Tại sao Đảng ta khẳng định con đường công nghiệp hóa ở Việt Nam cần và có thể rút ngắn

Kinh tế tri thức: rút ngắn con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa

(VLR) Kinh tế tri thức (Knowledge Economy) mới xuất hiện ở VN trong vài năm gần đây. Loại hình kinh tế này vừa được sinh ra ở những nước công nghiệp phát triển thế giới mấy thập niên qua. Đã có nhiều thuật ngữ liên quan đến kinh tế tri thức được dùng, như: kinh tế dựa trên tri thức (Knowledge-based economy), nền kinh tế công nghệ cao (hight-technology) nền kinh tế mạng (network-economy), nền kinh tế số hóa (digital-economy),…
Tại sao Đảng ta khẳng định con đường công nghiệp hóa ở Việt Nam cần và có thể rút ngắn

Kinh tế tri thức (Knowledge Economy) mới xuất hiện ở VN trong vài năm gần đây. Loại hình kinh tế này vừa được sinh ra ở những nước công nghiệp phát triển thế giới mấy thập niên qua. Đã có nhiều thuật ngữ liên quan đến kinh tế tri thức được dùng, như: kinh tế dựa trên tri thức (Knowledge-based economy), nền kinh tế công nghệ cao (hight-technology) nền kinh tế mạng (network-economy), nền kinh tế số hóa (digital-economy),…

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD) định nghĩa: “Là nền kinh tế mà trong đó sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm cho tất cả các ngành kinh tế được gọi là nền kinh tế tri thức”. Tuy nhiên, định nghĩa trên mới chỉ nêu vai trò quyết định của tri thức và công nghệ đối với phát triển kinh tế của loài người, chưa phản ảnh đầy đủ khía cạnh xã hội của nền kinh tế này, song nó vẫn là yếu tố tất yếu của lịch sử nhân loại trong tương lai.

KINH TẾ TRI THỨC LÀ TẤT YẾU LỊCH SỬ

Ở góc độ kinh tế, nếu xét quá trình lịch sử của lực lượng sản xuất, chúng ta thấy rằng hàm lượng tri thức (chất xám) biểu hiện ngày càng rõ rệt và trình độ tri thức ngày càng cao trong việc kiến tạo xã hội loài người, có thể chia làm 3 thời kỳ lịch sử:
Thời kỳ nền kinh tế nông nghiệp
Nền kinh tế nông nghiệp, xuất hiện cách đây khoảng hơn 10 nghìn năm, từ lao động thủ công thời trung cổ, đại công trường thủ công thời phong kiến đến thời phục hưng và hiện nay. Công cụ sản xuất lúc bấy giờ là công cụ thủ công, năng lượng chủ yếu lànăng lượng cơ bắp con người, sức kéo của súc vật và các loại năng lượng sơ cấp khác. Tri thức được sử dụng trong nông nghiệp ở mức độ rất thấp cho nên khoa học – công nghệ (KH-CN) chậm phát triển.

Thời kỳ nền kinh tế công nghiệp

Là thời kỳ diễn ra hai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai của thế giới (từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20). Sản xuất thủ công chuyển sang nền sản xuất dùng máy móc cơ khí, máy mọc điện cơ khí. KH-CN và tri thức của con người được phát triển mạnh mẽ là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội loài người mở rộng. Nhiều nước công nghiệp ra đời. CNTB thịnh hành. Tuy nhiên, nền sản xuất đại công nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên thiên nhiên, đặt ra cho loài người nhiều thách thức mới về tài nguyên, môi trường, thị trường, bất bình đẳng xã hội… Trong đó vấn đề cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu tác động đến sinh thái trái đất là những vấn đề cấp thiết của hành tinh xanh.Để giải quyết những vấn đề nêu trên, thì KH-CN và “chất xám” của loài người phải phát triển hơn nữa để đáp ứng yêu cầu mới về đời sống và sản xuất xã hội.

