Tại sao người có nhóm máu o có thể truyền

Nhóm máu O chiếm đến gần 45% dân số Việt Nam và theo bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thì trung bình cứ 2 bệnh nhân cần truyền máu thì có 1 bệnh nhân nhóm máu O.

Nhóm máu được xác định bởi các gen di truyền từ bố mẹ và phân làm hai loại Rh dương tính hoặc Rh âm tính cho bốn nhóm máu A, B, O, AB. Vậy nên, nhóm máu ở người sẽ gồm có 8 nhóm nhỏ là A+, A-, B+, B-, O+, O-, AB+ và AB-. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về nhóm máu O, nhóm máu được cho là hào phóng nhất trong số các nhóm máu.

1. Nhóm máu O là gì?

Nhóm máu O là nhóm máu mà huyết tương chứa cả kháng thể kháng A và kháng B, nhưng bề mặt của hồng cầu không chứa bất kỳ kháng nguyên A hoặc B nào.

Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất, chiếm 42,1% trong tổng dân số Việt Nam. Dựa theo tỷ lệ nhóm máu – Rh và quy luật cho nhận thì nhóm máu O- sẽ gặp nhiều rủi ro nhất vì chỉ nhận được từ chính nó.

2. Nguyên tắc truyền máu

LOẠI MÁU TRUYỀN NHẬN
A+A+, AB+A+, A-, O+, O-
B+B+, AB+B+, B-, O+, O-
O+O+, A+, B+, AB+O+, O-
AB+AB+Mọi người
A-A+, A-, AB+, AB-A-, O-
B-B+, B-, AB+, AB-B-, O-
O-Mọi ngườiO-
AB-AB+, AB-AB-, A-, B-, O-

Tại sao người có nhóm máu o có thể truyền

Theo như bảng nguyên tắc truyền máu trên thì có một vài điểm cần lưu ý như:

  • Nhóm máu O- có thể truyền máu cho hầu hết mọi người nhưng chỉ có nhận được máu của chính mình, đó cũng là lý do vì sao đây được gọi là nhóm máu hào phóng. Đây cũng là nhóm máu thường được sử dụng để cấp cứu y tế khi chưa tìm được ngay nhóm máu.
  • Việc truyền và nhận máu phải được thực hiện theo đúng bảng nguyên tắc truyền máu trên để tránh hiện tượng hồng cầu ngưng kết.
  • Phản ứng chéo cần được thực hiện kèm là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết
  • Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc bắt buộc là hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận và chỉ truyền máu với số lượng ít khoảng 250ml với tốc độ truyền rất chậm.

Xem ngay: Thiếu vitamin B12 có nguy hiểm không và triệu chứng thường gặp?

3. Đặc điểm của người mang nhóm máu O

Khái niệm về tính cách nhóm máu có vẻ khá xa lạ với chúng ta nhưng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm máu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính cách của một người. Bằng chứng là ở các nước như Nhật Bản, người ta rất thích hỏi nhóm máu của một người và sử dụng chúng như một công cụ để đánh giá xem đó có phải là ứng viên tiềm năng cho vị trí mà họ đang tuyển dụng hay không.

Tại sao người có nhóm máu o có thể truyền

Sau đây là một vài đặc điểm tính cách của người mang nhóm O:

  • Có lẽ vì nhóm máu O có thể truyền máu cho mọi nhóm máu khác nên những người nhóm máu này thường hướng ngoại, ngoại giao giỏi và dễ dàng kết bạn, làm quen với bất kỳ một ai đó.
  • Nhóm máu O có thể thích nghi khi được truyền đến những nhóm máu khác nên những người nhóm máu này đều thích nghi tốt với những thay đổi, họ kiêng cường và linh hoạt trong cuộc sống để có thể làm xử lý các tình huống khó khăn một cách tốt nhất.
  • Những người nhóm máu này cũng là những người táo bạo, có thói quen đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân và làm tất cả những gì có thể để đạt được chúng. Người Nhật gọi những người nhóm máu O là chiến binh vì họ mạnh mẽ và bền bỉ. Những người này trung thực và ghét những người che giấu sự thật.
  • Đặc điểm tính cách nổi bật: Lãnh đạo, dễ gần, quan điểm tích cực, tự tin, điềm tĩnh, hướng ngoại, thận trọng, trung thành, ôn hòa, đam mê, độc lập, đáng tin cậy, vô tư, xu hướng và tận tụy.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về nhóm máu O, cũng như giúp bạn giải đáp các câu hỏi về nhóm máu này như nhóm O có hiếm không, nhóm máu O nhận được nhóm máu nào, nhóm máu O là gì, nhóm máu O có mấy loại, nhóm máu O hợp với nhóm máu nào.

Nguồn tham khảo:

Blood groups

https://www.nhs.uk/conditions/blood-groups/

Blood Type Personality: What Does Your Blood Type Personality Say About You?

https://www.betterhelp.com/advice/personality/blood-type-personality-what-doesyour-blood-say-about-you/

Everything you need to know about blood types

https://www.medicalnewstoday.com/articles/218285

Nhóm máu O là nhóm máu thuộc hệ kháng nguyên ABO, nhóm máu này khá thường gặp trong các nhóm máu của người Việt Nam. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem nhóm máu này có những điểm gì đặc biệt qua bài viết dưới đây cùng Docosan.

