Tại sao mụn trứng cá mọc nhiều

Tại sao mụn trứng cá mọc nhiều
Sự tăng tiết bã nhờn
Tại sao mụn trứng cá mọc nhiều
sự tăng sừng
Tại sao mụn trứng cá mọc nhiều
Sự viêm nhiễm
Tại sao mụn trứng cá mọc nhiều
Quá trình thâm nhập của vi sinh vật

01. Sự tăng tiết bã nhờn

Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Về mặt sinh lý, tuyến bã nhờn tiết ra một chất dầu gọi là bã nhờn nhằm bôi trơn tóc và da.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như hóc-môn, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền.

Quá trình tiết bã nhờn bị xáo trộn có thể gây nên chứng Viêm da Tiết bã, một loại viêm phổ biến khiến da bị bong tróc, đóng vảy trắng hoặc vàng ở các khu vực da nhờn như ở đầu hoặc bên trong tai. Tìm hiểu thêm về Sự tăng tiết bã nhờn.

>>> Xem thêm: Mụn dị ứng trên da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hữu hiệu

02. Sự tăng sừng  Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài da dày lên. Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn. Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn (sự tăng tiết bã nhờn) kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắt lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắt ấy ở gần bề mặt da.

03. Quá trình thâm nhập của vi sinh vật

Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại (propionibacteria) có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang .

04. Sự viêm nhiễm


Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.

>>> Xem thêm: 10 cách trị mụn ẩn dưới da hiệu quả được các chuyên gia da liễu khuyên dùng

Mụn trứng cá là bệnh da thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở tuổi thanh thiếu niên với các tổn thương nhân trứng cá, các bọc, các mụn mủ, có khi để lại sẹo trên mặt ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Trứng cá gây cho “khổ chủ” cảm giác bối rối, bất an trong giao tiếp thậm chí dẫn đến tâm lý bi quan, trầm cảm, kém tự chủ, xa lánh bạn bè.

Tại sao mụn trứng cá mọc nhiều

 Sơ đồ cấu tạo nang lông trong da.

 Sơ đồ cấu tạo nang lông trong da.

Ở tuổi dậy thì, các nội tiết tố phát triển tác động tới nhiều cơ quan tổ chức trong đó có da. Dưới tác động của nhiều chất nội tiết, da căng ra và các tuyến bã tăng tiết chất nhờn. Nhưng khi các tuyến bã bị tắc nghẽn do viêm nhiễm và dính bụi ở các mức độ khác nhau, dẫn đến các tổn thương như: hình thành những bọc mủ hay mụn rắn được gọi là mụn, mụn cám hay mụn trứng cá. Mụn trứng cá mọc chủ yếu ở mặt, ngực, quanh cổ. Nếu viêm nhiễm nhẹ, mụn trứng cá thường không để lại dấu vết. Tuy nhiên những trường hợp mụn bọc to, nhiễm khuẩn nặng thì có thể để lại sẹo. Như vậy, mụn trứng cá là một bệnh lý của da do nhiễm khuẩn lỗ chân lông và tuyến bã, hoặc do phản ứng của da với các loại hóa chất, hóa mỹ phẩm, kem dưỡng da không thích hợp gây ra.

Quá trình hình thành mụn trứng cá

- Ở lỗ chân lông có một tuyến tiết ra chất nhờn thoát ra ngoài lỗ chân lông làm cho da khỏi bị khô. Giai đoạn dậy thì, tuyến này tiết ra nhiều chất nhờn khi bị khô đọng lại trong lỗ chân lông cùng với vi khuẩn có trên mặt da và lớp tế bào da chết tạo thành một cái nút bít lỗ chân lông lại gây nên ổ viêm, gọi là trứng cá. Trứng cá có khi trắng, có khi đốm đen, tùy theo cái nút nghẹt nhiều hay ít.

- Khi lỗ chân lông bị bít tắc, vi khuẩn kỵ khí nhất là loại P. acnes phát triển mạnh gây ngứa ngáy và tạo ổ viêm thành mụn trứng cá thực sự, biểu hiện là mụn nhỏ, tấy đỏ, có đốm mủ. Với thể nhẹ, mủ chỉ có ở nông trên lớp da ngoài. Trường hợp nặng là trứng cá nổi cục, khi viêm mủ sâu vào trong da thành mụn mủ bọc. Bọc mủ này có khi vỡ ra bên trong da và lan ra thành những bọc mủ lớn hơn, có khi nhiều bọc mủ ở dưới da ăn thông với nhau như ngõ ngách rất khó điều trị.

