hãy đưa từ khóa chính vào bài viết chỉ khi nào bạn thấy hợp lý.

Ngay cả khi số lần xuất hiện của từ khóa trong bài viết là bằng 0, nếu bạn cảm thấy nó không hợp lý thì đừng thêm vào.

Đây cũng là lý do vì sao bạn nên thu thập thêm một số từ khóa chínhmột bộ từ khóa phụ để làm đa dạng từ khóa trong bài viết phòng trường hợp bí ý tưởng khi viết bài.

Ví dụ: Bài viết “Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa tối thượng” có từ khóa chính là “nghiên cứu từ khóa” và một số từ khóa phụ như “cách nghiên cứu từ khóa”, “hướng dẫn nghiên cứu từ khóa”, “nghiên cứu từ khóa như thế nào”,…

Một người search Google với từ khóa “hướng dẫn nghiên cứu từ khóa” chắc chắn sẽ có cùng ý đồ tìm kiếm với người search “cách nghiên cứu từ khóa”.

Nếu bài viết của bạn thực sự hữu ích và có lồng ghép thêm một số từ khóa phụ liên quan đến chủ đề/từ khóa chính, bạn đã hoàn thành 80% của một bài viết chuẩn SEO cho website và WordPress.

Hình ảnh và alt tag

Hình ảnh đóng vai trò trực quan và tăng độ sinh động cho bài viết.

Vậy còn alt tag là gì?

Alt tag – hay còn được gọi là alt text (alternative text) là một thuộc tính trong ngôn ngữ HTML được áp dụng cho hình ảnh. Alt tag được dùng để mô tả hỉnh ảnh bằng văn bản, giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được nội dung của hình ảnh bằng văn bản thay thế.

Ví dụ:

Tại sao chỉ có thể chuẩn seo trên wordpress

Và đây là những gì mà google thấy từ hình ảnh trên:

<alt="ví dụ alt tag">

Vậy alt tag có cần phải được SEO không?

Tất nhiên là có.

Các công cụ tìm kiếm thường sẽ không tiêu hao quá nhiều tài nguyên mà chỉ chủ yếu dựa vào alt tag để phân tích nội dung và mức độ liên quan của hình ảnh cho từ khóa được nhập vào.

Vì vậy, chúng ta phải tối ưu alt tag cho hình ảnh để giúp bài viết thêm chuẩn SEO.

Nhưng tối ưu như thế nào?

Cũng giống như việc rải từ khóa trong bài viết, bạn không cần phải tối ưu “quá đà” bằng cách spam từ khóa vào các alt tag.

Nếu bạn muốn đưa từ khóa vào alt tag thì hãy đảm bảo là hình ảnh có nội dung liên quan đến từ khóa đó và chủ đề của bài viết.

Còn không, hãy mô tả alt tag đúng theo nội dung của hình ảnh, cho dù có phải thêm từ khóa hay không.

Mọi người thường hay tranh cãi về độ dài của một bài viết chuẩn SEO.

Có người nói độ dài không quan trọng, quan trọng là chất lượng nội dung của bài viết.

Có người lại nói độ dài rất quan trọng, vì Google rất thích bài viết dài. Bài viết dài còn cho thấy mức độ am hiểu vấn đề và trình độ chuyên môn của người viết liên quan đến chủ đề của bài viết.

Vậy ai đúng, ai sai?

Một bài viết nên có khoảng bao nhiêu từ để được gọi là một bài viết dài?

Theo Bác Sĩ SEO, một bài viết dài là một bài viết nên có trên 2000 từ.

Nhưng không phải chủ đề hay lĩnh vực nào cũng có thể được viết hơn 2000 từ.

Và không phải cứ viết một bài dài hơn 2000 từ thì bài viết đó chuẩn SEO.

Mọi người thường hay nhầm lẫn giữa một bài viết dài và một bài viết chi tiết.

Có những bài viết giới thiệu sản phẩm hay quảng cáo thì chỉ cần khoảng 500 – 900 từ đã được gọi là dài.

Có những câu hỏi vào thẳng vấn đề cần được trả lời chi tiết thì nên dài khoảng 1350 – 1500 từ – trong tiếng anh gọi là response post.

Chủ đề bao quát hơn response post một chút thì nên dài khoảng từ 1750 – 2000 từ – staple post.

Chủ đề cần một bài viết chuyên sâu, cực kỳ chi tiết thì nên dài khoảng từ 2500 – 4000 từ. Bài viết dạng này còn được gọi là pillar post.

Và dù bạn đang tạo ra bài viết ở bất kỳ dạng nào, hãy nhớ rằng: bạn muốn viết một bài chi tiết chứ không phải viết một bài dài.

Mọi thứ mà bạn viết đều phải liên quan mật thiết đến từ khóa chính và chủ đề của bài viết.

Nếu bạn viết những phần thừa không liên quan đến chủ đề của bài viết, Google sẽ tự động bỏ qua những phần thừa đó và công sức của bạn sẽ đi tong.

