Tại sao chú bán dầu qua cầu lại té

Bài hát Bắc Kim Thang được các trẻ em biết đến qua lời hát ru từ người lớn trong gia đình. Với ca từ dễ nhớ, bọn trẻ con đã lớn lên và xem bài hát như một phần tuổi thơ không thể thiếu. Thế nhưng chúng ta đã hiểu hết về ý nghĩa sâu xa của các câu hát đơn giản nhưng vui nhộn này chưa?

“Bắc kim thang, cà lang bí rợ

Cột qua kèo, là kèo qua cột

Chú bán dầu qua cầu mà té

Chú bán ếch ở lại làm chi?

Con le le đánh trống thổi kèn

Con bìm bịp thổi tò tí te tò te…”

Bài hát còn được biết đến với tên gọi “Bắt Kim Than” (nghĩa là bắt con ngựa màu đen). Bọn trẻ con nông thôn thường bày trò chơi với nhau mỗi lúc rãnh rỗi, vừa chơi vừa hát nghêu ngao trò khoèo chân. Tụi nhỏ thường rủ nhau từ 4 đến 5 đứa để cùng chơi trò này. Chúng nắm tay lại với nhau, bung ra thành vòng tròn, chân trái trụ vững, chân phải duỗi thẳng và gác lên chỗ tay của hai người đối diện đang nắm chặt. Tụi trẻ con vừa hát vừa xoay vòng, nghiêng người sao cho ai rớt chân xuống trước sẽ thành kẻ thua cuộc.

Tại sao chú bán dầu qua cầu lại té

Câu chuyện kinh dị đằng sau ý nghĩa của bài hát

Tùy vào độ sáng tạo, chúng có thể “nâng cấp” trò chơi thành các kiểu khác nhau nhưng nguyên bản vẫn là trò khoèo chân và chơi càng đông càng vui. Qua nhiều biến thể, bài đồng dao được truyền miệng nhau theo hướng đáng sợ như thế này:

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, tại một cù lao nhỏ ven sông, có hai anh bạn chơi với nhau rất thân. Một anh làm nghề bắt ếch về đêm, còn một anh làm nghề bán dầu (loại dầu lửa dùng để thắp đèn lúc bấy giờ) lúc rạng sáng. Hai người họ sống tách biệt với nhà của dân làng nên họ chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống tình nghĩa như anh em. Hằng ngày, họ phải đi qua một cây cầu khỉ – loại cầu nhỏ với hình dáng mộc mạc, sơ sài bắt qua sông để đến khu họp chợ làng.

Vì hoàn cảnh nghèo giống nhau, lại ít người thân nên họ nhanh chóng trở nên thân thiết với nhau hơn cả anh em một nhà. Một hôm, mẹ anh bán ếch do không đủ tiền thuốc thang, bệnh tình trở nặng qua đời. Anh bán dầu đã không hề quản ngại, tính toán liền phụ tiền ma chay để lo đám tang cho mẹ anh bán ếch. Anh bán ếch cảm kích tấm chân tình này nên tình bạn của họ ngày một thắm thiết hơn. “Cà, lang, bí rợ” là ba loại củ, quả có cùng họ dây leo.

Tại sao chú bán dầu qua cầu lại té

Ở miền Tây Nam Bộ, người dân thường sử dụng những giàn cột làm từ thanh tre dài, bắt chéo vào nhau để tạo thành một tam giác cân, từ “kim” trong “bắc kim thang” chính là ám chỉ giàn cột này để quả cà, khoai lang, bí rợ sinh sôi phát triển. Còn “Cột qua kèo là kèo qua cột” chính là muốn nói đến tình cảm giữa hai anh chàng bán ếch và bán dầu này, bền chặt như keo sơn, quấn quít và gắn bó với nhau như anh em một nhà. Vẫn như mọi ngày, anh bán ếch đi làm đêm để kiếm ếch cho phiên chợ buổi sáng, nhưng hôm nay anh phát hiện tiếng kêu thảm thiết từ phía đồng vang lên.

