Tại sao phải giằng mái

Hệ giằng nhà tiền chế đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ cứng không gian của nhà, giả chiều dài tính toán của xà cột khung theo phương ngoài mặt phẳng, từ đó tăng khả năng ổn định tổng thể của khung ngang, hệ giằng còn có tá dụng truyền tải trọng gió và lực hãm cầu trụ theo phương dọc nhà xuống móng. Ngoài ra, hệ giằng còn đảm bảo thi công lắp dựng kết cấu nhà tiền chế được an toàn và thuận tiện.

Hệ giằng trong nhà công nghiệp sử dụng khung thép bao gồm 2 bộ phận là hệ giằng mái và giằng cột.

Hệ giằng mái trong nhà công nghiệp sử dụng khung thép nhẹ được bố trí theo phươn ngang nhà tại hai gian đầu hồi (hoặc gần đầu hồi), đầu của của các khối nhiệt độ và ở một số gian gian giữa nhà tùy thuộc vào chiều dài nhà, sao cho khoảng cách giữa các giằng bố trí không quá 5 bước cột. Bản bụng của hai xà ngang cạnh nhau được nối bởi các thanh giằng chéo chữ thập. Các thanh giằng chéo này có thể là thép góc, thép tròn hoặc là thép mạ kẽm đường kính không nhỏ hơn 12mm. Ngoài ra bố trí các thanh chống dọc bằng thép hình (thường là thép góc) tại những vị trí quan trọng như đỉnh mái, đầu xà (cột), chân của mái…

Tại sao phải giằng mái

Trường hợp nhà co cầu trục, cần bố trí thêm các thanh giằng chéo chữ thập dọc theo đầu cột để tăng độ cứng cho khung ngang theo phương dọc nhà và truyền các tải trọng ngang như tải trọng gió, lực hãm cầu trục ra các khung lân cận.

Hệ giằng cột có tác dụng bảo đảm độ cứng dọc nhà và giữ ổn định cho cột, tiếp nhận tải trọng và truyền xuống móng theo phương dọc nhà chẳng hạn như tải trọng gió lên tường hồi, lực hãm dọc nhà có cầu trục. Hệ giằng cột gồm các thanh giằng chéo được bố trí trong phạm vi cột trên và cột dưới tại những gian có hệ giằng mái.

Tại sao phải giằng mái

Trường hợp nhà không có cầu trục hoặc nhà ó cầu trục với sức nặng dưới 15 tấn có thể dùng thanh giằng chéo chữ thập bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 20mm. Nếu sức trục trên 15 tấn cần dùng thép hình, thường là thép góc. Độ mảnh của thanh giằng không được vượt quá 200.

Những lưu ý khi thiết kế hệ giằng:

Khung thép cần sử dụng hệ giằng nếu không có khung thép sẽ rất yếu khi chịu tải trọng ngang, nếu các nút được mô hình hóa như những liên kết khớp tương tự ở các loại dàn thép thì kết cấu khung sẽ dễ dàng bị siêu lệch hoặc biến dạng tác dụng của lực ngang.

Cách đơn giản giúp khung sườn ổn định là tạo ra những hệ giằng trong các vách và lõi cứng dưới dạng khung giằng bằng thép hình, tăng cường khả năng chịu lực bằng cách liên hợp với bê tông đổ tại chỗ bọc xung quanh.

Trên mặt bằng, hệ giằng đứng cần bố trí theo cả 2 hướng. Trong nội thất các hệ giằng này thường là những trở ngại cho vấn đề bố trí mặt bằng kiến trúc. Cho nên cũng cần chú ý một số nguyên tắc sau:

  • Hệ giằng không được bố trí tại những vách ngăn tạm, vì không thể di chuyển hoặc thay đổi trong quá trình khai thác sử dụng công trình.
  • Hệ giằng mặt ngoài của công trình phải kết hợp với ý tưởng về kiến trúc mặt đứng của công trình.
  • Hệ giằng phải kết hợp với quy hoạch giao thông nội bộ trong từng sàn tầng, tương ứng với phương án bố trí kết cấu phụ khác.

Đăng lúc : 22/08/2019 - 1:10 PM

Tác giả : Admin - 4455 Lượt xem

Hệ giằng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định toàn bộ kết cấu cho công trình, đặc biệt đối với nhà xưởng, nhà công nghiệp bằng kết cấu thép. Ngoài ra còn truyền tải trọng lực gió và lực hãm cầu trục theo phương dọc nhà xuống móng, và đảm bảo việc thi công được an toàn. Giằng có hệ giằng mái, và giằng cột. Hôm nay hãy cùng Nhà Việt tìm hiểu chi tiết về hai hệ giằng này nhé.

1. Vai trò

- Đảm bảo tính cố định theo phương dọc nhà và tăng độ cứng không gian;

- Truyền tải trọng theo phương dọc nhà xuống móng;

- Tăng ổn định hay giảm chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng cho các cấu kiện chịu nén như thanh giàn, cột;

- Tạo điều kiện thuận lợi, an toàn trong suốt quá trình lắp dựng, thi công.