- Sẹo: trứng cá thường mọc ở mặt, cổ, vai lưng và ngực vì lỗ chân lông ở các vị trí này lớn hơn và tuyến sinh chất nhờn trong lỗ chân lông cũng lớn hơn các nơi khác. Trứng cá nhẹ thì không để lại sẹo, nhưng trứng cá nặng, khi bọc mủ vỡ ra ngoài và lành rồi thì thường có sẹo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trứng cá

-Chất nội tiết nam: làm cho các tuyến tiết chất nhờn ở lỗ chân lông to lên và tiết nhiều chất nhờn hơn. Do đó thanh thiếu niên nam đến tuổi dậy thì thường có nhiều trứng cá. Ở nữ cũng có chất nội tiết nam do tuyến thượng thận tiết ra, nếu nữ cường nội tiết nam thì cũng có nhiều mụn trứng cá.

Theo một nghiên cứu, tại Hoa Kỳ có khoảng 17 triệu người đi khám để chữa trứng cá ở các phòng mạch mỗi năm. Trong độ tuổi từ 12 - 25, thì có tới 85 % bị mụn trứng cá, nhiều nhất là tuổi 17-18 ở nam và 16 - 17 tuổi ở nữ. Trứng cá cũng có ở độ tuổi trên dưới 40 với tỷ lệ mắc khoảng 25%.

- Vi khuẩn phát triển trong chất nhờn bị đóng nghẹt ở lỗ chân lông, khi đó các tế bào bạch huyết của cơ thể được huy động đến để diệt vi khuẩn, kết quả là làm tổn thương tuyến sinh chất nhờn nơi lỗ chân lông và tạo ra mủ của mụn trứng cá.

- Một số yếu tố như: mỹ phẩm, một vài thứ thuốc như isoniazid, dilantin, một số hóa chất dùng trong kỹ nghệ có thể làm trứng cá mọc nhiều; thời tiết nóng và độ ẩm cũng làm tăng mụn trứng cá.

Điều trị và phòng mụn trứng cá như thế nào?

Điều trị mụn trứng cá thường phải kết hợp nhiều phương pháp mới có kết quả. Thuốc bôi chỉ có tác dụng làm cho các tuyến được thông thoáng, làm sạch chất bã, chống nhiễm khuẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn trứng cá nặng phải sử dụng kháng sinh uống kéo dài hàng tháng theo chỉ định của bác sĩ. Có thể dùng một trong các thuốc sau để điều trị: các thuốc dùng tại chỗ như peroxid, tretinoin, erythromicin; thuốc uống: doxycyclin, tretinoin và các trị liệu nội tiết tố, dian 35, roacutan phối hợp với săn sóc da mặt.

Để phòng mụn trứng cá cần thực hiện một số biện pháp như sau: không nên ăn nhiều thức ăn có nhiều dầu, mỡ, hạt tiêu, tỏi, ớt, cà phê, rượu; nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin C; uống nhiều nước đun sôi để nguội, ít dùng cà phê, ca cao, chocolate và các loại nước ngọt có ga; nên ngủ đủ từ 7-8 giờ mỗi ngày; tránh các loại stress mạnh hoặc nhẹ nhưng trường diễn; rửa mặt bằng nước sạch 2-3 lần mỗi ngày; không nên tự ý nặn mụn để tránh nhiễm khuẩn lan rộng; tránh lạm dụng mỹ phẩm; tập thể dục đều hằng ngày, tham gia một vài môn thể thao như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu..., luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan yêu đời.


Bề mặt làn da của chúng ta được bao phủ bởi rất nhiều lỗ nhỏ, thường được gọi là các nang lông hoặc các lỗ chân lông, chúng chứa các tuyến dầu giúp giữ ẩm cho da và tóc.Trong giai đoạn dậy thì, các nội tiết tố có thể làm cho da tiết quá nhiều dầu nhờn, dẫn đến tắc lỗ chân lông, từ đó hình thành nên mụn. Nếu như trên đầu mụn có màu đen gọi là mụn đầu đen; nếu như trên đầu mụn màu trắng thì gọi là mụn đầu trắng.