Vì tò mò, anh bán ếch liền đi tìm kiếm thì phát hiện bìm bịp và le le bị dính bẫy trên đồng. Hai con vật thấy bóng dáng anh liền ra sức van nài giúp đỡ và hứa sẽ đền đáp ơn này về sau. Vốn bản tính nhân từ, anh bán ếch vội tìm cách để cứu hai con vật đáng thương này ra. Biến cố bắt đầu từ đây… Vài ngày sau, như lời hứa cứu mạng lúc trước, hai con bìm bịp và le le tranh nhau đến nhà ân nhân để báo tin về đại họa sắp xảy ra. Chúng nghe được tin từ hai con ma da gần khúc sông hằng ngày hai người thường đi qua, bảo với nhau rằng: sẽ kéo chân cả hai người để thế mạng cho chúng đầu thai thành người.

Vì đôi bạn thân thường xuyên đi qua cầu vào lúc trời chạng vạng gần sáng nên đây chính là thời điểm phù hợp nhất để chúng ra tay. Cách duy nhất để thoát khỏi nạn này là trong vòng 7 ngày tới, cả hai đều không được ra ngoài vào lúc trời hửng sáng. Sau khi nghe được tin, anh bán ếch liền đem chuyện kể với anh bán dầu để bàn với nhau cùng nghỉ ở nhà một tuần vượt qua kiếp nạn. Trớ trêu thay, anh bán dầu lại không tin vào câu chuyện điên rồ và mê tín khiến anh bán ếch vô cùng lo lắng.

Tại sao chú bán dầu qua cầu lại té

Bìm bịp và le le liền hiến kế, anh bán ếch cứ viện cớ nhân ngày giỗ mẹ mình mà rủ anh bán dầu ở lại để ăn tiệc. Anh bán ếch cố tình chuốc cho say để bạn mình quá giờ đi bán. Cứ thế, hằng ngày anh bán ếch đều tìm mọi cách, viện mọi lý do nhất quyết không để anh bán dầu ra ngoài vào lúc sáng sớm. Đến ngày cuối cùng trong kì hạn, vì quá mệt mỏi nên anh bán ếch đã ngủ quên, còn bạn mình đã tỉnh từ lúc nào để sửa soạn đồ mang ra chợ bán.

Chẳng may lúc đi sang cầu, tụi ma da đã làm phép khiến cây cầu khỉ vốn dĩ chông chênh nay lại thêm trơn trượt, và thế là anh bán dầu sảy chân té nhào xuống sông mà chết. Câu hát “Chú bán dầu qua cầu mà té” cũng chính vì cái ngày định mệnh ấy. Anh bán ếch tỉnh dậy không thấy bạn đâu, biết chắc sự việc chẳng lành lòng đau đớn nhưng không dám ra ngoài do chưa hết hạn của tụi ma da. Đến sáng hôm sau anh mới dám ra khúc sông ấy vớt xác bạn lên:

“Chú bán ếch ở lại làm chi?” Thấy ân nhân lòng đau như cắt vì cái chết của bạn, bìm bịp và le le vội vã bay đến cất tiếng kêu ai oán như kèn trống đám ma tiễn đưa linh cữu người bạn xấu số. “Con le le đánh trống thổi kèn. Con bìm bịp thổi tò tí te tò te…” Đó cũng chính là hai trong số những giả thiết về tình tiết và nguồn gốc câu chuyện “Bắc Kim Thang” mà dân gian ta đã truyền tai nhau suốt bao đời qua. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có lời khẳng định hay minh chứng nào cho những câu chuyện trên.

Tại sao chú bán dầu qua cầu lại té

Bài hát vẫn được người lớn truyền miệng cho lũ trẻ con trong nhà từ đời này sang đời khác và gây ra không ít hoang mang, thắc mắc về ý nghĩa thật sự của nó. Còn bạn đã được nghe câu chuyện nào khác về “Bắc Kim Thang” chưa?