Thời kỳ nền kinh tế tri thức

Nền kinh tế tri thức sinh ra trên cơ sở đồng vốn và tài nguyên thiên nhiên của nền kinh tế công nghiệp, chủ yếu dựa vào “tri thức” con người và KH-CN hiện đại, tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhiều hơn, trình độ dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái đi dần vào ổn định. Khởi đầu là cuộc cách mạng KH-CN của thế giới và sự cho ra đời sản phẩm điển hình là máy tính điện tử (điện toán) “computer” vào giữa thế kỷ 20. Đặc trưng của giai đoạn này là phát triển hệ thống công nghệ cao (vi điện tử, máy tính xách tay, điện thoại di động nhiều chức năng, quang điện tử, laze, nanô, gen, tế bào gốc…) cùng với việc xuất hiện truyền thông vệ tinh, mở rộng xa lộ thông tin toàn cầu, cáp quang, truyền hình kỹ thuật số, sử dụng người máy thông minh, máy tính siêu tốc để quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ cuộc sống dân sinh. Nổi bật là tri thức khoa học tự nhiên hòa quyện với tri thức khoa học xã hội thành một thể thống nhất, bảo đảm cho sự tái tạo cuộc sống loài người được bền vững. Vì vậy, sự hình thành kinh tế tri thức mang tính tất yếu lịch sử, cho dù nó có thể phát triển không đồng đều trên trái đất với nhiều sắc thái đa dạng.


Bảng so sánh đặc điểm ba nền kinh tế

Tại sao Đảng ta khẳng định con đường công nghiệp hóa ở Việt Nam cần và có thể rút ngắn


RÚT NGẮN CON ĐƯỜNG CNH, HĐH HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Bài học của một số quốc gia tương đồng

Phần Lan trước đây là nước nông - lâm nghiệp thuần túy, kém phát triển ở Bắc Âu. Năm 1950, dân nông thôn chiếm 90% dân số, đến nay chỉ còn 6% và tỷ trọng nông - lâm nghiệp đóng góp cho GDP quốc gia là 3%.Diện tích rừng và ao hồ của quốc gia này chiếm 80% lãnh thổ, thế mạnh trước đây là công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy.
Năm 1980 Phần Lan đi thẳng vào công nghệ cao và phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ. Đến nay trở thành một trong những quốc gia hàng đầu của thế giới về CNTT. Tập đoàn NOIKA chiếm ½ thị phần điện thoại di động trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 15% GDP/năm của quốc gia. Những doanh nghiệp của nước này đã đầu tư cho R&D (Research and Development) hàng năm 10% doanh thu, cao gấp đôi các quốc gia châu Âu khác. Phần Lan là nước điển hình có tốc độ chuyển nhanh từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

Hàn Quốc,là quốc gia kém phát triển ở châu Á trước đây, trước và trong thế chiến thứ hai (1940-1945) bị Nhật Bản chiếm đóng. Sau đó phải gánh chịu cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai khối Đông - Tây, kết thúc năm 1953, bị tàn phá nặng nề, coi như phải kiến thiết lại từ đầu.

Năm 1970 dân số nông nghiệp chiếm 70% dân số cả nước, nay chỉ còn 6%. Với thế mạnh là nhân công rẻ, lao động cần cù có kỹ năng cao, được Mỹ hỗ trợ tài chính và công nghệ hiện đại lúc ban đầu. Nước này đã đi thẳng vào phát triển công nghiệp nặng, công nghệ cao và dịch vụ tổng hợp hoàn chỉnh. Nét nổi bật là tốc độ nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, nên đã đưa Hàn Quốc từ điểm xuất phát không có gì vào năm 1960, đến năm 1993 trở thành cường quốc hàng đầu thế giới về đóng tàu biển, với hơn 110.000 công nhân chuyên nghiệp và 58 nhà máy đóng tàu tầm cỡ thế giới, đóng được tất cả các chủng loại tàu, có qui mô đến 300.000DWT, năm 2008 doanh thu công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc đạt 43,1 tỷ USD.

Ngoài ra, từ năm 1990, nước này có chiến lược phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông minh. Siêu xa lộ thông tin của Hàn Quốc đã nối kết với 14 triệu gia đình và hầu hết các trường học trong nước, cũng như hòa mạng khắp thế giới.

Đây có thể coi là nước điển hình đã rút ngắn bước phát triển từ kinh tế nông - công nghiệp sang nền kinh tế tri thức bằng con đường tắt nhờ biết sử dụng hiệu quả lao động chất xám và thành quả KH-CN hiện đại, kết hợp nhuần nhuyễn với việc tận dụng thời cơ và sự chuyển động của thế giới đa cực.

