Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

Với các tân sinh viên, khi bước chân vào giảng đường đại học, thư viện chính là địa điểm học tập lý tưởng nhất cần tiếp cận ngay trong năm đầu tiên. ĐHQG-HCM gồm 7 trường đại học thành viên, tạo nên một mạng lưới thư viện vừa thống nhất vừa đa dạng, thu hút đông đảo các thế hệ sinh viên đến học tập và nghiên cứu.

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?
Hệ thống thư viện ĐHQG-HCM có nguồn tài liệu phong phú. Ảnh: TL

Nguồn tư liệu phong phú, chất lượng

Để phục vụ mục tiêu đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, hệ thống thư viện ĐHQG-HCM có số lượng tài nguyên bản in và tài nguyên điện tử vô cùng phong phú. Riêng tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM có hơn 100.000 tài liệu, 70 máy tính phục vụ sinh viên. Tất cả nguồn tài liệu nội, ngoại văn đều được chọn từ những nhà xuất bản uy tín trong và ngoài nước.

Không chỉ Thư viện Trung tâm, mỗi thư viện thành viên đều có nguồn tư liệu đa dạng, chuyên sâu cho từng lĩnh vực đào tạo tại trường. Ở Trường ĐH Quốc Tế, chủ yếu giảng dạy, học tập bằng tiếng Anh nên thư viện trường chủ động mua sách tiếng Anh chuyên ngành từ nước ngoài. Số sách này chiếm hơn 90% tổng lượng sách của thư viện trường.

Thư viện Trường ĐH Công nghệ Thông tin đã số hóa tất cả giáo trình do giảng viên của trường biên soạn. Do đặc trưng của trường, mọi thông tin đều đưa lên môi trường online cho sinh viên tiện theo dõi, tìm kiếm. Còn Trường ĐH Bách Khoa chuyển hầu hết tài liệu giấy từ cơ sở 1 đến cơ sở 2 để xây dựng môi trường thư viện số tại cơ sở 1 tốt hơn.

Điểm đặc biệt của hệ thống thư viện ĐHQG-HCM là sự liên kết chặt chẽ. Theo cô Ninh Thị Kim Duyên - Trưởng Phòng phục vụ độc giả Thư viện Trung tâm, cho biết: “Chỉ cần một tấm thẻ Hệ thống Thư viện, các bạn sinh viên có thể mượn sách từ các thư viện khác nhau trong hệ thống. Ngoài ra, chúng tôi đang tiến hành tích hợp thẻ Hệ thống Thư viện vào thẻ sinh viên, tiên phong là Trường ĐH Công nghệ Thông tin nhằm tạo điều kiện thuận tiện nhất cho sinh viên sử dụng thư viện”.

Bạn Phạm Ngô Hồng Thủy (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc Tế) nhận xét: “Nguồn tài liệu nước ngoài thường bị giới hạn đối với độc giả sinh viên nhưng khi đăng ký thẻ ở đây thì mình truy cập được nhiều nguồn tài liệu hơn, thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học”.

Thủ tục đơn giản, phục vụ tận tình

Tuy chứa đựng một khối lượng tài liệu đồ sộ từ bản giấy đến online, nhưng nhờ các máy tính với phần mềm hỗ trợ đặt tại thư viện, sinh viên có thể tìm kiếm được tư liệu một cách dễ dàng. Chỉ cần gõ từ khóa, máy tính sẽ đưa ra một danh sách chi tiết tư liệu đang có trong thư viện. Ngoài ra, các thư viện còn tổ chức những lớp hướng dẫn cho tân sinh viên về cách sử dụng thư viện hiệu quả.

Trường ĐH Công nghệ Thông tin thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thư viện để thu hút sinh viên. Tham gia cuộc thi, ngoài việc tăng sự hiểu biết về thư viện sinh viên còn được cộng điểm rèn luyện và nhận giải thưởng. Hay tại Trường ĐH Kinh tế - Luật, bên cạnh những buổi hướng dẫn trực tiếp, nhân viên thư viện còn tổ chức các lớp hướng dẫn online cho sinh viên cao học, sinh viên nước ngoài... Trong khi đó, Trường ĐH Quốc Tế chủ động tổ chức những buổi workshop để hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm trích dẫn tài liệu tự động.

