Tập làm văn lớp 5 trang 14 tập 2 năm 2024

Soạn bài Tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người trang 14 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 tuần 19 - Dựng đoạn kết bài cho các em học sinh cùng tham khảo

Soạn bài Tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người trang 14 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 bao gồm cả phần kiến thức cần nhớ và gợi ý trả lời các câu hỏi luyện tập tả người lớp 5 cuối bài, các em học sinh tham khảo từ đó liên hệ với các bài văn của mình.

Soạn bài tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)

Tập làm văn lớp 5 trang 14 tập 2 năm 2024

Cách dựng đoạn kết bài cho bài văn tả người lớp 5

Có hai kiểu kết bài

- Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.

VD: Dựng đoạn kết bài cho đề bài Tả một người bạn thân của em

Em luôn cảm thấy thật may mắn vì có một người bạn tốt bụng như Hân. Em mong rằng sau này, em và Hân sẽ mãi luôn là những người bạn thân thiết với nhau, cùng giúp đỡ nhau và chia sẻ với nhau mọi vấn đề trong cuộc sống.

- Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.

VD: Dựng đoạn kết bài cho đề bài Tả một người bạn thân của em

Thấy được những hành động, lời nói và hiểu được những suy nghĩ của Hân em lại thầm cảm phục và yêu quý bạn nhiều hơn. Người ta nói bạn bè là một trong năm người thầy đáng quý của mình, em ngẫm nghĩ em càng thấy đúng. Từ ngày chơi với Hân, em không chỉ có thêm một người bạn tốt mà còn có thêm một tấm gương để em nhìn vào đó mà rèn luyện và cố gắng nhiều hơn nữa. Mỗi ngày em luôn tự nhủ phải cùng với Hân chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi, mai này sẽ là người công dân có ích cho xã hội.

- Bạn đang xem Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) -

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Đọc tài liệu hướng dẫn các em học sinh cách làm bài tập SGK phần Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) trang 14 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 một cách ngắn gọn, dễ hiểu và dễ vận dụng.

Câu 1. Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau :

  1. Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi.

(Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)

  1. Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư.

(Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)

Trả lời

- Đoạn kết bài a kết bài theo kiểu không mở rộng: Tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.

- Đoạn kết bài b theo kiểu mở rộng: Sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội.

Câu 2. Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2, tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài).

Trả lời

- Kết bài không mở rộng:

Tình yêu của bà đối với em bao la như biển, như trời. Yêu bà, quý bà, em cố gắng học thật giỏi, luôn vâng lời bố mẹ để bà vui lòng, sống lâu trăm tuổi với em.

- Kết bài mở rộng:

Mỗi lần ăn sầu riêng em lại nhớ đến bà. Ngày xưa, mùa này mỗi lần đi đâu xa về em hay quây quần bên bà, vừa ăn sầu riêng, vừa nghe bà kể chuyện. Ôi! Thời gian đã cướp đi những kỉ niệm thân yêu của đời người. Năm nay mùa sàu riêng lại trở về, bà em đã ra người thiên cổ. Dù bà không còn nữa, vâng lời bà dạy, em nguyện sẽ cố gắng học tập và luôn chăm sóc khu vườn cây nhà em xanh tốt.

Xem thêm:

  • Bài văn tả bà nội kính yêu của em
  • Văn mẫu tả bà ngoại của em
  • Những bài văn tả người thân trong gia đình hay nhất

***

Với phần soạn bài tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người trang 14 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 (bài học: Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) được Đọc tài liệu chia sẻ phía trên, hi vọng các em học sinh ghi nhớ cách dựng đoạn kết bài và vận dụng linh hoạt để làm các bài văn thật hay, độc đáo và giàu ý nghĩa.

Những người nghệ sĩ hài trên sâu khấu vui vẻ, tươi trẻ đem tới niềm vui tới cho mọi người. Ai biết được phía sau sân khấu họ đã phải đổ biết bao giọt mồ hôi, biết bao hạt nước mắt. Em mong không chỉ em mà mọi người cũng sẽ luôn có cái nhìn nhận thật khách quan với những người nghệ sĩ hài nói riêng và nghệ sĩ nói chung. Mong chú Xuân Bắc cũng như các nghệ sĩ khác luôn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết cho mình để cống hiến nhiều hơn nữa cho nền nghệ thuật nước nhà.

Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 14 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 2. Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc bài văn dưới đây và nêu nhận xét:

  1. Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
  1. Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
  1. Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?

Buổi sớm trên cánh đồng

Từ làng, Thủy đi tắt qua đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.

Theo Lưu Quang Vũ

Phương pháp giải:

a: Em chỉ ra tên các sự vật (con người, cây cối, con vật, đồ vật...)

b: Từ hình ảnh của các sự vật, chỉ ra cách quan sát của tác giả: bằng mắt, mũi, tai, miệng hay làn da.

c: Em hãy chọn chi tiết tiêu biểu.

Lời giải chi tiết:

  1. Những sự vật mà tác giả đã tả trong buổi sớm mùa thu đó là:

Tả cánh đồng lúa buổi sớm: vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng, bầy sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết đòng, mặt trời mọc.

  1. Tác giả đã quan sát các sự vật bằng những giác quan sau:

- Bằng cảm giác của làn da (xúc giác): thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân.

- Bằng mắt (thị giác): thấy mây xám đục; vòm trời xanh vòi vọi; vài giọt mưa thoáng rơi; người gánh rau và những bó huệ trắng muốt; bầy sáo lượn chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.

  1. Chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả: Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi, một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy…

Quảng cáo

Tập làm văn lớp 5 trang 14 tập 2 năm 2024

Câu 2

Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).

Phương pháp giải:

Dàn ý tả cảnh buổi sáng trong công viên.

Lời giải chi tiết:

  1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh công viên vào buổi sớm (trong lành, yên tĩnh, tràn đầy sức sống).
  1. Thân bài: Tả từng phần của ảnh vật trong công viên.

- Cây cối: Những hàng cây cổ thụ cao vút với muôn nghìn chiếc lá xanh tươi. Những bồn hoa cúc, hồng,... màu sắc rực rỡ, đung đưa đón chào tia nắng sớm. Trên từng lá cây còn đọng lại muôn hạt sương đêm long lanh, tinh khiết.

- Mặt hồ: nước trong vắt, gợn sóng lăn tăn. Thỉnh thoảng, vài chú cá tinh nghịch lại ngoi lên đớp mồi, làm khuấy động mặt nước trong phút chốc.

- Những con đường: sạch sẽ, cong mềm mại theo ven hồ.

- Đàn chim: chim sẻ, chim chích cùng các bạn chim sâu đua nhau nhảy nhót chuyền cành, hát líu lo chào đón bình minh.

- Quanh hồ và trên mỗi hàng ghế đá công viên: người lớn chạy thể dục, các cụ già chầm chậm với bài thể dục dưỡng sinh, những em bé đạp chiếc xe ba bánh, thích thú chạy đua theo từng bước chân của bố, tiếng cười nói, tiếng nói chuyện xôn xao khiến bức tranh sớm mai trở nên sinh động.

- Nhận xét chung: Cảnh buổi sáng ở công viên thật bình yên và tươi đẹp.

  1. Kết bài: Em rất thích đến công viên vào những buổi sớm mai.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy dàn ý bài văn tả cảnh buổi sáng trong công viên

Tập làm văn lớp 5 trang 14 tập 2 năm 2024

Loigiaihay.com

  • Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 1. Tìm các từ đồng nghĩa
  • Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh trang 11 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Giải bài tập Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh trang 11 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 2. Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã được học?
  • Soạn bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa trang 10, 11 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa trang 10, 11 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
  • Kể chuyện: Lý Tự Trọng trang 9 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Giải câu 1, 2, 3 Kể chuyện: Lý Tự Trọng trang 9 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện Lý Tự Trọng Luyện từ và câu - Từ đồng nghĩa trang 7, 8 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Giải bài tập Luyện từ và câu - Từ đồng nghĩa trang 7, 8 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 3. Thế nào là từ đồng nghĩa?