2. Biểu hiện của mụn trứng cá

Các triệu chứng của mụn trứng cá bao gồm sưng đỏ xung quanh vùng có mụn và xuất hiện những nốt nhỏ màu đỏ. Nếu lỗ chân lông bị bít tắc vỡ ra, tình trạng sưng và những mụn đỏ sẽ càng nhiều, những mụn nằm sâu bên trong da có thể gây đau đớn nghiêm trọng hơn. Hầu hết mụn thường xuất hiện ở trên mặt, nhưng cũng có thể ở trên cổ, lưng, ngực và vai. Mụn và các vết sẹo do mụn để lại có thể ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến stress và trầm cảm.

Tại sao mụn trứng cá mọc nhiều

Các triệu chứng của mụn trứng cá bao gồm sưng đỏ xung quanh vùng có mụn và xuất hiện những nốt nhỏ màu đỏ.

3. Nguyên nhân và một số yếu tố có thể gây nên mụn

Sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi vị thành niên làm tăng tiết lượng dầu trên da là một yếu tố. Các yếu tố khác như độ ẩm cao, mồ hôi và stress cũng có thể làm tình trạng mụn thêm trầm trọng. Một số loại thuốc cũng có thể gây ra mụn. Ngoài ra, các nhà khoa học tin rằng di truyền có đóng một vai trò nhất định: nếu như bố mẹ đã từng có mụn hồi thiếu niên thì con của họ cũng có khả năng bị mụn.

Mụn trứng cá có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em và người lớn tuổi, kể cả những người đã ngoài 30, 40 hay 50 tuổi. Có tới 80% số người từ 11 đến 31 tuổi có mụn, với 27% trong số đó có tình trạng mụn nặng và thường để lại sẹo. Trong suốt thời niên thiếu, mụn thường gặp ở các bé trai;nhưng ở tuổi trưởng thành, mụn lại phổ biến hơn ở phụ nữ. Đến khi 40 tuổi, mụn vẫn có thể gặp ở 5% phụ nữ và đàn ông.

Một vấn đề gây tranh cãi hiện nay là liệu chế độ ăn uống có phải nguyên nhân gây mụn hay không? Trong khi sô-cô-la, bánh pizza và các loại hạt không có vẻ là nguyên nhân gây mụn, một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu đường tinh luyện và các sản phẩm từ sữa có khả năng liên quan tới mụn. Có một mối tương quan rõ ràng giữa sữa tách kem và mụn so với các sản phẩm từ sữa khác: những người uống 2 li sữa tách kem mỗi ngày có nguy cơ bị mụn cao hơn 44% . Sữa tách kem là sữa đã tách toàn bộ kem khỏi sữa toàn phần, chứa lượng chất béo tối đa 0,5%. Bánh mì trắng, cơm, khoai tây và mì ống có thể cũng đóng vai trò trong việc gây ra mụn.

4. Điều trị mụn trứng cá có khó?

Việc điều trị mụn tập trung vào 4 mục tiêu:

  • Chữa lành những mụn hiện có.
  • Ngăn chặn những tổn thương sẽ hình thành.
  • Ngừa sẹo.
  • Giảm thiểu căng thẳng về tâm lý và bối rối khi có mụn.

Hầu hết quá trình điều trị mụn đều phải áp dụng một liệu trình điều trị phối hợp có thể tốn kém và kéo dài nhiều đợt trước khi có kết quả mong muốn.Tuy nhiên những liệu pháp này không đảm bảo 100% bệnh nhân sẽ hết mụn.

Kháng sinh đường uống, kháng sinh dùng ngoài da, spironolacton và isotretinoin, acid retinoic dạng kem hoặc gel, acid azelaic bôi ngoài da. Ngoài ra còn có thể dùng một số thuốc khác: sulfur và benzoyl peroxid.

Nếu các thuốc không cần kê đơn không đạt được hiệu quả như mong muốn, bác sĩ da liễu có thể kê loại thuốc khác có tác dụng mạnh hơn. Hầu hết các loại thuốc kể trên đều giúp lỗ chân lông trên da không còn bị bít tắc, từ đó làm giảm tình trạng hoặc loại bỏ mụn. Tất cả các thuốc trị mụn đều có tác dụng phụ và bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ thông báo cho bạn vấn đề này.