Để hỗ trợ sinh viên tốt nhất có thể, các chuyên viên thư viện Trường ĐH Kinh tế - Luật sẵn sàng trao đổi với sinh viên qua email và trang web. Tại thư viện trường này còn có những chuyên viên của từng mảng luật và kinh tế. Ngoài kỹ năng tìm kiếm họ phải có kỹ năng đánh giá thông tin và mức phù hợp của tài liệu để hỗ trợ người dùng.

Vào mùa thi, Thư viện Trường ĐH Bách Khoa mở cửa đến 20 giờ 30 mỗi ngày, kể cả hai ngày cuối tuần để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Thư viện Trung tâm có cơ sở tại Ký túc xá cũng mở cửa đến 21 giờ 30 nhằm giúp sinh viên có nhiều thời gian hơn để sử dụng thư viện.

Theo cô Trần Thị Hồng Xiêm - Giám đốc Thư viện Trường ĐH Kinh tế - Luật, những người làm việc tại thư viện đòi hỏi dành nhiều tâm huyết và tinh thần trách nhiệm đối với người dùng: “Không chỉ có nguồn tài liệu phong phú là đủ mà phải cung cấp dịch vụ thỏa đáng”.

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?
Sinh viên học tập tại Thư viện Trường ĐH Quốc Tế ĐHQG-HCM. Ảnh: Hoài Thương

An ninh chặt chẽ, không gian mở

Các thư viện trong hệ thống ĐHQG-HCM phần lớn được cấu trúc theo mô hình không gian mở, tự quản lý, tự phục vụ.

Thư viện Trung tâm có không gian rộng lớn gồm ba tầng và phân chia từng khu vực cụ thể cho sinh viên. Không gian được thiết kế theo trình tự từ ồn ào đến yên tĩnh. Tầng ba là khu vực đặc biệt yên tĩnh có những phòng họp, hội trường tạo môi trường làm việc nhóm tối ưu cho người dùng.

Thư viện Trường ĐH Quốc Tế gây ấn tượng với sinh viên bởi thiết kế hiện đại và năng động, đặt biệt là phòng đọc và kho sách không bị ngăn cách. Sinh viên có thể tự do lựa chọn sách và đọc ngay tại chỗ. Trường ĐH Quốc Tế còn đầu tư hệ thống cửa tự động kết hợp hệ thống an ninh nhằm tạo cảm giác thoải mái cho sinh viên đồng thời đảm bảo không bị mất mát sách vở, tài liệu.

Thư viện Trường ĐH Kinh tế - Luật hướng đến thiết kế hiện đại, thân thiện, đơn giản và dễ sử dụng. Không gian trong thư viện được thiết kế dựa trên các yếu tố như thể trạng sinh viên, mục đích sử dụng... Thư viện cũng trang bị những chiếc ghế salon, ghế mềm cho sinh viên nghỉ ngơi sau những giờ học căng thẳng trên lớp.

“Cách sắp xếp bàn ghế tạo không gian vừa riêng tư, vừa thoải mái cho mình học tập. Mình giới thiệu tiện nghi của thư viện với nhóm bạn học, mọi người đều thích không gian nơi đây” - Bạn Võ Ngọc Trâm (Khoa Kinh tế,  Trường ĐH Kinh tế - Luật) hào hứng chia sẻ.

HOÀI THƯƠNG (Bản tin ĐHQG-HCM số 203)

1. Đối tượng được mượn sách về nhà bao gồm: Sinh viên, học viên cao học, giảng viên, CBVC trong hệ thống ĐHQG-HCM đã đăng ký và được Thư viện ĐHBK cấp quyền sử dụng.
 

2. Bạn đọc sử dụng thẻ (thẻ SV, học viên, Giảng viên, CBVC) của trường (nơi bạn đọc đang học tập, giảng dạy, công tác,…) cấp và đã được Thư viện ĐHBK cấp quyền sử dụng để làm thủ tục mượn và trả sách tại P.đọc và mượn sách về nhà (Lầu A2). Nghiêm cấm sử dụng thẻ của người khác để mượn sách hoặc cho người khác mượn thẻ.
 

