Tại sao rửa tay bằng xà phòng có thể làm giảm số lượng vi khuẩn bám trên tay

       Theo Tổ chức Y tế thế giới, rửa tay là liều vắc xin mạnh nhất chống lại bệnh tật. Việc rửa tay vừa đơn giản, dễ thực hiện và không tốn nhiều thời gian nhưng lại có thể phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt trong thời gian gần đây khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (COVID-19) đang diễn biến phức tạp và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc chủ động phòng bệnh vẫn được coi là giải pháp quan trọng, trong đó, việc rửa tay thường xuyên, đúng cách với nước sạch và xà phòng là biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng hiệu quả đem lại vô cùng lớn.

       Theo các nghiên cứu đã chứng minh, bàn tay không được vệ sinh sạch sẽ là nơi có thể chứa nhiều nhất các mầm bệnh. Bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút, trứng giun sán… gây tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, tay chân miệng. Đặc biệt, biến chứng của bệnh tay chân miệng, tiêu chảy cấp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tử vong. Trong khi đó, vệ sinh kém cũng dẫn đến bệnh giun sán và đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và khả năng phát triển toàn diện của trẻ.

       Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNI-CEF), tại Việt Nam chỉ có 12% người dân có thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và có tới 74% bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửa tay bằng xà phòng trước khi cho con ăn hoặc cho trẻ bú. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân, đặc biệt là trẻ em dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Tại tỉnh ta, trong năm 2019, số ca mắc một số bệnh lây nhiễm như: bệnh sởi là 269 ca, tay chân miệng 203 ca; tiêu chảy 6.539 ca, cúm mùa là 14.458 ca...

       Để phòng chống các bệnh lây nhiễm, theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ một động tác rửa tay với xà phòng tại 05 thời điểm quan trọng trong ngày: Sau khi sử dụng nhà vệ sinh; sau khi sinh hoạt hoặc chơi đùa ngoài trời; sau khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh như thay quần áo, tã lót, chăm sóc vệ sinh...; sau khi ho, hắt hơi hoặc sổ mũi làm dính các chất dịch tiết trên đôi bàn tay; trước khi vào bữa ăn, trước khi chế biến thức ăn cho gia đình, sẽ làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh tiêu chảy, giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19 - 45% ở trẻ em và phòng ngừa rất hiệu quả bệnh tay chân miệng.

       Rửa tay là một việc làm nhỏ thế nhưng nhiều người chỉ dùng một lượng xà phòng nhỏ hoặc không dùng xà phòng, sau đó rửa nhanh lại với nước sạch, do đó, mầm bệnh vẫn chưa được rửa sạch, bởi trong quá trình hoạt động hàng ngày, bàn tay chúng ta sẽ thường xuyên va chạm, tiếp xúc vào đồ vật, mọi người xung quanh, hoặc dịch tiết của người bệnh khi ho, hắt hơi bắn ra ngoài môi trường bám lên bề mặt các đồ vật, dẫn đến tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay, nhất là trong các kẽ ngón tay, kẽ móng tay, sau đó, vô tình như đưa tay chứa vi khuẩn chạm vào mắt, mũi hay miệng, họ có thể lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân hoặc những người xung quanh. Việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và làm sạch hoàn toàn với nước sạch sẽ giúp loại bỏ nhiều bụi bẩn, mảnh vụn, vừa giúp giết chết được các vi trùng, vi khuẩn và các loại mầm bệnh nguy hiểm, từ đó có thể giúp mỗi người hạn chế chuyển giao và lây lan các vi khuẩn, vi rút từ người khác sang mình và ngược lại.

       Vì vậy, mỗi người hãy tạo cho mình và giúp trẻ ngay từ khi còn nhỏ hãy hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, ngăn ngừa sự lây lan của các dịch bệnh nguy hiểm, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

       Thực hiện rửa tay theo đúng quy trình bộ Y tế khuyến cáo để phòng bệnh:

       Bước 1: Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau

       Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại

       Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay

       Bước  4: Chà mặt ngoài các ngón tay của lòng bàn tay này vào lòng bàn tay kia

       Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại

       Bước 6:  Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay với vòi nước tới cổ tay và làm khô tay.

