Tại sao trung quốc xây hàng rào biên giới

Mới đây, Tạp chí Phố Wall đưa tin rằng, Trung Quốc đang xây dựng một dự án “Vạn lý trường thành” mới ở biên giới phía nam với Việt Nam và Myanmar để ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, về mặt lâu dài bức tường này có khả năng gây chia rẽ về thương mại và du lịch.

Trong 2 năm qua, thành phố Thụy Lệ phía nam Trung Quốc, sát biên giới Myanmar, đã chứng kiến một dự án xây dựng lớn. Đó là hàng rào biên giới được trang bị dây thép gai, camera giám sát và các thiết bị cảm ứng.

Xa hơn về phía đông, dọc theo biên giới Việt – Trung, một hàng rào cao hơn 3,6 mét được dựng lên đột ngột vào năm ngoái. Một chủ khách sạn ở Lào Cai cho biết, hàng rào này chặn người dân Việt Nam đến các làng quê Trung Quốc để thu hoạch ngô hoặc bán dược liệu và “trông như một nhà tù”. 

Mục đích của những hàng rào này được cho là nhằm chống lại sự lây lan của dịch Covid-19 bằng cách hạn chế sự đi lại của thương nhân, công nhân và những kẻ buôn lậu. Cư dân mạng gọi nó là “Vạn Lý Trường Thành phía Nam”. Còn các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đặt cho nó cái tên là “Vạn Lý Trường Thành Chống Covid”. 

Trong khi một số quốc gia khác đã chuyển sang sống chung với Covid-19 thì Trung Quốc vẫn kiên quyết duy trì chiến lược cứng rắn “zero-Covid”, đặc biệt khi Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh khai mạc vào tuần này. Các biện pháp được Bắc Kinh áp dụng không chỉ bao gồm phong tỏa, xét nghiệm trên diện rộng mà còn cả xây dựng tường ngăn cách với các nước láng giềng. 

Chiến lược này có thể khiến cuộc sống của các cộng đồng ở biên giới phía Nam thay đổi nghiêm trọng, thương mại ngày càng trở nên cồng kềnh và di chuyển của người dân bị thắt chặt.

Vào tháng 8 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gửi một bức thư tới người dân vùng biên giới Vân Nam, kêu gọi họ “bảo vệ vùng đất thiêng” và “cùng nhau xây dựng một bức tường bất khả xâm phạm”. Tại Quảng Tây, giáp với miền Bắc Việt Nam, ban lãnh đạo ĐCSTQ đã kêu gọi các cán bộ “chạy đua với thời gian, dốc hết sức lực, kiên quyết đánh thắng đại dịch” và bảo vệ “cửa nam” của Trung Quốc.

Năm ngoái, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nơi có biên giới giáp với Myanmar, Việt Nam và Lào, đã dành một quỹ trị giá nửa tỷ đô-la Mỹ để củng cố các hàng rào an ninh ở biên giới. Hồi tháng trước, lãnh đạo tỉnh Vân Nam cho biết, 100.000 quan chức, sĩ quan cảnh sát, binh lính v.v đã tuần tra ở khu vực biên giới.

Theo phân tích của Tạp chí phố Wall, trong hai năm qua, Trung Quốc đã xây dựng hoặc sửa chữa ít nhất 459 km hàng rào dọc theo biên giới của mình, hầu hết ở phía nam. Số liệu thực tế có thể còn cao hơn vì không phải tất cả các chính quyền địa phương đều công khai loại chi tiêu này.  

Tại tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam, một hệ thống hàng rào chắc chắn với các cột trụ, lưới thanh sắt và các cuộn dây thép gai cũng đã xuất hiện trên các đỉnh đồi nằm dọc theo biên giới với Trung Quốc. Camera và đèn chiếu sáng được lắp đặt ở tuyến hàng rào này. Người dân địa phương cho biết, các hoạt động buôn lậu chân gà, nội tạng heo và các thực phẩm đông lạnh khác qua các đường mòn lối mở ở khu vực biên giới này đã bị chặn đứng kể từ khi hàng rào này xuất hiện.

Tại sao trung quốc xây hàng rào biên giới
Từ cuối 2018, Trung Quốc cho xây hàng trăm km rào cao ngăn lối trên bộ với Việt Nam ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh (ảnh Youtube).

Từ rất lâu trước đại dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc đã xây hàng rào ở một số khu vực biên giới của mình, không chỉ gần Triều Tiên và Tân Cương, mà còn ở phía nam, nơi buôn lậu đang trở thành vấn đề đau đầu của giới chức trách. Tuy nhiên, mức độ mở rộng hàng rào dọc biên giới phía nam trong đại dịch hầu như không được chú ý nhiều.

