Tại sao cơ thể chịu lạnh kém

Một số người trong chúng ta khả năng chịu lạnh kém. Với người khác, nhiệt độ chỉ là mát nhưng với họ có thể đã là lạnh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người nhạy cảm với lạnh.

Tại sao cơ thể chịu lạnh kém

Một trong những cơ chế quan trọng nhất giúp điều chỉnh thân nhiệt đó là hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, sự lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể và lượng mỡ thừa cũng góp phần duy trì thân nhiệt. Bất kỳ sự mất cân bằng nào của các cơ chế này đều có thể khiến cơ thể nhạy cảm với lạnh, theo Medical News Today.

Nhạy cảm với lạnh là tình trạng mà một người dễ cảm thấy lạnh dù nhiệt độ chỉ xuống thấp một chút. Với người khác, nhiệt độ lúc đó chỉ là mát nhưng với họ là lạnh. Tình trạng dễ bị lạnh này cũng có thể xuất hiện cục bộ, chẳng hạn ở bàn chân hay bàn tay.

Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe cũng có thể khiến người mắc nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.

Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng mà cơ thể không tạo đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Tế bào hồng cầu có chức năng mang ô xy đi khắp cơ thể. Do đó, thiếu tế bào hồng cầu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, một trong số đó là khiến chúng ta dễ cảm thấy lạnh.

Các triệu chứng phổ biến khác của thiếu máu là mệt mỏi, tái nhợt và nhịp tim không đều. Có nhiều phương pháp điều trị thiếu máu, trong đó có thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung chất sắt.

Suy giáp

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không tiết đủ hoóc môn để đảm bảo các hoạt động bình thường của cơ thể. Vì tuyến giáp đóng vai trò quan trọng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Suy giáp sẽ khiến cơ thể nhạy cảm với lạnh.

Những triệu chứng khác của suy giám là khô da, tóc mỏng, mệt mỏi, tăng cân, táo bón và kinh nguyệt không đều. Người bị suy giáp có thể được điều trị bằng thuốc.

Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là bệnh mà động mạch bị thu hẹp, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các chi. Do đó, bệnh sẽ làm giảm lưu thông máu ở tay chân, đặc biệt là chân.

Vì vậy, lạnh lòng bàn chân là một trong những triệu chứng phổ biến của động mạch ngoại biên. Bệnh cũng có thể gây đau chân khi đi bộ.

Nguy cơ mắc động mạch ngoại biên sẽ tăng lên theo tuổi tác và ở người có tiền sử hút thuốc lá, tiểu đường. Một trong những tác động của bệnh là ảnh hưởng lưu thông máu đến tim và não. Điều quan trọng là người bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ và điều trị sớm nhất có thể, theo Medical News Today.

Theo Ngọc Quý
Thanh niên

(HanoiTV) - Thời tiết không phải nguyên nhân duy nhất khiến bạn có cảm giác lạnh. Dưới đây là những nguyên nhân lý giải vì sao cơ thể bạn chịu lạnh kém và luôn cảm thấy lạnh hơn, lạnh trước mọi người.

Quá gầy

Tại sao cơ thể chịu lạnh kém
Thân hình quá gầy và thiếu mỡ sẽ khiến cơ thể bạn nhạy cảm hơn với cái lạnh 

Trọng lượng cơ thể nhẹ có thể là nguyên nhân đầu tiên khiến bạn cảm thấy lạnh run dù không phải đang ở trong mùa đông. Thiếu cân có nghĩa cơ thể thiếu chất béo làm nhiệm vụ như một bức tường ngăn cản nhiệt độ xâm nhập vào, chuyên gia dinh dưỡng Maggie Moon tại Los Angeles (Mỹ) giải thích.

Hơn nữa, khi chỉ số BMI quá thấp, quá trình trao đổi chất chậm lại và cơ thể không tạo ra đủ nhiệt, nên lúc nào bạn cũng cảm thấy ớn lạnh. Do đó, hãy xem xét việc tăng thêm vào cân bằng cách tăng cường ăn các loại thực phẩm lành mạnh có chứa nhiều protein, chất béo và carbohydrate phức tạp.