3. Bạn đọc được phép mượn sách về nhà những tên sách có ký hiệu từ C2, C3,…Cn (đối với sách nội văn) và C1, C2,…Cn (đối với sách ngoại văn).
 

4. Bạn đọc được mượn tối đa là 05 tên/05 cuốn cho mỗi lần mượn. Thời gian mượn tối đa là 02 tuần và được phép gia hạn thêm 02 tuần, quá thời hạn mượn theo Quy định, bạn đọc phải nộp tiền phạt 1000đ/1cuốn/ngày (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết).
 

5. Bạn đọc cần kiểm tra kỹ tình trạng của sách và báo lại cho thủ thư trước khi mang sách ra khỏi phòng mượn. Nếu thấy sách có dấu hiệu bị rách, mất trang, mất mã vạch, bị ghi chép,…mà không báo thì vẫn bị phạt theo Quy định của Thư viện.
 

6. Đề nghị bạn đọc mượn sách về nhà giữ gìn cẩn thận. Trường hợp vi phạm: làm rách, làm ướt, mất trang, mất mã vạch, ghi chép lên sách,…bị xử phạt theo Quy định của Thư viện (nộp phạt chi phí phục hồi, tái tạo hoặc đền lại sách mới).
 

7. Trường hợp đánh mất sách, bạn đọc phải mua đền lại sách bị mất hoặc đền bù theo giá quy định sau:

-   Đền gấp 3 lần giá sách ghi ở bìa sau;

-   Nếu sách không ghi giá tiền, sách photo (250đ/trang + chi phí đóng bìa) x 3.
 

8. Nếu bạn đọc mượn sách quá hạn từ 10 ngày trở lên, Thư viện sẽ dán danh sách tại phòng mượn và gửi thông báo cho bạn đọc qua email . Đầu mỗi học kỳ, Thư viện sẽ thống kê những bạn đọc quá hạn từ 16 tuần trở lên và gửi danh sách đề nghị P.Đào tạo không cấp phiếu ĐKMH của học kỳ tiếp theo.
 

9. Bạn đọc phải hoàn tất việc thanh toán các khoản nợ với Thư viện trước khi ra trường, chuyển trường,…(P. Đào tạo sẽ gửi danh sách để Thư viện xác nhận).
 

10. Thời gian mượn trả sách: tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ Bảy (trừ  ngày Chủ nhật và những ngày nghỉ Lễ).

HD khai thác tài liệu trực tuyến tại Thư viện trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh

 I. GIỚI THIỆU:

  Có 03 nguồn thông tin, tài liệu bạn đọc có thể khai thác trực tuyến như sau:

- Tại website phần mềm quản lý Thư viện - OPAC (khoảng 2.700 ebook):

              http://opacthuvien.ut.edu.vn/opac/

- Tại website Thư viện số (với 1.8 triệu ebook):

              http://thuvienso.ut.edu.vn/

- STINET - Mạng liên kết nguồn lực thông tin Khoa học và Công nghệ TP. HCM (hơn 35.000 ebook):

              http://stinet.gov.vn/

II. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC:

1. HƯỚNG DẪN DOWNLOAD TÀI LIỆU SỐ (TOÀN VĂN) TẠI WEBSITE PHẦN MỀM QUẢN LÝ THƯ VIỆN - OPAC:

                http://opacthuvien.ut.edu.vn/opac/

Bước 1:

  Truy cập vào trang chủ của Trường theo địa chỉ:

      https://ut.edu.vn/  → Chọn Thư việnhttp://thuvien.ut.edu.vn/

Bước 2:   

  Chọn Tra cứu tài liệu (OPAC) (nằm ở thanh ngang) hoặc OPAC (Tìm tài liệu) góc trên, bên phải → để đến với website phần mềm quản lý thư viện - OPAC: http://opacthuvien.ut.edu.vn/opac/

Bước 3: 

  Click vào Đăng nhập ngay góc trên bên phải → Chọn đối tượng đăng nhập CB-GV-CNV hoặc SV

   + Đối với CB-GV-CNV  → Đăng nhập theo Mã Nhân sự (PMT-EMS) 

   + Đối với Sinh viên  → Đăng nhập theo thông tin đăng nhập trên Cổng thông tin sinh viên. 