Tạo nguồn nhân lực kỹ năng cao để rút ngắn con đường CNH-HĐH

Ngay từ Đại Hội lần thứ 9 (2001), Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chủ trương từng bước phát triển kinh tế tri thức. Tại Đại hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ X (2006), đã khẳng định: “Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với việc phát triển kinh tế tri thức” và ở Đại Hội XI (2011) đã cụ thể hóa chủ trường này bằng nhiệm vụ cấp bách phải đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao cho CNH,HĐH đất nước. Như vậy, chủ trương và đường lối phát triển kinh tế tri thức là nhất quán và xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Đến nay, đã xuất hiện những mầm móng cơ bản cho phép thực hiện từng bước quá trình đưa quốc gia tiến dần đến nền kinh tế tri thức, được gắn kết với những thành quả quan trọng thời gian qua, như:Tăng trưởng GDP đều đặn trong hoàn cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng;Sử dụng rộng rãi Internet và điện thoại di động phục vụ dân sinh;Phát triển thông tin và truyền thông vệ tinh, kỹ thuật số, cáp quang;Áp dụng công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp. Dùng hệ thống CAM (Computer Aided Manufacture) trong sản xuất cơ khí và hệ thống CAD (Computer Aided Design) trong thiết kế sản phẩm;Riêng cảng biển quốc gia, logistics phát triển bùng nổ đã thúc đẩy tiến trình container hóa bắt nhịp được với các cảng trong khu vực và trên thế giới, bằng ứng dụng hệ thống CMS (Container Management System - Hệ thống quản lý container), hệ thống TOPX (Terminal Operation PacKage - Hệ thống điều hành khai thác tại cầu bến) và hệ thống định vị toàn cầu DGPS để cập nhật container.

Nhìn chung nếu so sánh với các quốc gia Đông Nam Á thì số công nhân tri thức (Knowledge Worker) tham gia trong lực lượng lao động của ta còn quá ít, năm 2000 chỉ đạt 5% so với Malaysia và Thái Lan từ 9-20%. Tuy nhiên, theo nhận xét của Ngân hàng thế giới (WB) thì VN là nước có nhiều tiềm năng đi nhanh đến nền kinh tế tri thức trong những quốc gia đang phát triển.

Đánh giá này vừa tạo ra cho chúng ta sự tự tin, đồng thời cũng buộc chúng ta suy nghĩ mối tương quan giữa VN và các quốc gia láng giềng. Theo thống kê, hiện nay VN có hơn 9.000 GS, PGS và trên 3 vạn TS, nhưng mỗi năm chỉ có khoảng 900 bài báo khoa học trên các tạp san quốc tế. Đó là năng suất cực kỳ khiêm tốn nếu nhìn theo chuẩn mực quốc tế mỗi giáo sư phải có ít nhất 1 bài báo khoa học mỗi năm, chưa kể đến những công trình khoa học cống hiến cho xã hội.

Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và WB xếp VN đứng 106/145 quốc gia về kinh tế tri thức (Knowledge Economy Index - KEI). Thứ bậc thấp như vậy là do VN yếu kém về giáo dục và nghiên cứu khoa học mà ai cũng nhận biết.

Trong thế giới ngày nay “giáo dục đào tạo” là vườn ươm hạt giống để logistics hình thành và “xã hội học tập” chính là mảnh đất màu mỡ cho phát triển kinh tế tri thức.Nếu VN phấn đấu nâng cao ngành giáo dục đào tạo hiệu quả hơn và tổ chức tốt xã hội học tập thì có thể rút ngắn con đường CNH, HĐH đất nước.

QUAN ĐIỂM CỦA ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỚI HIỆN THỰC HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Là nhà lý luận mácxít – lêninnít chân chính, nhà tư tưởng giàu sức sáng tạo, 26 năm trên cương vị đứng đầu BCH Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã cùng với Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng ta ra sức tìm tòi khám phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, cả trên phương diện hoạch định xây dựng đường lối, chính sách và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Một trong những tài sản lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà đồng chí Lê Duẩn để lại là nội dung công nghiệp hóa XHCN mà hiện thực hóa hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta.