       Lưu ý: Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30 giây.

Vi-rút đường hô hấp gây những bệnh như viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (Covid-19) lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa vi-rút xâm nhập vào cơ thể của bạn từ mắt, mũi hay họng, chủ yếu là qua bàn tay. Bàn tay cũng chính là một trong những cách phổ biến nhất khiến virus lây lan từ người này sang người khác.

Trong tình hình đại dịch hoành hành trên thế giới, một trong những biện pháp rẻ nhất, dễ nhất, và quan trọng nhất để phòng tránh vi-rút lây lan là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch. Dưới đây là tất cả những thông tin bạn cần biết để rửa tay đúng cách:

1. Rửa tay đúng cách như thế nào?

Xoa tay nhanh rồi tráng nước không thể loại bỏ được hết tất cả vi-rút còn sót lại trên tay bạn. Bạn hãy tham khảo từng bước dưới đây để rửa tay thật sạch.

  • Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước
  • Bước 2: Lấy xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều
  • Bước 3: Chà 2 bàn tay vào nhau, mặt trong, mặt ngoài – miết mạnh các ngón tay và các kẽ ngón, móng tay – trong vòng ít nhất 20 giây.
  • Bước 4: Tráng sạch tay dưới vòi nước
  • Bước 5: Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn sử dụng một lần
2. Tôi nên rửa tay trong bao lâu?

Bạn nên rửa tay ít nhất trong vòng 20-30 giây. Có một cách rất dễ giúp bạn rửa tay đủ thời gian cần thiết là vừa rửa tay vừa hát bài chúc mừng sinh nhật, đủ hai lần.

Khi bạn dùng dung dịch rửa tay khô thì nên loại có chứa ít nhất 60% cồn, xoa dung dịch vào tay trong ít nhất 20 giây để làm sạch cả bàn tay.


3. Khi nào thì tôi cần rửa tay?

Để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, bạn cần rửa tay vào những thời điểm sau:

  • Sau khi xịt mũi, ho hay hắt hơi
  • Sau khi đến nơi công cộng, sau khi đi các phương tiện giao thông công cộng, đi chợ và những nơi thờ cúng khác
  • Sau khi chạm vào những bề mặt ở môi trường bên ngoài, kể cả tiền giấy
  • Trước, trong và sau khi chăm sóc người ốm
  • Trước và sau khi ăn

Nói chung, bạn nên rửa tay vào những thời điểm sau đây:

  • Sau khi đi vệ sinh
  • Trước và sau khi ăn
  • Sau khi bỏ rác
  • Sau khi chạm vào động vật và vật nuôi
  • Sau khi thay tã lót cho em bé hoặc giúp trẻ đi vệ sinh
  • Khi bàn tay của bạn bị bẩn
4. Tôi có thể giúp con tôi rửa tay như thế nào?

Bạn có thể giúp con mình rửa tay bằng cách làm cho việc rửa tay trở nên dễ dàng với trẻ nhỏ, ví dụ như, để sẵn một chiếc ghế nhỏ để giúp con dễ dàng với tới vòi nước và xà phòng. Bạn cũng có thể làm cho việc rửa tay trở nên vui vẻ hơn bằng cách hát cùng con bài hát mà con yêu thích khi giúp con xoa bàn tay.
 

5. Tôi có cần dùng nước ấm để rửa tay không?

Không, bạn có thể dùng nước ở bất kỳ nhiệt độ nào rửa tay cũng được. Nước lạnh và nước ấm đều có tác dụng diệt vi trùng và vi-rút như nhau – miễn là bạn phải dùng xà phòng!

6. Tôi có cần lau khô tay bằng khăn không?

Vi trùng lây lan từ làn da ướt dễ dàng hơn so với da khô, do vậy lau khô tay là một bước quan trọng. Khăn giấy hoặc khăn vải có tác dụng tốt nhất để loại bỏ vi trùng mà không làm lây lan sang những bề mặt khác.