Ngoài ra, hồ sơ công khai cho thấy, trong hai năm qua, các hàng rào biên giới ở một số khu vực phía bắc Trung Quốc tiếp giáp với Mông Cổ và Nga cũng đã được củng cố.  

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lý giải rằng, củng cố biên giới là một thông lệ quốc tế được chấp nhận rộng rãi và những hàng rào này đang giúp ngăn chặn sự lây truyền Covid-19 qua biên giới.

Thành phố Thủy Lệ, một trung tâm buôn bán đồ trang sức của Trung Quốc, cũng đã phải chịu những đòn giáng nặng nề vào nền kinh tế do các đợt đóng cửa liên tục trong vài năm gần đây. Thành phố này trải qua nhiều đợt phong tỏa trước khi dỡ bỏ chúng vào năm ngoái. Trong chín tháng đầu năm 2021, kinh tế của Thụy Lệ giảm 8,4% so với một năm trước đó. Nhiều cư dân không chịu nổi đã phải rời đi. 

Trong hai năm qua, thành phố đã xây dựng hàng rào biên giới và một hệ thống cho phép thương mại biên giới diễn ra mà cần ít hoặc không cần sự tiếp xúc của con người. 

Theo đó, xe tải từ Myanmar phải dừng lại ở biên giới Trung Quốc. Hàng hóa sau đó phải được vệ sinh và lưu trữ ở phía Myanmar trong vòng 48 giờ. Tiếp đến, robot và cần cẩu sẽ chuyển hàng lên xe tải của phía Trung Quốc. Sau khi được đưa vào Trung Quốc, hàng hóa tiếp tục được vệ sinh lại và lưu giữ trong 24 giờ trước khi được thông quan. Tuy nhiên, nhiều ý kiến ​​chỉ trích rằng phương pháp này làm tăng đáng kể thời gian thông quan và gây khó khăn cho thương mại do một số thực phẩm tươi sống bị thối rữa. 

Các hàng rào mới và các biện pháp kiểm soát khác dường như sẽ thay đổi vĩnh viễn các mối quan hệ giữa nhiều cộng đồng dọc theo biên giới Trung Quốc và các nước láng giềng. 

Ông David Brenner, giảng viên Đại học Sussex và là tác giả của một cuốn sách về biên giới Myanmar cho biết, Trung Quốc đã cố gắng kiểm soát biên giới của họ với Myanmar trong nhiều năm để hạn chế các hoạt động như buôn lậu và buôn bán ma túy.

Ông nói: “Covid-19 có thể là lời biện minh chính thức mà Trung Quốc đang đưa ra để xây dựng vùng đệm. Nhưng ý định đó đã bắt đầu từ rất lâu trước đó và sẽ chi phối mọi thứ rất lâu [ngay cả] sau khi đại dịch kết thúc.”

Cụ thể, Bộ Quốc phòng khẳng định vẫn nắm chắc tình hình, chủ động xử lý các tình huống nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, tập trung xử lý hiệu quả các vấn đề biên giới, hải đảo như Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông, vùng biển Tây Nam…

Cử tri Ninh Thuận kiến nghị về công tác quản lý, bảo vệ biên giới, biển đảo

Theo cổng thông tin Bộ Quốc phòng, vừa qua, cử tri tỉnh Ninh Thuận đã có một số kiến nghị liên quan đến các vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Một trong những điểm đáng lưu ý nhất trong phần trả lời của Bộ Quốc phòng đối với cử tri Ninh Thuận chính là việc Việt Nam vẫn tập trung vào các khu vực phía Trung Quốc đang triển khai xây dựng hàng rào biên giới, những hoạt động phi pháp nhằm hiện thực hóa yêu sách “Tứ Sa” của Bắc Kinh ở Biển Đông.

“Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Ninh Thuận do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 6884/VPCP-QHĐP ngày 25/9/2021”, thông cáo nêu rõ.

Theo đó, cử tri Ninh Thuận kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát đường biên giới, đường bộ, đường thủy.

Đặc biệt, cử tri tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam đề nghị cần quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm, ngăn chặn hiệu quả việc nhập cảnh, xuất cảnh, người nước ngoài cư trú và hoạt động trái phép tại Việt Nam.

“Chính phủ cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, thực hiện hiệu quả các chính sách, quy định về bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản của ngư dân hoạt động trên các ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”, cử tri Ninh Thuận kiến nghị.