Thiếu máu

Cảm thấy lạnh bất thường cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Người bị thiếu máu không sản xuất đủ các tế bào hồng cầu. Thông thường, điều này là bởi vì họ không nhận được đầy đủ chất sắt trong chế độ ăn, nhưng còn có một loạt các nguyên nhân khác gây thiếu máu. Nếu bạn đang cảm thấy lạnh bất thường, và có các triệu chứng thiếu máu khác như suy nhược, da nhợt nhạt, khó thở và chóng mặt, hãy nên đi gặp bác sĩ để khám.

Mất cân bằng về nội tiết

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc đang mang thai, sự mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra bên trong cơ thể của họ. Lúc này, nồng độ estrogen tăng lên, kéo theo nhiều triệu chứng bất thường như toát mồ hôi, đau người, khó ngủ, thường xuyên cảm thấy lạnh... Vì vậy, sự thay đổi trong mức độ hormone estrogen chính là thủ phạm chính gây ra cảm giác lạnh này.

Rối loạn tuyến giáp

Tại sao cơ thể chịu lạnh kém
Tuyến giáp bị rối loạn là một nguyên nhân khiến cơ thể luôn cảm thấy lạnh 

Các vấn đề sức khỏe có thể được đổ lỗi cho tuyến giáp ở cổ. Luôn bị lạnh là dấu hiệu của suy giáp, có nghĩa tuyến giáp không tiết đủ hormone tuyến giáp cần thiết để nó hoạt động đúng chức năng. Nếu không đủ hormone này, sự trao đổi chất chậm lại, ngăn cơ thể sản xuất nhiệt.

Ngoài ra, các dấu hiệu khác của suy giáp còn có da, tóc khô, và mệt mỏi.

Bệnh tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường đôi khi có thể bị tê cứng tại tay và bàn chân. Một số người bị bệnh tiểu đường có thể bị bệnh tiểu đường suy thận, tổn thương đến thận. Điều này có thể xảy ra vì bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát lượng đường huyết, nhưng bác sĩ không hoàn toàn chắc chắn về lý do tại sao một số người bị bệnh tiểu đường có vấn đề này và một số thì không. Một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường suy thận là gì? Đó là lúc nào cũng cảm thấy lạnh một cách bất thường.

Suy giảm hệ miễn dịch

Nếu bạn bị lạnh tay và chân thì có thể do hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu. Hệ thống miễn dịch yếu có thể là do sự xuất hiện của ký sinh trùng trong cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể.

Thiếu vitamin B12

Tại sao cơ thể chịu lạnh kém
Thiếu Vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu hoặc làm giảm số lượng hồng cầu dẫn đến chứng lạnh mãn tính

Chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ớn lạnh. Cơ thể cần vitamin B12 cho các tế bào máu đỏ mang oxy đến các hệ thống trong cơ thể. Không đủ vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu hoặc làm giảm số lượng tế bào hồng cầu, từ đó dẫn đến tình trạng ớn lạnh mãn tính. Để có đủ lượng vitamin B12 cần thiết, cần bổ sung vào chế độ ăn uống với nhiều thịt nạc, cá, sữa.

Mất nước

60% cơ thể của người trưởng thành là nước và nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Khi bạn được cung cấp nước đầy đủ, nước sẽ giữ nhiệt độ cơ thể. Và ngược lại khi cơ thể thiếu nước bạn sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Nước ấm giúp cung cấp năng lượng trao đổi chất chuyển thành nhiệt độ cơ thể.

Huyết áp

Huyết áp thấp thì máu lưu chuyển chậm. Huyết áp cao thì máu lưu chuyển khó khăn. Cả 2 trường hợp đều sẽ dẫn đến máu lưu thông ở chân và tay ít nên thường cảm thấy buốt tay chân.

(Tổng hợp)