Tại sao ngâm kim loại kiềm trong dầu hoả

Trong phòng thí nghiệm kim loại Na được bảo quản

  • Để bảo quản Natri người ta phải ngâm Natri trong
  • Bảo quản Na trong phòng thí nghiệm
  • Câu hỏi vận dụng liên quan

Để bảo quản Natri người ta phải ngâm Natri trong được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến trong phòng thí nghiệm kim loại Na được bảo quản. Cũng như nhắc lại các nội dung lý thuyết, câu hỏi liên quan. Giúp bạn đọc vận dụng tốt vào giải các dạng câu hỏi liên quan.

Để bảo quản Natri người ta phải ngâm Natri trong

A. phenol lỏng

B. dầu hoả

C. nước

D. ancol etylic

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Để bảo quản Natri người ta phải ngâm Natri trong dầu hỏa

Để bảo quản Na cũng như các kim loại kiềm khác, người ta sẽ ngâm chìm chúng trong dầu hỏa do các kim loại kiềm khử dễ dàng nước (có thể là hơi nước trong không khí...)

Đáp án B

Bảo quản Na trong phòng thí nghiệm

Thông thường, để bảo quản Natri cũng như các kim loại kiềm khácngười ta ngâm Natri trong dầu hỏa. Bởi vì Natri rất dễ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, đặc biệt vào những ngày thời tiết ẩm ướt, sẽ rất dễ xảy ra phản ứng hóa học, nên việc bảo quản Natri trong dầu hỏa sẽ giúp tránh được các tình trạng trên.

Natri là một kim loại kiềm có nhiều trong các loại khoáng vật như felspat, sodalite và đá muối. Natri được kí hiệu “Na” mang hóa trị I, nằm trong bảng nguyên tố hóa học.

Na tác dụng với H2O tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.

Na tác dụng với phenol lỏng

Natri tác dụng với H2 ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400⁰C tạo thành natri hidrua.

Khi đốt trong không khí hay trong oxi, Na cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.

Natri dễ dàng khử ion H+ (hay H3O+) trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng...) thành hidro tự do.

Natri nổ khi tiếp xúc với axit.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm để bảo quản Na có thể ngâm Na trong

A. H2O

B. Dầu hoả.

C. NH3 lỏng

D. C2H5OH

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 2. Để bảo quản Na trong phòng thí nghiệm người ta dùng cách nào sau đây

A. Ngâm trong nước

B. Ngâm trong dầu hỏa

C. Ngâm trong rượu

D. Bảo quản trong khí NH3

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 3. Để bảo quản các kim loại kiềm cần

A. ngâm chúng trong rượu nguyên chất

B. ngâm chúng trong dầu hỏa

C. ngâm chúng vào nước

D. giữ trong lọ có nắp đậy kín

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 4.Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm?

A. số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất

B. số lớp electron

C. số electron ngoài cùng của nguyên tử

D. cấu tạo đơn chất kim loại

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 5.Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm ?

A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau: lập phương tâm khối.

B. Dễ bị oxi hóa.

C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tử kim loại kiềm thấp hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì.

D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1 e ở phân lớp d.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 6.Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại kiềm:

A. Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

C. Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.

D. Điều chế kim loại hoạt động yếu hơn bằng phương pháp nhiệt luyện.

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 7.Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.

B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.

D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

Xem đáp án

Đáp án B

-----------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Để bảo quản Natri người ta phải ngâm Natri trong. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Câu hỏi: Đểbảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

A.phenollỏng

B.dầuhoả

C.nước

D.ancoletylic

Lời giải:

Đáp án đúng:B -Dầuhoả

Giải thích:

Thông thường, để bảo quản Natricũng như các kim loại kiềm khácngười ta ngâm Natri trong dầu hỏa. Bởi vì Natri rất dễ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, đặc biệt vào những ngày thời tiết ẩm ướt, sẽ rất dễ xảy ra phản ứng hóa học, nên việc bảo quản Natri trong dầu hỏa sẽ giúp tránh được các tình trạng trên.

Kiến thức mở rộng:

Natri là một kim loại kiềm có nhiều trong các loại khoáng vật như felspat, sodalite và đá muối. Natri được kí hiệu “Na” mang hóa trị I, nằm trong bảng nguyên tố hóa học.

Tính chất vật lý Natri

- Kim loại kiềm. Trắng – bạc (lớp mỏng có sắc tím), nhẹ, rất mềm, dễ nóng chảy. Hơi natri màu đỏ thẫm bao gồm những nguyên tử natri (nhiều) và phân tử Na2. Ở những điều kiện đặc biệt, tạo nên dung dịch keo màu chàm - tím của natri trong ete.

- Có khối lượng riêng là 0,968 g/cm³; có nhiệt độ nóng chảy là 97,83⁰C và sôi ở 886⁰C.

- Na tác dụng với H₂O tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.

- Natri tác dụng với H₂ ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400⁰C tạo thành natri hidrua.

- Khi đốt trong không khí hay trong oxi, Na cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.

- Natri dễ dàng khử ion H+ (hay H₃O+) trong dung dịch axit loãng (HCl, H₂SO4 loãng...) thành hidro tự do.

- Natri nổ khi tiếp xúc với axit.

Tính chất hóa họcNatri

* Natri có tính khử mạnh: Na → Na+ + 1e

– Khi đốt trong không khí hay trong oxi, Na cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.

4Na + O2→2Na2O

– Khi đốt với axit Natri dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng…) thành hydro tự do.

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2.

2Na + H2SO4→ Na2SO4+ H2.

– Natri đều tác dụng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

–Natri tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành natri hidrua.

2Na (lỏng) + H2(khí) →2NaH (rắn)

* Trong tự nhiên

Natri chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ Trái Đất, làm nó trở thành nguyên tố phổ biến thứ tám nói chung và là kim loại kiềm phổ biến nhất.Na có 13 đồng vị của natri đã được biết đến. Đồng vị ổn định duy nhất là 23Na.

Điều chế

Điện phân muối halogenua hay hidroxit nóng chảy.

2NaCl→2Na + Cl2↑

Ứng dụng của Natri trong đời sống

Natri là thành phần quan trọng trong sản xuất este và các hợp chất hữu cơ. Kim loại kiềm này là thành phần của clorua natri (NaCl) (muối ăn) là một chất quan trọng cho sự sống.

Natri được sử dụng nhiều trong sản xuất xà phòng, làm trơn bề mặt kim loại. Ngoài ra, chúng còn được biết đến là nguyên liệu quan trọng trong việc sản xuất các loại đèn hơi, dẫn điện, dẫn nhiệt khá tốt.

Các ứng dụng khác:

+ Trong một số hợp kim để cải thiện cấu trúc của chúng.

+ Trong xà phòng (trong hợp chất với các axít béo).

+ Để làm trơn bề mặt kim loại.

+ Để làm tinh khiết kim loại nóng chảy.

+ Trong các đèn hơi natri, một thiết bị cung cấp ánh sáng từ điện năng có hiệu quả.

+ Như là một chất lỏng dẫn nhiệt trong một số loại lò phản ứng nguyên tử.

Các dạng hợp chất của Natri

– Natri hidroxit: NaOH

– Natri hiđrocacbonat: NaHCO3

– Natri cacbonat: Na2CO3