Lịch sử thế giới đã chứng minh, CNH là một quá trình tất yếu của mọi quốc gia, Đảng ta đứng đầu là đồng chí Lê Duẩn đã sớm nhận thức vai trò CNH trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng chí Lê Duẩn đã xác định: “Theo quy luật chung của sự phát triển, thường thường thì lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm nó. Phải phá bỏ quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời, xây dựng quan hệ sản xuất mới để mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng trong tình hình cụ thể của miền Bắc nước ta hiện nay, sự phát triển của lực lượng sản xuất, tức trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu hơn sự phát triển của quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa….Muốn giải quyết mâu thuẩn trên, chúng ta phải ra sức phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Chỉ thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa….”1. Chính vì vậy xuất phát từ thực tiễn cả nước nói chung và miền Bắc đang ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội III nêu: “Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ”2. Nội dung thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại. Đồng chí Lê Duẩn chỉ đạo “phải làm cho toàn Đảng, toàn dân thấm nhuần sâu sắc tư tưởng công nghiệp hóa, tập trung sức đẩy mạnh công nghiệp hóa hơn nữa, nhanh chóng tạo ra một số cơ sở công nghiệp quan trọng làm trụ cột cho nền kinh tế quốc dân. Quan điểm đó phải được thể hiện đầy đủ trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế của chúng ta”3. Qua đây, một lần nữa khẳng định tầm nhìn của Đảng ta mà đặc biệt vai trò người đứng đầu (Bí thư thứ nhất) của đồng chí Lê Duẩn về CNH ở một nước kinh tế còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp.

Về tiến trình CNH XHCN ở nước ta, đồng chí Lê Duẩn đã chỉ rõ: “Chúng ta tiến hành công nghiệp hóa có nghĩa là xây dựng một hệ thống công nghiệp hiện đại, là trang bị kỹ thuật mới cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ đó tạo ra một năng suất lao động cao hơn, một sự phân công lao động mới và một cơ cấu kinh tế mới. Như vậy về thực chất là làm một cuộc cách mạng kỹ thuật mà nội dung cơ bản là biến lao động thủ công thành lao động cơ giới, đưa sản xuất nhỏ lạc hậu, què quặt lên sản xuất lớn hiện đại cân đối. Điều đó tất yếu dẫn tới chỗ buộc chúng ta phải nhập kỹ thuật từ nước ngoài vào. Đây là cách đi nhanh nhất, tránh cho chúng ta được nhiều đường vòng, rút ngắn được thời gian và sức lực”4 và “vả chăng, như Lênin đã phân tích: cả thế giới là một nền kinh tế thống nhất, là một thị trường thống nhất, không một nước nào có thể đứng ngoài vòng chu chuyển của kinh tế thế giới”5. Như vậy từ quan điểm của đồng chí Lê Duẩn cho thấy: CNH XHCN là một quá trình tất yếu của mọi quốc gia và phải gắn với hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác công nghiệp hóa đòi hỏi các ngành, lĩnh vực phải tạo ra một năng suất lao động cao. Vai trò của năng suất lao động đúng như nhà kinh tế học đạt giải Nobel kinh tế Paul Krugman đã tổng kết: năng suất không phải là tất cả, nhưng về lâu dài nó gần như tất cả. Một quốc gia có khả năng nâng cao mức sống lâu dài hay không gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nâng cao sản lượng tính trên đầu người của quốc gia đó.