Bộ Quốc phòng khẳng định, ngày 18/10 Bộ đã có văn bản trả lời cử tri Ninh Thuận về công tác quản lý, bảo vệ biên giới, biển đảo đất nước.

Bộ Quốc phòng trả lời gì với cử tri Ninh Thuận về bảo vệ chủ quyền Việt Nam?

Văn bản trả lời cử tri Ninh Thuận của Bộ Quốc phòng nêu rõ, Bộ tiếp tục chỉ đạo các lực lượng nắm chắc tình hình, chủ động xử lý các tình huống nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc.

Cụ thể, theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, những năm qua, để thực hiện tốt chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về công tác quản lý, bảo vệ biên giới, vùng biển, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các lực lượng chức năng thuộc quyền triển khai đồng bộ nhiều biện pháp.

Theo đó, trước hết là tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Trong số này có thể kể đến Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam, Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Cảnh sát biển Việt Nam....

Những văn bản quy phạm này tạo cơ sở pháp lý cho các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ giữ vững chủ quyền, lãnh thổ biên giới quốc gia, bảo đảm an ninh trật tự trên khu vực biên giới, vùng biển, đảo.

Tiếp đó, Bộ Quốc phòng cũng tham mưu cho Đảng, Nhà nước đầu tư xây dựng, phát triển các cụm dân cư biên giới, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển nhanh, mạnh và bền vững khu vực biên giới, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Trong đó, tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống đường tuần tra biên giới, khu vực neo đậu tàu thuyền tránh bão, cơ sở đảm bảo hậu cần nghề cá, hệ thống công trình, phương tiện tìm kiếm cứu hộ - cứu nạn, công trình phòng thủ dân sự có tính lưỡng dụng trên tuyến biên giới đất liền, biển đảo.

“Góp phần xây dựng, củng cố thế trận lòng dân, kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh trên các khu vực biên giới, biển, đảo của Tổ quốc”, Bộ Quốc phòng khẳng định.

Biện pháp tiếp theo, theo Bộ Quốc phòng là thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho nhân dân nhất là nhân dân ở khu vực biên giới, hải đảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong đó, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng triển khai thực hiện các chương trình như “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, “Mái ấm biên cương”, “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng”.

Đồng thời, Quân chủng Hải quân triển khai chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”; Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển triển khai mô hình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân bám biển” tạo chỗ dựa và niềm tin cho nhân dân ở khu vực biên giới, hải đảo yên tâm lao động, sản xuất phát triển kinh tế và tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia của Tổ quốc.

Đặc biệt, Bộ Quốc phòng khẳng định luôn tích cực, chủ động nắm, đánh giá, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ.

Theo đó, trọng tâm là phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an theo Nghị định 03/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ, đồng thời, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới, tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu, cảng biển, đường mòn, lối mở, các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và các vùng biển giáp ranh, chồng lấn, chưa phân định với các nước.

“Tập trung các khu vực phía Trung Quốc đang triển khai xây dựng hàng rào biên giới và các khu vực có hoạt động vi phạm Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới đất liền; các hoạt động phi pháp nhằm hiện thực hóa yêu sách “Tứ Sa” trên Biển Đông và vùng biển Tây Nam”, Bộ Quốc phòng khẳng định.

Theo như Bộ Quốc phòng trả lời cử tri Ninh Thuận, Bộ cũng như các ngành chức năng của Việt Nam luôn có biện pháp để kịp thời bảo vệ ngư dân Việt Nam; xua đuổi tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngăn chặn tàu cá ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản, sẵn sàng hỗ trợ, bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn tàu cá ngư dân khi gặp nạn trên biển.

Cùng với đó là phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại và xuất, nhập cảnh trái phép; giải quyết vấn đề người Campuchia gốc Việt di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Việt Nam: Ổn định tình hình Biển Đông

Trả lời cử tri Ninh Thuận, Bộ Quốc phòng cho biết, thời gian tới, trước diễn biến tình hình trên các tuyến biên giới, vùng biển, đảo và dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo các lực lượng nắm chắc tình hình.

Bộ Quốc phòng nhấn mạnh sẽ chủ động xử lý các tình huống nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

“Trong đó tập trung tham mưu xử lý hiệu quả vấn đề về biên giới, biển đảo, nhất là trên Biển Đông, vùng biển Tây Nam, các quan hệ quốc tế, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông, biên giới, nội địa để đất nước phát triển”, Bộ Quốc phòng Việt Nam nêu rõ.

Cũng trong văn bản trả lời, Bộ Quốc phòng trân trọng cảm ơn sự quan tâm của cử tri tỉnh Ninh Thuận trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển, đảo.