Nhóm máu O khác nhóm máu khác như thế nào?

Có 2 loại kháng nguyên trên màng hồng cầu là kháng nguyên A và kháng nguyên B, và tương tự đó là kháng thể kháng kháng nguyên A (kháng thể α) và kháng thể kháng kháng nguyên B (kháng thể β) xuất hiện trong huyết tương.

Dựa trên sự có mặt của 2 loại kháng nguyên A và B này trên màng hồng cầu và 2 loại kháng thể tương ứng xuất hiện trong huyết tương mà ta phân nhóm máu là làm 4 nhóm:

  • Nhóm máu A: Màng hồng cầu có kháng nguyên A và trong huyết tương có kháng thể β
  • Nhóm máu B: Màng hồng cầu có kháng nguyên B và trong huyết tương có kháng thể α
  • Nhóm máu O: Màng hồng cầu không có kháng nguyên A, B và trong huyết tương có kháng thể α, β
  • Nhóm máu AB: Màng hồng cầu có kháng nguyên A, B và trong huyết tương không có kháng thể α, β

Tại sao người có nhóm máu o có thể truyền
Nhóm máu O khác nhóm máu khác như thế nào?

Nhóm máu O Rh là gì?

Rh là viết tắt của từ Rhesus, một hệ kháng nguyên đa dạng và phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên, trong đó có 5 loại chính là: kháng nguyên Rh(D), Rh(C), Rh(c), Rh(E), Rh(e). Trong đó kháng nguyên D phổ biến và có ý nghĩa nhất.

Dựa trên kháng nguyên D của hệ Rh thì nhóm máu O Rh gồm 2 nhóm sau:

  • Nhóm máu O Rh(D) dương (O Rh+): Màng hồng cầu có kháng nguyên D
  • Nhóm máu O Rh(D) âm (O Rh-): Màng hồng cầu không có kháng nguyên D
Tại sao người có nhóm máu o có thể truyền
Nhóm máu O Rh là gì?

Tỉ lệ nhóm máu ở Việt Nam như thế nào?

Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 42,1%, nhóm B khoảng 30,1%, nhóm A khoảng 21,2% và nhóm AB khoảng 6,6%. Vậy có thể thấy nhóm máu O không phải là một nhóm máu hiếm vì tỉ lệ gặp nhóm O ở người Việt Nam lên đến tận 42,1% – chiếm nhiều nhất trong các nhóm máu hệ ABO.

Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-. Ở Việt Nam, đa số mang Rh(D)+, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O Rh-, A Rh-, B Rh-, AB Rh-) ước tính chỉ chiếm khoảng 0,004% dân số.

Nhóm máu O có thể truyền được cho những nhóm máu nào?

Nhóm máu O có thể truyền cho tất cả người nhận có nhóm máu thuộc hệ ABO (nhóm máu A, nhóm máu B và nhóm máu AB) nên nhóm O còn được gọi là nhóm máu chuyên cho. Nhưng lại chỉ có thể nhận được từ những người có cùng nhóm máu O.

Tuy nhiên để tránh tai biến trong quá trình truyền máu, đảm bảo an toàn cho người nhận thì hiện nay các Tổ chức y khoa trên thế giới khuyến cáo rằng:

  • Truyền máu cùng nhóm máu là tốt nhất: nhóm máu O nên truyền cho nhóm máu O
  • Nếu đó là trường hợp khẩn cấp hoặc tối cần thiết mà không có máu cùng nhóm với người bệnh để truyền thì có thể truyền khác nhóm máu nhưng phải đảm bảo rằng hồng cầu người cho không bị ngưng kết bởi huyết tương người nhận và chỉ được truyện lượng máu < 250ml và phải truyền chậm kèm theo dõi kĩ.
Tại sao người có nhóm máu o có thể truyền
Nhóm máu O có thể truyền được cho những nhóm máu nào?

Ngoài ra cần lưu ý thêm về sự phù hợp của nhóm máu Rh khi truyền vì 50% người mang Rh- nhận máu từ người có Rh+ sẽ sinh ra kháng thể kháng kháng nguyên D và kháng thể này có khả năng khiến hồng cầu của người cho Rh+ (có kháng nguyên D trên màng hồng cầu) bị ngưng kết, huyết tán trong lòng mạch, nặng nề hơn nữa có thể gây tử vong.

Kết luận

Nhóm máu O không phải là một nhóm máu hiếm tại Việt Nam do tỉ lệ nhóm máu O tại Việt Nam là khoảng 42,1% dân số. Nhóm máu O có thể truyền cho tất cả người nhận có nhóm máu thuộc hệ ABO (nhóm máu A, nhóm máu B và nhóm máu AB) nhưng lại chỉ có thể nhận được từ những người có cùng nhóm máu O.

Khi truyền máu ngoài lưu ý truyền khả năng cho nhận của nhóm máu hệ ABO ta còn cần lưu ý nhóm máu của người cho là O Rh+ hay O Rh- để tránh tình trạng sinh ra kháng thể kháng kháng nguyên D gây ngưng kết, huyết tán hồng cầu trong lòng mạch.

Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com.