Để tăng năng suất lao động, đấy nhanh tiến trình CNH đồng chí Lê Duẩn đã chỉ đạo từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, theo đồng chí “công nghiệp nặng là đòn xeo đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là điều kiện cơ bản để tăng năng suất lao động và tích lũy, là nguồn cung cấp tư liệu sản xuất chủ yếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân…công nghiệp nặng bao gồm ba ngành lớn: cơ khí, năng lượng, vật liệu, trong đó cơ khí giữ vai trò then chốt, có tác dụng quyết định đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, vì một vấn đề cơ bản của ta trong xây dựng kinh tế biến lao động thủ công thành lao động cơ giới”6. Về nông nghiệp “coi trọng công nghiệp hóa nhưng phải hiểu sâu sắc chính nông nghiệp là cơ sở để tiến hành công nghiệp hóa. Vì vậy, trong thời gian tới, phải cố gắng tạo ra một bước phát triển đáng kể, tuy nông nghiệp phải cố gắng hoàn chỉnh, thương nông, tăng cường phân bón, giảm phụ thuộc bên ngoài…đấy mạnh chăn nuôi, tiến hành quy hoạch về đất đai, …tăng năng suất trên ruộng đất hiện có, phải tích cực mở rộng diện tích coi đó là nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa toàn diện về kinh tế và quốc phòng”7. Đồng thời với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa “chúng ta phải quan tâm đầy đủ đến khôi phục và phát triển giao thông vận tải, coi nó là một khâu đột xuất hiện nay trong chỉ đạo kinh tế, để tạo nên sự giao lưu thông suốt giữa các khu vực kinh tế trong nước, giữa nước ta với nước ngoài”8. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, theo đồng chí phải phát huy tinh thần chịu đựng gian khổ, dành vốn và phải có vốn lớn cho tích lũy tiến hành CNH XHCN “con đường duy nhất mà ta phải đi là dựa vào sự giác ngộ cách mạng của quần chúng mà phát động một phong trào lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm nhằm tạo nguồn vốn cho công nghiệp hóa”9. Muốn có phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng, nhất thiết phải có tổ chức tốt, quản lý tốt, phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng, phải nêu cao tinh thần đồng cam cộng khổ giữa cán bộ và quần chúng. Điều này minh chứng CNH là sự nghiệp của nhân dân và vốn thực hiện CNH cũng từ nhân dân mà ra, đây là tư duy sắc bén của đồng chí Lê Duẩn thông qua thực tiễn ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Về bước đi CNH, xuất phát từ thực tiễn nước ta, đồng chí Lê Duẩn đã chỉ rõ: Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp lớn lao đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều sức lực và vốn liếng, phải tìm ra cách đi tốt nhất, phù hợp với yêu cầu khách quan và khả năng thực tế của nước ta. Đồng chí chỉ rõ trong từng bước đi “phải biết lợi dụng ưu thế của chế độ xã hội chủ nghĩa, ưu thế của phân công hợp tác quốc tế để đưa nhanh kỹ thuật mới hiện đại vào trong nền sản xuất của nước ta, nhanh chóng tạo ra bước phát triển nhảy vọt trong nền kinh tế”10, “phương châm của chúng ta là kết hợp thủ công với nửa cơ giới và cơ giới, kết hợp với quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ”11. Trong phương châm chỉ đạo không dừng ở đường lối chung, mà phải cụ thể từng ngành một (công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp,…) phải nghiên cứu tìm ra bước đi tốt nhất cho ngành mình. Ví dụ nông nghiệp: làm thế nào để có thể đi nhanh vào cơ giới hóa trong khi ngành cơ khí chưa phát triển? Vận dụng xuất nhập khẩu như thế nào để làm được điều đó?...Từ đó đồng chí căn dặn phải suy nghĩ kỹ, sáng tạo, tinh thần tiến công.

Từ những quan điểm của đồng chí Lê Duẩn về CNH XHCN đến nay vẫn còn mang tính thời sự, Đảng ta tiếp tục hiện thực hóa phát huy những giá trị đó. Cụ thể, thứ nhất, CNH phát huy vai trò của nhân dân, ngày nay CNH là sự nghiệp của toàn dân, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế. Thứ hai, chú trọng phát triển công nghiệp nặng theo đồng chí Lê Duẩn “là đòn xeo đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là điều kiện cơ bản để tăng năng suất lao động” ngày nay nội hàm của công nghiệp nặng được phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghệ thông tin, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng…làm điều kiện để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Thứ ba, về công nghiệp nhẹ thực chất là công nghiệp chế biến, ngày nay nước ta đang ra sức phát huy lợi thế sản xuất, đồng thời đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ về phục vụ trong nước, đúng như quan điểm chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn. Thứ tư, đồng chí Lê Duẩn đẩy mạnh CNH ở nước ta, sâu sắc chính là nông nghiệp, là cơ sở tiến hành CNH, mà thực chất ngày nay là coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đây là ngành nước ta có lợi thế xuất khẩu hàng nông – lâm – thủy sản khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ năm, coi trọng giao thông vận tải, theo đồng chí “một khâu đột xuất” trong chỉ đạo kinh tế, ngày nay xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, giao thông – hạ tầng đô thị là một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế. Thứ sáu, tích lũy nguồn vốn, theo đồng chí cần vốn lớn và vốn từ trong dân, ngày nay vốn trở thành điều kiện cần thiết để thực hiện CNH, HĐH. Vốn được tạo lập từ 2 nguồn là tích lũy nội bộ nền kinh tế và thu hút từ nước ngoài. Đảng ta xác định, về cơ bản, lâu dài, vốn trong nước là chủ yếu và quyết định, vốn bên ngoài là rất quan trọng, nhất là trong thời kỳ đầu.

