Tại sao kinh tế biển là thế mạnh của Bắc Trung Bộ

(TN&MT) - Với chiều dài đường bờ biển hơn 630km, các tỉnh Bắc Trung Bộ có lợi thế lớn để phải triển kinh tế biển. Trên thực tế, những năm vừa qua, không ít tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… đã “thay da đổi thịt” nhờ phát huy tốt thế mạnh này và hứa hẹn những bước “cất cánh” nhờ dựa vào các thế mạnh từ biển khơi.

Lực lượng tàu cá hùng hậu, sản lượng khai thác cao

Các tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… có lực lượng tàu cá đánh bắt hải sản rất hùng hậu và không ngừng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng phương tiện đánh bắt theo thời gian.

Tại Nghệ An, hiện nay, toàn tỉnh có gần 3.500 tàu cá, với tổng công suất gần 700.000 CV, trong đó số tàu cá trên 12m có 1.762 chiếc. Năm 2021, kế hoạch của Nghệ An tổng sản lượng khai thác hải sản đạt 170.000 tấn hải sản. Trong 10 tháng đầu năm, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng ngư dân đã khắc phục khó khăn, vươn khơi bám biển đánh bắt hải sản. Sản lượng khai thác 10 tháng đầu năm đạt khoảng 150 nghìn tấn, giá trị ước đạt khoảng gần 3.000 tỷ đồng.

Tại sao kinh tế biển là thế mạnh của Bắc Trung Bộ

Kinh tế biển được các tỉnh Bắc Trung Bộ xác định là chiến lược mang đến sự “đột phá” trong phát triển kinh tế.

Quảng Bình là địa phương có bờ biển dài hơn 116km, thềm lục địa hơn 20.000km2; 6 huyện, thị xã, thành phố ven biển với 37 xã, phường có hoạt động nghề cá. Theo thống kê, toàn tỉnh này có 6.792 tàu cá (chiều dài từ 6m trở lên), lao động trực tiếp khai thác trên biển là 24.100 người; sản lượng khai thác thủy sản năm 2020 đạt 73.950 tấn; riêng 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt hơn 72.800 tấn, tăng 3,0% so với cùng kỳ năm trước.

Tại Hà Tĩnh, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh ước đạt gần 40 nghìn tấn. Hiện nay, diện tích nuôi tôm công nghệ cao lên khoảng 1.000ha; năng suất nuôi thâm canh bình quân đạt 10 - 15 tấn/ha/vụ trong ao đất và 20 - 30 tấn/ha/vụ trong ao nuôi công nghệ cao trên cát.

Phát huy thế mạnh cảng biển và du lịch

Phát triển kinh tế biển bền vững không chỉ là hướng đi của các tỉnh Bắc Trung Bộ mà còn là mục tiêu trọng tâm của các tỉnh ven biển trên toàn quốc. Thời gian qua, các tỉnh Bắc Trung Bộ đang đẩy mạnh các giải pháp cơ cấu lại ngành kinh tế biển; trong đó, trọng tâm hướng đến là khai thác bền vững các tiềm năng, lợi thế của vùng biển và ven biển.

Kinh tế biển của Nghệ An ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trong cơ cấu kinh tế, đóng góp khoảng 50% GRDP của tỉnh; trong đó, giá trị tăng thêm bình quân đầu người vùng biển và ven biển cao gấp 1,27 lần so với bình quân toàn tỉnh. Nhiều khu du lịch lớn ở các địa phương ven biển như Cửa Lò, Diễn Thành, Biển Quỳnh, Bãi Lữ, Vinpearl Cửa Hội; Cảng nước sâu Cửa Lò, Cảng xăng dầu DKC, Cảng Vissai Nghi Thiết cũng được xây dựng, đưa vào sử dụng...

Từ năm 2020 đến tháng 8/2021, số lượng tàu thuyền và hàng hóa thông qua cảng biển của Quảng Bình là 2.066 lượt tàu, gần 5,5 triệu tấn hàng hóa. Ngoài các bến cảng đang khai thác, hiện nay có 5 dự án cảng biển được xúc tiến đầu tư; ưu tiên xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics và các tuyến đường giao thông, kết nối liên thông Cảng biển Hòn La thành cảng nước sâu trung chuyển quốc tế với đường QL12, nối Lào và Đông Bắc Thái Lan, Mianma và các nước trong khu vực...

Tại Hà Tĩnh, từ nhiều năm nay, Khu kinh tế Cảng biển Vũng Áng được xem là “hạt nhân” của kinh tế tỉnh này. Trong đó, điểm nổi bật của Khu kinh tế Vũng Áng là Khu liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa (FHS) đi vào hoạt động ổn định. Tính đến thời điểm này, đây là dự án FDI lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 12,787 tỷ USD.

Theo Sở Công Thương Hà Tĩnh, FHS đã góp phần đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Tĩnh tăng cao. Quý I/2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt 1.018,6 triệu USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 366,55 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 652,09 triệu USD. Góp phần rất quan trọng trong việc đưa kim ngạch xuất nhập khẩu toàn tỉnh tăng là xuất khẩu sản phẩm thép, phôi thép và nhập khẩu nguyên liệu của FHS.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, mặc dù đã có một vài dự án về công nghiệp lớn như lọc dầu Nghi Sơn, song khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế vẫn là “vùng trũng” của kinh tế đất nước. Cùng với đó, sự lúng túng với các mô hình kinh doanh mới là điểm nghẽn rất cần được tháo gỡ. “Chính phủ cần dẫn dắt, yểm trợ doanh nghiệp bằng cách định hướng phát triển của ngành nghề, lĩnh vực, gọi các doanh nghiệp tư nhân đến để phát triển các trọng tâm này”, ông Lộc nói.