6. Một số mẹo để kiểm soát mụn trứng cá

- Rửa mặt hai lần một ngày và sau khi đổ mồ hôi nhiều. Ra mồ hôi làm tình trạng mụn nặng thêm.

- Sử dụng tay sạch để rửa mặt nhẹ nhàng, dùng các loại sữa rửa mặt không ăn mòn da. Việc sử dụng khăn lau hoặc miếng bọt biển có thể gây kích ứng da.

- Tránh việc tẩy mụn.

- Cạo râu cẩn thận.

- Gội đầu thường xuyên. Nếu như tóc có nhiều dầu thì gội đầu hàng ngày. Không để tóc chạm vào mặt.

- Tránh chạm tay vào mặt, điều đó có thể làm xuất hiện mụn và mụn tái phát nặng hơn.

- Lựa chọn và sử dụng sản phẩm trang điểm cẩn thận. Chọn những sản phẩm không chứa dầu và phải tẩy trang cẩn thận trước khi ngủ.

- Tránh ánh nắng mặt trời và không dùng giường ngủ bọc da.Vì một số thuốc điều trị mụn có thể làm cho da trở nên cực kì nhạy cảm với ánh nắng và các đồ dùng bằng da.

- Chọn dùng những thuốc/sản phẩm không cần kê đơn phù hợp với làn da của bạn. Các loại kem, sữa rửa mặt và xà bông có những cơ chế tác động khác nhau để giảm tiết dầu ở lỗ chân lông. Bạn có thể phải thử vài loại trước khi tìm ra được một loại phù hợp cho mình.

- Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu nếu như các thuốc/sản phẩm không cần kê đơn đã dùng nhưng không có hiệu quả.

- Không được nặn mụn.

Nếu như tình trạng mụn làm bạn chán nản, hãy đến gặp bác sĩ da liễu ngay lập tức.

Tại sao mụn trứng cá mọc nhiều

Mụn nếu không được điều trị có thể dẫn tới sẹo, trầm cảm và stress.

7. Điều trị sẹo để lại do mụn

Sẹo do mụn để lại có thể nhẹ hoặc nặng, vết sẹo có thể nằm sâu trong mô. Bốn liệu pháp thường dùng để điều trị sẹo do mụn là:

  • Sử dụng tia laser tái tạo lại bề mặt da
  • Kĩ thuật bào da
  • Lột da bằng hóa chất
  • Sử dụng các chất làm đầy

Sử dụng laser giúp loại bỏ từng lớp da với độ chính xác cao để các tế bào da được hình thành mới trong quá trình điều trị mang lại một làn da săn chắc và tươi trẻ hơn.

Kỹ thuật mài da, còn gọi là chà nhám, cũng giúp loại bỏ các lớp da.

Lột da bằng hóa chất là phương pháp dùng một loại dung dịch bôi trên da để làm nó "phồng hơn" và cuối cùng là bóc ra được; làn da mới lộ ra thường nhẵn nhụi hơn làn da cũ. Các chất làm đầy được tiêm vào trong da, làm vết sẹo đầy lên và dần ngang bằng với bề mặt da bình thường.Tác dụng của các chất làm đầy kéo dài từ 6 đến 18 tháng.Ngoài ra, phẫu thuật trị mụn cũng là một biện pháp điều trị giúp nâng các vết sẹo lên và qua thời gian, một số vết sẹo sẽ mờ dần.

Bác sĩ có thể kê một số thuốc có tác dụng ngừa sẹo đã được phê duyệt ví dụ như Bellafill. Ngoài ra, isotretinoin cũng rất hiệu quả trong việc điều trị mụn và ngừa sẹo, tuy nhiên nó có thể gây dị tật bẩm sinh trên thai nhi nên không được sử dụng cho phụ nữ có thai.

Mụn nếu không được điều trị có thể dẫn tới sẹo, trầm cảm và stress. Việc điều trị mụn sớm và đúng cách là rất quan trọng để có thể đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế hoặc ngăn ngừa sẹo.

Tại sao mụn trứng cá mọc nhiều
Mụn thâm nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để xử lý?

Xem thêm video được quan tâm:

Triển khai tiêm mũi 3, nguồn vaccine ở đâu? | SKĐS