Một bài viết dài hơn 2500 từ lúc đó sẽ chỉ còn khoảng 600 – 700 từ trong mắt Google vì bạn đã viết những thứ không liên quan đến chủ đề, từ khóa chính của bài viết.

Vì vậy, hãy tạo ra một bài viết có nội dung chất lượng và chi tiết, đừng viết dài chỉ vì bạn muốn nó dài.

Nếu bài viết của bạn thật sự chất lượng nhưng nó lại quá dài, bạn làm gì để khách truy cập không cảm thấy chán ngán khi phải lăn chuột lên lăn chuột xuống chỉ để tìm lại câu văn hay đoạn văn cụ thể nào đó trong bài viết? Bằng cách sử dụng ý tiếp theo của bài viết này.

Chia bài viết ra thành từng phần nhỏ và tạo phần mục lục (table of contents) cho bài viết

Có bao giờ bạn mua một cuốn sách mà không thấy trang mục lục? Hay có bao giờ bạn thấy một cuốn sách không chia ra thành nhiều chương nhỏ hơn?

Làm sao để người đọc dễ “tiêu hóa” bài viết của bạn cũng như dễ dàng tìm thấy phần nội dung mà họ đang đọc dở?

Bằng cách chia nhỏ bài viết ra bằng các tiêu đề phụ và tạo table of contents cho bài viết, bạn sẽ giúp cho người đọc tìm thấy các phần nội dung mà họ muốn đọc một cách nhanh chóng hơn.

Bạn có thấy phần mục lục cùng với các liên kết tiêu đề phụ ở phần đầu bài viết này không? Nếu bạn click vào một trong các liên kết đó, bạn sẽ được chuyển ngay tới phần nội dung mà bạn đã click vào, rất tiện lợi.

Tại sao chỉ có thể chuẩn seo trên wordpress
Phần mục lục (Table of contents) của bài viết

Google cũng rất thích và ưu ái xếp hạng cho những bài viết nào có đầu tư vào phần mục lục. Vì vậy, không có lý do gì mà bạn lại không chia nhỏ bài viết của mình ra và tạo table of contents cho bài viết để bài viết xếp hạng cao hơn trên Google.

Nếu bạn không biết cách tạo phần mục lục (table of contents) cho bài viết trong WordPress, hãy đọc và làm theo các hướng dẫn trong bài viết này.

Liên kết ra ngoài trang và liên kết nội bộ

Liên kết ra ngoài trang là gì?

Liên kết ra ngoài trang còn được gọi là outbound links hay external links, là những đường dẫn từ trang web/bài viết của bạn trỏ đến một trang web/bài viết của tên miền khác.

Ví dụ.

Đây là một liên kết dẫn bạn đến trang Content Marketing Institute, nơi bạn có thể tìm hiểu mọi thứ liên quan đến content marketing.

Ở ví dụ trên, https://bacsiseo.com/cach-viet-bai-chuan-seo/ đã trỏ đến một trang web có tên miền khác là https://contentmarketinginstitute.com/

Đó chính là liên kết ra ngoài trang.

Vậy còn liên kết nội bộ?

Liên kết nội bộ còn được gọi là internal links, là những liên kết mà bạn tự trỏ đến những trang/bài viết khác trong chính website của bạn.

Ví dụ.

Đây là bài viết hướng dẫn bạn cấu trúc website chuẩn SEO của Bác Sĩ SEO.

Ở ví dụ trên, https://bacsiseo.com/cach-viet-bai-chuan-seo/ đã trỏ đến một trang có URL là https://bacsiseo.com/cau-truc-website-chuan-seo/

Đó là liên kết nội bộ.

Vậy liên kết ra ngoài trang và liên kết nội bộ ảnh hưởng như thế nào đến mội bài viết chuẩn SEO?

Hãy nghĩ như thế này.

Một liên kết nội bộ – internal links là một phiếu bầu cho nội dung của chính trang web đó.

Một bài viết không có bất kỳ internal links nào sẽ khiến Google nghĩ rằng bạn không tự tin về chất lượng của những phần nội dung do bạn tạo ra.

Và nó cũng giống như là bạn không tin vào chính bản thân mình vậy. Google sẽ không xếp hạng những người không tin vào chính bản thân mình cũng như trang web của người đó.

Vì vậy, nếu có thể, hãy thêm internal links vào bất cứ chỗ nào mà bạn thấy hợp lý.

Và điều này cũng được áp dụng tương tự cho liên kết ra ngoài trang – outbound links/external links.

Nếu một bài viết không có bất kỳ outbound links/external links nào thì cũng giống như bạn đào một cái hố rồi bạn tự chơi một mình.

Google chỉ thích những người hay đi kết bạn cũng như thích những bài viết có tương tác qua lại với những trang web/bài viết khác.

Vì vậy, hãy thêm liên kết ra ngoài trang nếu có thể.