. Nhà họ dựng trên một cù lao nhỏ ven sông, tách biệt với làng xóm, muốn đi vào chợ làng phải đi ngang một cây cầu khỉ vắt vẻo. Do hoàn cảnh đơn chiếc, nên hai anh cũng thân thiết với nhau.Có lần vì mẹ già của anh bán ếch bệnh mà không có tiền chạy chữa nên qua đời, anh bán dầu liền bỏ tiền ra giúp đỡ ma chay mà không hề tính toán, vì thế mà anh bắt ếch càng quý trọng tình bạn của anh bán dầu.

Tại sao chú bán dầu qua cầu lại té

Một đêm nọ, trong lúc đi làm việc, anh bắt ếch nghe tiếng kêu thảm thiết phát ra từ một cái bẫy trên đồng. Tính tò mò, anh lại mở ra coi thì phát hiện ra hai con chim le le và bìm bịp nằm trong bẫy, do chúng giành ăn với nhau mới bất cẩn rơi vào bẩy của con người. Hai con chim ra sức năn nỉ anh bắt ếch mở bẩy tha cho mình, rồi hứa sẽ đền ơn báo đáp. Vốn là người có tính nhân từ, anh bắt ếch cũng xuôi lòng rồi giải thoát cho chúng.

Vài ngày sau, hai con chim cùng bay đến nhà anh bắt ếch để cảnh báo cho anh biết tai ương sắp đến. Chúng nghe được hai con ma da ở sông bàn với nhau rằng sẽ kéo chân anh bán dầu và anh bắt ếch, cho hai anh chết, thế mạng cho chúng để chúng được đầu thai. Vì hai con ma này chết đã lâu, nếu trong 7 ngày không bắt được người thay thế sẽ bị hồn phách tứ tán, không được đầu thai nữa. Thêm vào đó, ma da cũng chỉ có thể bắt hai anh khi trời vừa rạng sáng, lúc anh bán dầu ra chợ và lúc anh bắt ếch về nhà, bởi vì khi mặt trời lên thì chúng không còn ma phép.

Ban đầu anh bắt ếch đem cớ sự nói anh cho bán dầu nghe, khuyên anh nên ở nhà, nghỉ bán một tuần lễ, nhưng anh bán dầu lại không tin, cho rằng đấy là mê tín vớ vẩn, trên đời không có ma, quỷ. Theo lời le le và bìm bịp, anh bắt ếch viện cớ đến ngày cúng mẹ, gọi anh bán dầu qua nhà tiệc tùng ăn nhậu, chuốc cho anh say mèm đến mức sáng hôm sau không ra chợ bán được. Ngày kia lại lấy cớ sang nhà cảm ơn anh bán dầu đã giúp đỡ, lại bày tiệc ăn uống no say, trì hoãn việc đi ngang cây cầu kia.

Hôm ấy là ngày cuối cùng của thời hạn 7 ngày ma da bắt hồn, do say sỉn nhiều ngày liền nên anh bắt ếch ngủ quên. Anh bán dầu sực tỉnh vào sáng sớm, nhận ra mình đã bỏ buôn bán mấy ngày liền bèn nhanh chóng quẩy hàng ra chợ. Do bước vội vàng qua cầu khỉ cheo leo, lại bị bọn ma da biến phép cho cầu trơn trượt nên sẩy chân rơi xuống nước mà chết. Anh bắt ếch vì tiếc thương bạn nhưng do còn sợ bọn ma da nên phải đợi hết một ngày sau mới dám vớt xác bạn lên mà làm ma chay. Thấy ân nhân của mình đau lòng, le le và bìm bịp cũng bay đến, cất tiếng kêu thảm thiết như tiếng kèn trống đám ma để tiễn biệt một người chết oan.”