Bước 4:

- Chọn biểu tượng Tài liệu số (Toàn văn) 

- Nhập thông tin tài liệu cần tìm:

+ Tên tài liệu: Tên sách (chọn 2-5 từ có trong tên sách), luận văn, ...;

+ Tác giả;

+ Từ khóa: Sử dụng theo tên Khoa/Viện/Chuyên ngành (VD: Viện Hàng hải, Kinh tế vận tải, Viện Cơ khí, Công trình giao thông, Kỹ thuật xây dựng ...).

- Chọn Download (Tải file) → Tải file toàn văn thành công.

2. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC TÀI LIỆU TRÊN THƯ VIỆN SỐ

- Vào Website Thư viện trường:  

 http://thuvien.ut.edu.vn có biểu tượng Thư viện số (thanh menu bên tay trái).

- Hoặc vào Website Thư viện số trường ĐH GTVT TP. HCM:

 http://thuvienso.ut.edu.vn

2.1 Hướng dẫn Đăng nhập:

Bước 1: Chọn đối tượng Đăng nhập:

- Đăng nhập Sinh viên (Dành cho SV Chính quy).

- Đăng nhập Giảng viên (Dành cho CB-GV-CNV).

   - Đăng nhập Học viên (Dành cho Học viên Cao học và hệ VLVH).

Bước 2: Nhập Tên đăng nhập và Mật khẩu

+ Đối với CB – GV – CNV:

 - Tên đăng nhập:  tên_đơn vị

 - Mật khẩu: Dùng mật khẩu đăng nhập tin nội bộ CB-GV-CNV.

+ Đối với sinh viên chính quy:

 - Tên đăng nhập: Mã số sinh viên.

 - Mật khẩu: Dùng mật khẩu đăng nhập tin nội bộ sinh viên.

+ Đối với Học viên Cao học và Học viên hệ VLVH:

    - Tên đăng nhập: Mã số học viên.

    - Mật khẩu: Được mặc định, do Thư viện cấp là 123456 (Sau khi Đăng nhập lần đầu tiên thành công, yêu cầu Học viên thay đổi mật khẩu).

2.2 Hướng dẫn Download tài liệu:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Thư viện số.

Bước 2: Tìm kiếm và chọn tài liệu mà bạn muốn Download.

Bước 3: Click vào nút “Download” ngay phía dưới mỗi tài liệu.

Bước 4: Nhập đúng mã xác nhận vào ô trống trên màn hình.

Bước 5: Sau khi nhập đúng mã xác nhận và click “Download” ngay phía dưới, sẽ xuất hiện đường link tài liệu, click vào đường link để Download tài liệu về máy.

3. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC TÀI LIỆU MẠNG LIÊN KẾT NGUỒN LỰC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - STINET (SCIENCE & TECHNOLOGY INFORMATION NETWORK)

Bước 1

- Truy cập vào địa chỉ website thư viện http://thuvien.ut.edu.vn/ chọn biểu tượng STINET - Mạng liên kết KHCN TP. HCM (thanh menu bên tay trái)

- Hoặc truy cập trực tiếp vào địa chỉ: http://stinet.gov.vn/

Bước 2: Tìm kiếm tài liệu

- Tìm kiếm cơ bản: Nhập một từ khóa bất kỳ vào ô tìm kiếm.

- Tìm kiếm nâng cao: Đây là cách tìm tài liệu phối hợp cùng lúc nhiều từ khóa tìm kiếm và sử dụng các từ liên kết AND, OR, NOT để mở rộng hoặc giới hạn đối tượng tìm kiếm.

+ Chọn “Tìm kiếm nâng cao” tại trang tìm kiếm.

+ Nhập các từ khóa tìm kiếm vào các ô tìm kiếm và chọn trường tìm kiếm (Nhan đề, Tác giả, Năm xuất bản …) tương ứng với từ khóa tìm kiếm, chọn đơn vị liên kết.

Bước 3: Kết quả tìm kiếm

*Đối với tài liệu truyền thống:

  Danh sách kết quả được tổng hợp phân loại theo:

- Các loại hình tài liệu gồm: Sách, Luận án, luận văn, Đề tài nghiên cứu Khoa học, Bài trích …

- Các đơn vị liên kết (Gồm các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm Thông tin Thư viện, Doanh nghiệp…).