Nhưng hãy đảo bảo là những trang web, bài viết hay nội dung mà bạn liên kết tới có cùng chủ đề.

Đừng rơi vào cái bẫy trao đổi links qua lại cho nhau.

Một blog về nấu ăn thì không nên trỏ tới một bài viết về bất động sản.

Một trang web về chứng khoán thì không nên trỏ tới một trang blog về fitness.

Hãy cho đi những links có giá trị, đừng phí phạm links.

Đọc bài viết này để biết cách nhận và cho đi những backlink chất lượng.

Một số thứ khác mà bạn cần phải lưu ý

Để viết một bài viết vừa hữu ích vừa chuẩn SEO, thật ra bạn chỉ cần 3 thứ:

  • Tiêu đề
  • Từ khóa
  • Hình ảnh/Video minh họa

Mọi thứ còn lại thường không liên quan nhiều đến nội dung của bài viết mà nó thuộc về On-Page SEO, kỹ năng viết của bạn và trải nghiệm mà website mang lại khách truy cập (user experience, UX).

Sau đây là một số thứ khác mà bạn cần phải lưu ý:

  • URL
  • Meta description
  • Meta tags
  • Liên kết dofollow và nofollow
  • CTA (Call to Action)
  • Font và size chữ dễ đọc
  • Đừng viết sai chính tả
  • Khoảng trắng và cách dòng giúp người đọc tập trung
  • Dấu chấm, dấu phẩy ngắt câu đúng chỗ

Đọc bài viết này để biết tường tận cách tối ưu SEO cho những thứ vừa nêu trên cũng như tối ưu SEO Onpage cho trang web.

BONUS: Viết 4 đoạn mở đầu của bài viết theo công thức AIDA

AIDA là công thức copywriting rất nổi tiếng. Theo đó, để “dụ” khách truy cập đi sâu hơn vào bài viết, bạn nên viết 4 đoạn mở đầu của bài viết trong WordPress theo công thức AIDA.

  • Attention – Gây chú ý, có thể kết hợp với một tiêu đề thu hút để lôi kéo khách truy cập đọc tiếp
  • Interest – Dùng số liệu, dẫn chứng có thực để khơi gợi sự quan tâm của khách truy cập
  • Desire – Khơi gợi mong muốn, khao khát tiềm ẩn
  • Action – Kêu gọi hành động

Tổng kết

Bạn có để ý không?

Hầu như Bác Sĩ SEO đều khuyên bạn không nên quá quan tâm đến SEO mà hãy chú trọng đến nội dung và chất lượng của bài viết.

Đó là bởi vì: cốt lõi của một bài viết chuẩn SEO là một bài viết mang lại giá trị cho những người quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn.

SEO cũng giống như những cây nến trên một ổ bánh kem.

Hãy tạo ra một bài viết hay (một ổ bánh ngon) trước rồi sau đó hẵng quan tâm đến SEO (mua nến) cũng chưa muộn.

Sau đây là tóm tắt những việc mà bạn cần làm để tối ưu SEO cho bài viết trên website:

  1. Tối ưu tiêu đề
    • Tạo ra một tiêu đề sáng tạo và lôi cuốn để thu hút người đọc click vào bài viết trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
    • Một tiêu đề chuẩn SEO sẽ có 3 thứ sau:
      • Tiêu đề chính (post/page title)
      • Dấu phân cách
      • Tên website (site title)
    • Đưa từ khóa quan trọng nhất của bài viết ra đầu tiêu đề.
    • Đặt tên website ở cuối tiêu đề ở phía sau dấu phân cách.
    • Bảo đảm tiêu đề của bạn có độ rộng (width) không quá 600px.
  2. Thêm từ khóa chính và từ khóa phụ vào bài viết một cách hợp lý.
  3. Thêm hình ảnh/video để tăng độ sinh động cho bài viết.
    • Tối ưu alt tag để mô tả nội dung hình ảnh bằng văn bản và thêm từ khóa vào alt tag một cách hợp lý.
  4. Hãy tạo ra một bài viết chi tiết và hữu ích cho người đọc chứ đừng tạo ra một bài viết lan man, dài dòng, nhàm chán.
  5. Thêm liên kết ra ngoài trang và liên kết nội bộ trong bài viết của bạn một cách hợp lý.
  6. Một số best practices khác như:
    • Hãy chọn một font chữ to và dễ đọc.
    • Tạo khoảng trắng và cách dòng trong bài viết giúp người đọc dễ “tiêu hóa” bài viết hơn.
    • Chấm, phẩy ngắt câu đúng chỗ, đúng lúc.
    • Đừng viết sai chính tả.
    • Sử dụng công thức AIDA để viết 4 đoạn mở đầu cho bài viết.

OK. Vậy là bạn đã biết cách viết bài chuẩn SEO cho WordPress nói riêng và website nói chung.

Tiếp theo là gì?

Đọc bài viết này để biết cách tối ưu Onpage SEO toàn tập hoặc đọc bài viết này để tìm hiểu về backlink.