Đọc hết truyện cổ tích này thì có lẽ mọi người đều sáng tỏ vì sao trong bài đồng dao “Bắc kim thang” có 4 câu cuối là:

Chú bán dầu, qua cầu mà té.
Chú bán ếch, ở lại làm chi.
Con le le đánh trống thổi kèn,
Con bìm bịp thổi tò tí te tò te.

Thực chất là để diễn tả lại câu chuyện cổ tích đề cao tình bạn và tính chất cứu vật vật trả ơn của người xưa.

Thế nên vấn đề còn lại nằm ở hai câu:

Bắc kim thang, cà lang bí rợ
Cột qua kèo, là kèo qua cột.

Ở câu đầu tiên, “cà, lang, bí rợ” là để chỉ cho 3 loại củ, quả có cùng một đặc tính là thuộc họ dây leo, trái cà, khoai lang và bí rợ. Đặc biệt với từ bí rợ, là một từ thuần chất của miền Nam, cũng đã nói lên xuất xứ của bài đồng dao này là từ miền Tây Nam bộ.

Nói đến “bắc kim thang” thì phải hiểu hơi “hàn lâm” một chút, là từ kim thang ở đây hiểu cho đúng phải là cái thang hình chữ KIM -金- tức là hình tam giác cân. Từ “kim tự tháp” cũng là bắt nguồn từ chữ “kim” này mà có, do chỉ hình dạng cái tháp của người Ai Cập cổ là hình tam giác cân.

Chú bán ếch ở lại để làm đám tang cho chú bán dầu! Trong bài hát “Bắc Kim Thang”

” Bắc kim thang cà lang bí rợ,… ” Tuổi thơ trẻ em nào cũng từng ngân nga câu hát này và thuộc lòng lòng nó. Với giai điệu êm tai đã làm cho chúng ta chỉ biết đến câu hát chứ không hề nghĩ đến cái ý nghĩa của bài hát đó sự thật là hầu hết hơn 90% người Việt đều không biết “bắt kim thang”, “cà lang bí rợ” là sao, hay chú bán ếch với chú bán dầu có chuyện gì mà con le le và bìm bịp nó phải đánh trống thổi kèn vậy?

Ngọn ngành của bài hát này là được lấy từ một câu chuyện cổ tích bài dân ca Nam bộ bắt nguồn ở miền Tây thuộc vùng tứ giác Long Xuyên này nhé !

Tại sao chú bán dầu qua cầu lại té

Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa có hai anh bán dầu (dầu lửa để thắp đèn) và anh bán ếch chơi với nhau rất thân. Nhà hai người sống tách biệt trên một cù lao nhỏ ven sông, cách xa khu dân cư nên hằng ngày đi bán họ phải đi qua một cây cầu để đến chợ làng.

Cây cầu khỉ có hình dáng mộc mạc, vắt vẻo như thế này đây, phải khéo léo lắm mới đi một mạch mà không bị rơi xuống nước.

Nhà nghèo, cảnh nhà cũng neo đơn nên hai anh dễ dàng thân thiết nhau. Có lần mẹ già của anh bán ếch bị bệnh nặng, không có tiền thuốc thang mà lìa trần, anh bán dầu mới chia sẻ tiền ma chay với anh bán ếch mà không hề tính toán thiệt hơn, vì thế anh bán ếch ngày càng cảm kích tấm chân tình của người bạn mình. Tình bạn của họ càng gắn bó hơn từ đó.

Một đêm nọ, anh bán ếch đi bắt ếch trong đêm như mọi ngày, nhưng hôm nay anh phát hiện có tiếng kêu thảm thiết của hai con vật phát ra từ một cái bẫy trên đồng. Tò mò anh lại gần xem thì thấy một con le le và một con bìm bịp đang van kêu la.

Ở đây chúng tôi muốn chú thích nhỏ cho quý bạn đọc về hai con vật ở miệt vườn này.