7. Rửa tay bằng xà phòng và nước hay dung dịch rửa tay khô: cái nào tốt hơn?

Nói chung, cả rửa tay bằng xà phòng và nước và dung dịch rửa tay khô, nếu dùng đúng cách, rất có tác dụng diệt vi trùng và mầm bệnh. Khi ở bên ngoài thì dung dịch rửa tay khô thuận tiện hơn, nhưng lại đắt hoặc khó mua khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. Thêm nữa, dung dịch rửa tay khô có cồn có thể diệt vi-rút corona, nhưng không diệt được tất cả các loại vi khuẩn và vi-rút, ví dự như norovirus và rotavirus.

8. Nếu tôi không có xà phòng thì sao?

Dùng nước có clo hay dung dịch rửa tay có chứa ít nhất 60% cồn là hai cách tốt nhất nếu bạn không có xà phòng và nước sạch. Trong trường hợp không có nước có clo hay dung dịch rửa tay khô, nước xà phòng hay tro cũng có thể diệt vi khuẩn, mặc dù không có tác dụng bằng. Nếu dùng nước xà phòng hay tro thì cần phải rửa tay ngay khi bạn tìm được nơi rửa tay và tránh tiếp xúc trực tiếp với những người xung quanh hoặc các bề mặt.


9. Tôi còn có thể giúp chấm dứt lây lan vi-rút corona như thế nào?
  • Phép lịch sự khi hắt hơi hay ho: lấy khuỷu tay hoặc khăn giấy che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi, vứt bỏ khăn giấy sau khi dùng và rửa tay
  • Tránh chạm tay lên mặt (mắt, mũi, miệng)
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp: tránh bắt tay, ôm hôn, chia sẻ đồ ăn, đồ dùng cá nhân, cốc và khăn
  • Tránh tiếp xúc gần với những người đang bị cảm hoặc có những triệu chứng giống bị cúm
  • Nếu bạn hoặc con bạn có dấu hiệu sốt, ho hoặc khó thở, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe
  • Lau sạch những bề mặt có thể lây lan vi-rút, nên lau sạch các bề mặt thường xuyên hơn (đặc biệt là ở những khu vực công cộng)

Bấm vào đây để tìm hiểu tất cả các hướng dẫn của UNICEF về COVID-19. 

Vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi – trong nhà, ngoài đường, ở nhà, nơi làm việc. Vi khuẩn không chỉ tồn tại ở bệnh viện mà còn sinh sôi nảy nở. Ở những nơi có cửa đóng, mở, đông người và có nhiều người bệnh, chúng có thể ‘tiến hóa’ theo nhiều cách khác nhau và tạo ra các loại ‘vi khuẩn’ có khả năng kháng thuốc kháng sinh. Các loại vi khuẩn này phát tán nhanh thông qua tiếp xúc của con người và tấn công các bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. 

Thật may, hầu hết các bệnh viện đều biết rằng việc rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn là một phần của công tác phòng chống lây lan các loại bệnh lây nhiễm. Mỗi nhân viên trong bệnh viện đều biết rằng việc rửa tay bằng xà phòng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của các loại vi khuẩn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc vệ sinh tay tại các bệnh viện có thể giảm số lượng ‘vi khuẩn tiến hoá’ có khả năng kháng thuốc. Các bệnh viện đều nắm rõ tầm quan trọng của việc này và chúng ta cũng nên ý thức rõ về điều này. Chúng ta nên quan tâm chăm sóc những người thân yêu của mình nhiều như vậy. Tay sạch sẽ bảo vệ bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm từ người và vật bị nhiễm khuẩn đồng thời ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh.

Vì các loại vi khuẩn luôn ‘tiến hoá’, chúng ta cũng cần cải tiến các sản phẩm của mình. Sản phẩm Lifebuoy clini-care 10 chứa hoạt chất Activ Naturol Shield, công nghệ đã được đăng kí bản quyền và kết hợp tốt nhất khả năng chống khuẩn, làm sạch da và chăm sóc da, được chứng minh có khả năng bảo vệ tốt gấp 10 lần so với bất cứ loại xà phòng diệt khuẩn nào khác mà vẫn dịu nhẹ cho da. *

*Theo các lần thử nghiệm được tiến hành tại các phòng thí nghiệm có uy tín