Bà Vũ Thị Hoàng Điệp, Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT), khẳng định về cơ bản khu vực này chưa đạt các mục tiêu. Nhiều địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, một số tỉnh chưa xác định được ngành kinh tế biển dựa trên lợi thế so sánh của địa phương. Theo bà Điệp, thể chế cho phát triển kinh tế các tỉnh miền Trung và phát triển toàn vùng còn thiếu, chưa đồng bộ, đặc biệt là thể chế phân cấp, quản lý kinh tế, thể chế liên kết vùng.

Để phát triển tiểu vùng Bắc Trung bộ, bà Điệp chỉ ra 4 trụ cột chính là: phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tập trung nâng cấp tuyến giao thông nội vùng, giao thông nông thôn để tăng cường liên kết nội vùng và liên vùng. Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển kết hợp với khai thác du lịch nhân văn - thế mạnh của vùng Bắc Trung bộ, hình thành và phát triển các cụm du lịch. Đẩy mạnh phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, trong đó tập trung phát triển cảng biển nước sâu tại Vũng Áng và các dịch vụ logistics và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó phát triển ngư nghiệp, tập trung vào đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản... Bà Điệp cũng đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách đặc thù, mang tính đột phá với vùng Bắc Trung bộ, trong đó cần cơ chế điều phối vùng theo hướng phải có thực quyền, hiệu lực và hiệu quả.

"Cần doanh nghiệp đầu tư nuôi biển"

Ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, cũng nhấn mạnh việc xây dựng hệ thống giao thông ven biển, phục vụ doanh nghiệp phát triển du lịch, phát triển các khu đô thị ven biển. Cùng với đó, cần có cơ chế khuyến khích phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực bắc miền Trung. “Theo đó, mỗi tỉnh đề xuất 3 - 5 cụm ngành, sản phẩm mà địa phương có thế mạnh để tham gia cụm liên kết và kêu gọi đầu tư”, ông Dung nói.

Theo bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công thương), vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và khu vực miền Trung đến năm 2025 tầm nhìn 2035 có thế mạnh nhất là công nghiệp chế biến thủy sản và không gian công nghiệp ven biển như Thanh Hóa với lọc hóa dầu; Nghệ An, Hà Tĩnh có cảng, cơ khí… và các địa phương nên tập trung thu hút đầu tư.

Tuy nhiên, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), thông tin hiện nay, sản lượng thủy sản vùng chỉ chiếm 1 - 3% tổng sản lượng thủy sản nuôi của cả nước. Tàu khai thác chủ yếu hoạt động gần bờ. Do đó, ứng dụng khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản là mục tiêu cần hướng tới. Ngoài ra, các địa phương phải có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư khai thác xa bờ, nuôi biển, chế biến thủy sản gắn với công nghiệp. "Phải có doanh nghiệp trong đầu tư nuôi biển", ông Luân nói.

Tin liên quan

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?

Đề bài

Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?

Lời giải chi tiết

- Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng: gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: nhiều bãi biển, hang động vườn quốc gia đẹp và nổi tiếng

Bãi biển: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Hà Tĩnh), Nhật Lệ ( Quảng Bình), Lăng Cô (Huế).

Thắng cảnh, hang động: Phong Nha – Kẻ Bảng, động Thiên Đường, hang Sơn Đoòng (Quảng Bình).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm các di tích văn hóa -lịch sử, chùa, lễ hội:  Ngã ba Đồng Lộc, Cố đô Huế, chùa Thiên Mụ, quê Bác Hồ, mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp, lễ hội Hoa Sen (Nghệ An), ẩm thực Huế, nhã nhạc cung đình Huế….

-  Khí hậu: thuận lợi, không quá khắc nghiệt, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm.

- Nhiều trung tâm thương mại lớn, các khu vui chơi, mua sắm được xây dựng là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch.

- Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát triển: tuyến đường sắt (Bắc – Nam), các tuyến quốc lộ quan trọng (QL 1A, 7,8,9), sân bay: Vinh, Phú Bài…

- Vị trí trung chuyển của lãnh thổ Việt Nam, hoạt động du lịch diễn ra dễ dàng hơn, thu hút khách du lịch từ phía Bắc và phía Nam lãnh thổ cũng như nước ngoài.

 loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 - Xem ngay

Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Bắc Trung Bộ liền kề với Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.

- Về mặt tự nhiên:

+ Có dải đồng bằng ven biển: Thanh - Nghệ - Tỉnh, Bình - Trị - Thiên.

+ Đất phù sa mới tập trung ở các con sông. Đất cát biển. Đất feralit ở vùng rìa đồng bằng. Một số nơi có đất đỏ badan. Có khả năng trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Rừng có diện tích tương đối lớn.

+ Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

+ Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Về mặt kinh tế-xã hội:

+ Dân số đông (10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), nguồn lao động dồi dào. Ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào.

+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.