Về con le le nó có hình dáng như con vịt, nhưng nhỏ con hơn một tí. Màu lông thường là xám, nâu và đen, mỏ màu đen. Chúng thường sống ở các hồ nước ngọt, khác với loài vịt, con chim này biết bay và làm tổ trong các hốc cây, hoặc các tổ cũ của những con chim khác, một lần sinh khoảng 6-12 trứng.

Khi bay nó kêu tiếng khò khè. Thịt của le le rất ngon và bổ dưỡng, ngon nhất là nấu cháo nên người ta đang phát triển mô hình chăn nuôi le le giống ở từng hộ gia đình và trang trại trên cả nước.

Bìm bịp là tên gọi chung của 30 loài bìm bịp khác nhau như: bìm bịp nâu, bìm bịp đen nhỏ, bìm bịp đầu xanh… vì chúng đều có tiếng kêu giống nhau là bìm bịp nên dân gian đặt luôn cho chúng cái tên này. Chúng thường sống ở những bụi lau sậy um tùm mọc gần đầm lầy, sông suối.

Bìm bịp là loài chim ăn thịt, món ăn khoái khẩu của nó là rắn. Nếu thấy tổ chim này thì biết ngay có rắn gần đó. Chim non cần thức ăn nhiều để mau lớn nên chim bố và mẹ hay bắt rắn về dự trữ bằng cách “giam lỏng”. Nhưng rắn lại không dám làm hại loài chim này, lý do vì sao thì không ai biết, có thể rắn “ớn” mùi nước giải quanh tổ của bìm bịp nên không thể lại gần.

Ngày nay người ta nuôi bìm bịp để giữ nhà, tiếng kêu của nó rất to, tính khí hung dữ nên con người phải huấn luyện nó từ lúc là con chim non. Ngoài ra còn nuôi nó để trừ rắn.

Trở lại câu chuyện cổ tích đang dang dở, vì con le le và bìm bịp đang tranh ăn với nhau nên sảy chân rơi vào bẫy của con người. Gặp anh bán ếch, bọn nó ra sức năn nỉ cứu mạng sẽ đền ơn báo đáp về sau. Vốn người có tánh nhân từ, anh bắt ếch đồng ý mở lồng giải thoát hai con. Vài ngày sau, le le và bìm bịp đến nhà anh bán ếch để cảnh báo một tai họa sắp xảy ra.

Chúng nói nghe thấy hai con ma da ở sông bàn với nhau là sẽ kéo chân hai anh bán dầu và anh bán ếch rớt xuống sông mà chết để thế mạng cho chúng. Hai con ma da này chết đã lâu và muốn đầu thai nên cần có người thế mạng cho chúng nếu không hồn bay phát tán, vĩnh viễn không trở lại thành người.

Thấy hai anh này thích hợp nhất vì khi trời vừa rạng sáng anh bán dầu ra chợ, còn anh bán ếch về nhà, thời điểm đó chúng mới có thể ra tay được, nếu mặt trời lên phép thuật sẽ chúng biến mất, nên trong vòng 7 ngày chúng phải hại cho chết.

Sau đó anh bán ếch mới thuật lại chuyện này cho anh bán dầu nghe, bàn với anh bán dầu là cùng ở nhà nghỉ một tuần để cho qua kiếp nạn. Oái oăm thay, anh bán dầu không tin, cho rằng đó là mê tín vớ vẩn, làm gì có ma quỷ trên đời khiến anh bán ếch rối bời.

Theo kế của le le và bìm bịp anh bán ếch mời anh bán dầu qua nhà mình chơi ăn tiệc nhân ngày giỗ mẹ mình. Anh bán ếch chuốc cho bạn mình no say bí tỉ, ngủ li bì quá giờ đi bán. Sang ngày kia, anh bán ếch lại lấy cớ sang nhà anh bán dầu để cám ơn đã giúp đỡ mình chuyện tiền nong và bày tiệc ăn uống no nê, anh bán dầu lại say mềm và trì hoãn thành công việc đi qua cây cầy khỉ kia.