*Đối với tài liệu toàn văn:

 Khi bạn đọc muốn tìm tài liệu toàn văn: Thao tác tìm kiếm tương tự như đã hướng dẫn, Click vào ô “Kèm dữ liệu toàn văn”  --> “Xem toàn văn” để xem tài liệu.

Ghi chú:

- Tài liệu toàn văn, bạn đọc có thể xem và Download miễn phí.

- Tài liệu truyền thống (giới thiệu dưới dạng thư mục), bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp cơ quan/đơn vị liên kết sở hữu tài liệu để được cung cấp hoặc trao đổi qua email.

                                                CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!

                                                                                                                   THƯ VIỆN

1. Giới thiêu về Cơ sở dữ liệu của Hệ thống Thư viện công cộng TP. HCM.

- Hệ thống TVCC TP. HCM bao gồm Thư viện Khoa học Tổng hợp (được xem là thư viện trung tâm); kết nối với hệ thống 24 thư viện quận huyện thông qua Website và hệ phần mềm quản lý thư viện tập trung.

- Thông qua Website và công cụ tra cứu (OPAC), bạn đọc bất kỳ đâu cũng có thể tìm, định vị được tài liệu mình cần tìm đang được lưu giữ tại thư viện nào trong toàn hệ thống, từ đó giúp bạn đọc thuận tiện trong việc sử dụng tài liệu và các dịch vụ thư viện khác.

2. Giài thích từ ngữ:

- OPAC (Online Public Access Catalog): Mục lục tra cứu trực tuyến – là công cụ cho phép bạn đọc tìm thông tin các nguồn tài liệu hiện có tại các thư viện thuộc hệ thống thư viện công cộng.

Kho mở: hình thức kho tự chọn, bạn đọc được phép chọn tài liệu trực tiếp trên kệ sách. Thông thường kho mở được bố trí ngay tại không gian đọc của bạn đọc nhằm tuận tiện cho việc tiếp cận với tài liệu.

Kho đóng: sách được lưu trữ trong các kho không gần không gian ngồi đọc (thường là sách/ tài liệu cũ hoặc nhiều bản), bạn đọc mượn tài liệu tại kho này cần điền thông tin vào Phiếu Yêu cầu, sau đó thủ thư sẽ lấy giúp bạn.

- Sẵn sàng phục vụ (Đọc/ Mượn): tài liệu được phép đọc tại chỗ hay mượn về nhà.

- Phục vụ tại chỗ: tài liệu chỉ được phép đọc tại thư viện.

- Chỉ phục vụ xe lưu động: tài liệu phục vụ cho các chuyến xe lưu động của thư viện, không phục vụ cho bạn đọc tại thư viện hoặc mượn về nhà.

- Đang xử lý kỹ thuật: tài liệu đang trong dây chuyền xử lý nghiệp vụ, tạm thời bạn đọc chưa sử dụng được (thông thường là sách/ tài liệu mới về).

3. Mô tả về giao diện tìm kiếm:

Vào địa chỉ: https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn/

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

Vùng 1: Vào đây chọn thư viện bạn cần tìm tài liệu. Bạn có thể tìm trên 1 hoặc nhiều thư viện (hệ thống bao gồm TV Khoa học Tổng hợp và 24 thư viện quận huyện của TP. Hồ Chí Minh.

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

Vùng 2 và Vùng 3: Bạn đọc tìm kiếm/ tra cứu thông tin tại đây.

(chi tiết hướng dẫn phần sau).

4. Phương pháp tìm tài liệu: hướng dẫn tìm tài liệu tại Vùng 2 hoặc Vùng 3.

4.1 Tìm kiếm cơ bản (đơn giản) tại Vùng 2:

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

- Chọn loại hình tài liệu bạn muốn tìm, mặc định là Toàn bộ

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

- Sau khi chọn loại hình tài liệu phù hợp, bạn nhập vào cụm từ/ thuật ngữ cần tìm.