Tại sao phải giằng mái

2. Cấu tạo

Gồm 3 bộ phận chính: Hệ giằng cánh trên, hệ giằng cánh dưới, hệ giằng đứng

- Hệ giằng cánh trên: gồm các thanh chéo chữ thập nằm và thanh chống dọc nằm trong mặt phẳng thanh cánh trên giàn. Hệ này giúp giảm chiều dài tính toán cho thanh cánh trên của giàn. Cách thức thi công đó là theo phương ngang nhà tại hai đầu hồi, đầu khối nhiệt độ và tại giữa nhà, sao cho khoảng cách giữa chúng không quá 60m.

Tại sao phải giằng mái

- Hệ giằng cánh dưới: Gồm các thanh chéo chữ thập nằm trong mặt phẳng cánh dưới của giàn theo phương dọc và ngang nhà; Hệ được bố trí tại những khoang có hệ giằng cánh trên, cùng với hệ giằng cánh trên tạo thành khối cứng ở hai đầu hồi và đầu khối nhiệt độ. Được thi công ở đầu hồi là gối tựa cho cột hồi, chịu tải trọng gió thổi lên tường đầu hồi nên còn gọi là hệ giằng gió.

Hệ giằng dọc cánh dưới: được bố trí tại các đầu cột dọc theo chiều dài nhà, tạo nên độ cứng dọc nhà, có vai trò truyền lực cục bộ (lực hãm của cầu trục) phân phối ra các khung lân cận.

Tại sao phải giằng mái

- Hệ giằng đứng: Gồm các thanh chéo chữ thập nằm trong mặt phẳng các thanh đứng của giàn, theo phương dọc nhà được bố trí tại những vị trí có hệ giằng cánh trên và hệ giằng cánh dưới để tạo nên khối cứng bất biến hình.

Tại sao phải giằng mái

3. Hệ giằng mái

- Được bố trí theo phương ngang tại 2 gian đầu hồi, đầu các khối nhiệt độ và ở một số gian giữa nhà tùy theo chiều dài nhà miễn là khoảng cách giữa các giằng bố trí dưới 5 bước cột.

- Bản bụng của 2 xà ngang cạnh nhau được nối bởi các thanh giằng chéo chữ thập. Các thanh giằng chéo có thể là thép góc, thép tròn, hoặc cáp thép mạ kẽm đường kính dưới 12mm. Bên cạnh đó bố trí các thanh chống dọc bằng thép hình tại nhữn nơi như đỉnh mái, đầu xà (cột), chân cửa mái...

Nếu nhà có cầu trục, cần lắp thêm các thanh giằng chéo chữ thập dọc theo đầu cột để tăng đọ cứng cho khung ngang theo phương dọc và truyền tải trọng ngang như tải trọng gió, lực hãm cầu trục ra các khung lân cận.

4. Hệ giằng cột

Khung được tính theo phương ngang nên độ cứng theo phương dọc nhà rất nhỏ, nên cột liên kết khớp với móng. Do vậy, để cả khối nhà vững chãi cần phải có một khối cứng gồm có hai cột, dầm cầu trục, hệ giằng cột để các cột khác tựa vào. Ngoài ra, hệ giằng cột còn được tính toán chịu lực dọc nhà như lực do giàn gió, lực hãm của cầu trục, động đất. Các lực này truyền từ cột qua dầm cầu trục, đến hệ giằng và xuống móng.

- Với nhà mái nặng

Hệ giằng cột trên được bố trí ở trục cột trên, theo phương dọc nhà được bố trí ở đầu hồi, đầu khối nhiệt độ và ở giữa nhà;

Hệ giằng cột dưới được bố trí ở hai nhánh cột, theo phương dọc nhà được đặt ở khoảng giữa của khối nhiệt độ để không cản trở biến dạng nhiệt độ của các kết cấu dọc, khoảng cách từ đầu hồi đến hệ giằng ≤75m, khoảng cách giữa hai hệ giằng trong một khối nhiệt độ ≤50m;

Tại sao phải giằng mái

- Với nhà mái nhẹ

Khi nhà công nghiệp không có cầu trục hoặc cầu trục nhẹ Q≤15T, có thể bố trí hệ giằng cột ở hai đầu hồi để truyền tải trọng gió đầu hồi xuống móng một cách nhanh chóng. Lý do là các thanh giằng tương đối mảnh nên không gây ứng suất nhiệt độ đáng kể;

Khi chiều dài nhà L≤100m, có thể cho phép bố trí giằng cột ở hai gian đầu hồi nhà.

Tại sao phải giằng mái

Công ty Nhà Việt là nhà thầu quản lý các dự án chuyên nghiệp từ cấp phép hồ sơ xây dựng, thiết kế, thi công các công trình dân dụng và công cộng có quy mô trên 300m2. Suốt 10 năm hoạt động, rất nhiều công trình bởi các KTS tại Nhà Việt đã tạo được dấu ấn riêng, nhận được sự công nhận của các chuyên gia và sự hài lòng của Quý khách hàng. Đến với Chúng tôi, bạn sẽ nhận được dịch vụ tốt nhất với chất lượng công trình không chỉ kết cấu bền vững, mà còn có tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm chi phí xây dựng. Nếu bạn đang muốn xây dựng công trình, hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( VHBC )

Trụ sở chính: Tầng 7 tòa nhà Akashi - Số 10 lô 2A đường Lê Hồng Phong - Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 3246 545
  • Hotline: 0931 590 066
  • Email:
  • Website: http://congtrinhnhaviet.vn/

Tag:

  • ,