Hai ông bạn cứ thế nhậu với nhau và ngủ mê man cho tới ngày cuối cùng của định mệnh. Do say xỉn mấy ngày liền, anh bán ếch đã ngủ quên, còn ông bạn bán dầu chợt choàng tỉnh dậy và sửa soạn đồ đi bán vào đúng lúc sáng sớm mà anh bán ếch không hề hay biết.

Do bước vội vội vàng vàng, cây cầu khỉ chông chênh lại bị bọn ma da hóa phép cho nó trơn trợt nên anh bán dầu vuột chân té nhào xuống sông mà chết. Anh bán ếch hay tin, mặc dù đau buồn nhưng phải chờ hết hạn của tụi ma da, sang ngày hôm sau mới dám vớt xác bạn lên là đám tang.

Thấy ân nhân của mình lòng đau như cắt, bìm bịp và le le cũng cất tiếng kêu thảm thiết như tiếng kèn trống tang để tiễn đưa linh cữu người chết oan. Đến đây có lẽ chúng ta đã hiểu vì sao có 4 câu cuối là: “chú bán dầu qua cầu mà té”, “chú bán ếch ở lại làm chi”, “con le le đánh trống thổi kèn”, “con bìm bịp thổi tò tí te tò te”.

Vậy còn “bắc kim thang” là gì nhỉ? Cái này thuộc về kỹ thuật trồng các cây họ dây leo ở miền Tây Nam bộ. Người ta “bắc” hai cây cột hình “thang” cân giống “kim” tự tháp – từ “kim” ý nói tam giác cân.

Hai cây cột này bắt chéo nhau, cắm trên mặt đất. Những cái thang này cách nhau một khoảng và chạy thành hàng dài, rồi được nối với nhau bằng một cái kèo dài trên đầu thang để cân bằng lực đỡ.

Và đến đây chính là câu “cà lang bí rợ”, ý nói quả cà, củ khoai lang và quả bí rợ. Ba loại này đều là loại dây leo, người ta làm cái kim thang để ba cây này leo lên trên đó mà ra hoa kết quả. Hình ảnh này ví von cho tình cảm keo sơn, khắng khít của anh bán dầu và anh bán ếch như “bắc kim thang cà lang bí rợ, cột qua kèo là kèo qua cột” vậy đó.

Cả bài đồng dao được viết ra dựa trên câu truyện dân gian này. Tuy nhiên, trải qua thời gian rất dài, cuộc sống thay đổi rất nhiều nên những người lớn có khi không hiểu hết ý nghĩa những hình ảnh trong câu hát bài “Bắc kim thang” hoặc có hiểu cũng không đủ kiên nhẫn để giải thích cho con mình vì chúng khó lòng hình dung ra những thứ mộc mạc, cũ kỹ này. Nhưng bài hát thì vẫn cứ truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ kia và gây ra không ít hoang mang, tò mò và ý nghĩa thật của bài hát cũng bị lãng quên.

Nguồn: Sưu tầm

=======================

C.TY TNHH THẢO DƯỢC THIÊN NHIÊN ÁNH MAI

Địa chỉ: Số 20, Tổ 5, Đường Liên Cơ, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Điện thoại: 02473 022 266

Hotline TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 0989 215 096 – 0966 929 656

Facebook: https://www.facebook.com/609011666213956/

Fanpage: https://www.facebook.com/thaoduocanhmai/

Website: https://kemhoanda.com/

Youtube:  https://bitly.vn/1004

Zalo: http://zalo.me/3052995520703593991

*Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Do đó, bạn hãy liên hệ trực tiếp hotline: 0989 215 096 để được tư vấn rõ hơn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tại sao chú bán dầu qua cầu lại té