Với tư duy phát triển trong quá trình đổi mới, con đường CNH đất nước đã có những nhận thức mới qua các kỳ đại hội ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Đại hội Đảng lần thứ VII đã có những bước đột phá mới về CNH. Trên tinh thần những Văn kiện chủ yếu của Đại hội VII, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) đã có sự bổ sung và phát triển mới về CNH đất nước. Lần đầu tiên, phạm trù “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được xác định chính thức trong văn kiện của Đảng và khẳng định CNH, HĐH là “sự nghiệp của toàn dân”. Đảng ta xác định: Mục tiêu lâu dài của CNH, HĐH là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Đến đại hội lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu: “Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”12. Đồng thời cũng phác họa những đường nét cơ bản của “cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Về các mặt lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ, quan hệ sản xuất, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), chủ đề của đại hội xác định là “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đại hội Đảng lần thứ X (2006) xác định: “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”13. Đại hội lần thứ XI đã xác định mục tiêu đến năm 2020 là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”14. Đại hội XII (2016) xuất phát từ yêu cầu mới của thực tiễn đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng như phát huy những kết quả và bài học kinh nghiệm trong lịch sử lãnh đạo của Đảng, nhất là những thành tựu và bài học 30 năm đổi mới, chủ đề của Đại hội XII được xác định: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ XHCN, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”15. Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng đã xác định các mục tiêu cụ thể, đồng thời hướng tới những dấu mốc phát triển quan trọng: Đến năm 2025, là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đây là một sự điều chỉnh mục tiêu so với Đại hôi XII, thể hiện một cách nhìn thực tế hơn và quyết tâm cao nhất đối với tiến trình CNH, HĐH của nước ta.

Bằng tư duy độc lập sáng tạo của mình, nghiên cứu thực tiễn cách mạng Việt Nam, đồng chí Lê Duẩn đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề cụ thể, từ nội dung đến tiến trình CNH, cả trong điều kiện kháng chiến cũng như kiến quốc, xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Những lý luận đó vẫn còn tính thời sự sâu sắc, đặc biệt đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, bắt buộc chúng ta phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo ra những điều kiện cần thiết về con người và khoa học, công nghệ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, cải thiện điều kiện của người lao động, giải phóng lao động nặng nhọc, tạo điều kiện cho con người thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao, phát triển tự do, toàn diện.Nguyễn Quốc Thanh

1. Lê Duẩn: Cách mạng XHCN ở Việt Nam, Nxb Sự thật, H. 1978, t1, tr. 80-81; 85- 86.
2. Lê Duẩn: Tuyển tập (1965 – 1975); tr.1088
3. Lê Duẩn: Tuyển tập (1965 – 1975);tr. 1090
4. Lê Duẩn: Tuyển tập (1965 – 1975); tr.1094
5. Lê Duẩn: Tuyển tập (1965 – 1975); tr.1089
6. Lê Duẩn: Tuyển tập (1965 – 1975); tr.1090
7. Lê Duẩn: Tuyển tập (1965 – 1975); tr.1097
8. Lê Duẩn: Tuyển tập (1965 – 1975); tr.1090 - 1991
9. Lê Duẩn: Tuyển tập (1965 – 1975); tr.1100
10. Lê Duẩn: Tuyển tập (1965 – 1975); tr.1097
11. Lê Duẩn: Tuyển tập (1965 – 1975); tr.1100
12. Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, sđd, tr.19
13. Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN, 2006, tr. 76
14. Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, sđd, tr. 31
15. Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, sđd, tr. 55
Lần xem: 11363
Tại sao Đảng ta khẳng định con đường công nghiệp hóa ở Việt Nam cần và có thể rút ngắn
Go top