. Ví dụ 1: tìm tài liệu là SÁCH về Nam bộ có tại Thư viện KHTH, xem mô tả bên dưới:

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

à Kết quả sẽ tập hợp tất cả các biểu ghi là SÁCH về Nam bộ của hiện có tại TV KHTH.

. Ví dụ 2: tìm tài liệu (tất cả các dạng) về Nam bộ có tại Thư viện KHTH. Kết quả sẽ là tập hợp các biểu ghi của tất cả các dạng tài liệu (Sách; Báo; Bài trích; Luận án, Bản đồ, …) về Nam bộ có tại Thư viện KHTH.

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

4.2 Tìm kiếm nâng cao tại Vùng 2:

Trong trường hợp bạn đọc có yêu cầu tìm cụ thể hơn, có thể sử dụng chức năng Tìm kiếm nâng cao. Bạn đọc cần sử dụng nhiều thông tin hơn cho việc tìm kiếm. Ví dụ: Cần tìm tài liệu trong nhan đề có chứa cụm từ “giáo dục” và (AND) Tiêu đề đề mục có chứa cụm từ “Hồ Chí Minh” (tại/ ở TP. Hồ Chí Minh), xem mô tả:

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

Thêm nữa, bạn đọc có thể chọn Thêm Giới hạn để đưa thêm các điều kiện lọc nhằm tìm chính xác tài liệu mình cần.

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

4.3 Các phương pháp tìm khác (sử dụng Vùng 3)

Công cụ tra cứu tại Vùng 3 cho phép bạn đọc tìm kiếm, truy cập đến Cơ sở dữ liệu của thư viện theo nhiều cách thức khác nhau.

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

ĐỀ MỤC: Tìm duyệt theo đề mục các trường biên mục.

TÀI LIỆU SỐ: Tìm và đọc trực tuyến tài liệu số (toàn văn hoặc tóm tắt).

THEO ĐỀ MỤC

BÁO/TẠP CHÍ ĐỊNH KỲ: trong mục TÀI LIỆU GIẤY

TÌM KIẾM NÂNG CAO: sử dụng toán tử kết hợp thuật ngữ/ trường để tìm kiếm (tương tự 4.2)

TÀI LIỆU HÁN NÔM: Tìm và đọc trực tuyến tài liệu Hán Nôm (toàn văn hoặc tóm tắt).

LIÊN THƯ VIỆN Z39.50

Tìm tài liệu trong các thư viện khác trong nước hoặc trên thế giới qua giao thức Z39.50.

BÁO – TẠP CHÍ: Tìm kiếm chi tiết tài liệu Báo/ Tạp chí

BÁO TAP CHÍ ĐIỆN TỬ: Tìm và đọc trực tuyến tài liệu toàn văn hoặc tóm tắt.

TÌM KIẾM NÂNG CAO: trong mục TÀI LIỆU GIẤY.

5. Mô tả giao diện kết quả:

Kết quả tìm kiếm có thể sẽ nhiều (số lượng biểu ghi lớn), do hiện nay CSDL tập trung của cả hệ thống thư viện công cộng, vì vậy bạn đọc cần xem xét để lọc bớt kết quả bởi các Menu chức năng bên trái màn hình.

Lọc theo:

Đối tượng – Vị trí

Dạng tài liệu

Tác giả

Tiêu đề chủ đề

Nhà Xuất bản

Năm xuất bản

Phân loại

Tùng thư, …

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

6. Định vị tài liệu cần mượn

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

4. Thư viện

5. Kho lưu trữ 6. Ký hiệu sách/ Vị trí sách 7. Trạng thái

Thư viện hiện lưu trữ tài liệu

Kho mở I: tự chọn tại kệ sách phòng đọc chung.

Doanh Nhân: tự chọn tại Phòng Doanh Nhân.

Các kho khác: Ví dụ: Kho 1, Kho 7, … thuộc kho đóng, bạn đọc cần điền thông tin vào Phiếu Mượn Tài liệu nộp phiếu tại Quầy.

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

Tại thư viện đh khtn, bạn được mượn bao nhiêu tài liệu về nhà?

Số màu đỏ (hàng dưới) chỉ vị trí sách trên kệ.

Sách trên kệ nhãn xanh được phép mượn về.

Sách nhãn trắng được đọc tại chỗ.