Test đánh giá trẻ tự kỷ năm 2024

– Xác định có rối loạn phổ tự kỷ hay không. Đây là công cụ giúp sàng lọc tự kỷ cho trẻ từ 16 –30 tháng (Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu công cụ sàng lọc tự kỷ, bộ công cụ này có thể sử dụng cho trẻ đến 48 tháng). – Phỏng vấn phụ huynh có con em có dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ C.A.R.S 2 – Thang chẩn đoán tự kỷ tuổi ấu thơ (Childhood Autism Rating Scale). Công cụ này được thiết kế dưới dạng bảng hỏi và quan sát, được dùng để chẩn đoán tự kỷ từ 24 tháng tuổi. CARS kiểm tra 15 lĩnh lực khác nhau nhằm đưa ra các mức độ tự kỷ. CARS có thể sử dụng đánh giá trẻ tự kỷ với nhiều mục đích khác nhau như: để xây dựng chương trình can thiệp sớm, theo dõi định kỳ trẻ tự kỷ, đánh giá hiệu quả can thiệp…. – Là công cụ kết hợp bởi báo cáo của cha mẹ và quan sát trực tiếp của các chuyên gia GARS – 2 – Đánh giá những kỹ năng chính ở trẻ tự kỷ như hành vi, giao tiếp và quan hệ xã hội – Bao gồm 2 phần: + Quan sát trẻ và phỏng vấn phụ huynh Vanderbilt – Đánh giá các về các mức độ về tính xung động, bốc đồng, thiếu tập trung đối với trẻ có chứng tăng động, kém tập trung. – Đánh giá trẻ có hành vi tăng động, giảm chú ý, rối loạn thách thức chống đối ASQ-3 ASQ là bộ công cụ sàng lọc do cha mẹ/người chăm sóc trẻ báo cáo nhằm theo dõi sự phát triển toàn diện của trẻ từ 1 tháng đến 6 tuổi. ASQ giúp sang lọc và xác nhận nguy cơ chậm phát triển trên 5 lĩnh vực phát triển của trẻ gồm giao tiếp, vận động thô, vận động tinh, giải quyết vấn đề và cá nhân – xã hội – Tất cả các đối tượng có dấu hiệu rối loạn phát triển từ 1th áng đến 72 tháng tuổi PEP-3 – Sử dụng trắc nghiệm PEP-3 đánh giá khả năng phát triển của trẻ tự kỷ khi ứng dụng chương trình can thiệp phối hợp giữa gia đình và nhà trường – Trẻ rối loạn phổ tự kỷ (bản PEP-3 có thể đánh giá trẻ từ 0- 72 tháng tuổi) VB-MAPP – Đánh giá hành vi ngôn ngữ cho trẻ bao gồm các vấn đề về ngôn ngữ và hành vi – Trẻ rối loạn ngôn ngữ ( đánh giá trẻ từ 0-48 tháng tuổi) Vineland-II – Đánh giá hành vi thích ứng về các vấn đề như: giao tiếp, kỹ năng sinh hoạt thường ngày, lĩnh vực xã hội hóa, các kỹ năng vận động, các chỉ báo về hành vi kém thích ứng. – Dành cho tất cả các đối tượng từ 0-9 tuổi ABLLS-R – Là bảng kiểm đánh giá kỹ năng ngôn ngữ và học tập cơ bản. ABLLS được sử dụng để xác định khả năng ngôn ngữ của trẻ, cũng như đưa ra chương trình học, can thiệp. – Dành cho các đối tượng gặp rối loạn pt WISC-IV VN -Đánh giá chỉ số trí tuệ IQ nhằm xác định:

– Đánh giá năng lực trí tuệ của trẻ

– Nhận diện các dạng khiếm khuyết học tâp

– Giúp trường học có những thích ứng và cá nhân hóa kế hoạch học tập cho từng học sinh

– Hỗ trợ xác định các vấn đề về đọc /toán và quá trình học tập nói chung

– Nhận diện trẻ tài năng,.

– Đánh giá cho tất cả các đối tượng (dành cho các đối tượng có độ tuổi từ 6-16 tuổi). NEMI-2 – Thang đo lường trí tuệ mới NEMI-2 (NEMI-2, Nouvelle Echelle Métrique d’Intelligence – 2) là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tính chỉ số thông minh (IQ), công cụ đo lường tổng hợp này cho phép đánh giá trí tuệ của khách thể từ 5-12 tuổi nhằm đánh giá tổng quát trí tuệ cá nhân, giúp nhà chuyên môn xây dựng chân dung nhận thức của trẻ, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của trẻ về mặt tư duy. – Đánh giá cho tất cả các đối tượng (dành cho các đối tượng có độ tuổi từ 5-12 tuổi) TEDI-MATH – Đánh giá chẩn đoán HS mắc chứng khó khăn về tính toán, với mục tiêu chẩn đoán lâm sàng, cho phép mô tả và hiểu được những khó khăn mà trẻ gặp phải trong quá trình thao tác với các con số – Đối tượng là trẻ em bắt đầu từ cuối năm học mẫu giáo trở đi CBCL – Đánh giá triệu chứng hành vi cảm xúc cho trẻ em và thanh thiếu niên.

– Công cụ đánh giá trên 3 thang đo năng lực:

(1) Hoạt động; (2) Kỹ năng xã hội; (3) Trường học; 8 thang đo lâm sàng theo quan điểm Achenbach (a) Thu mình; (b) Lo âu, trầm cảm; (c) phàn nàn cơ thể; (d) Vấn đề xã hội; (e) Vấn đề tư duy; (f) Vấn đề chú ý; (g) Hành vi sai phạm và (h) Hành vi xâm khích; 6 thang đo lâm sàng theo định hướng DSM-IV là (i) Vấn đề cảm xúc; (ii) Lo âu; (iii) Rối loạn dạng cơ thể; (iv) Tăng động giảm chú ý; (v) Hành vi chống đối; (vi) Rối loạn hành vi.

Chậm phát triển trí tuệ được coi là rối loạn phát triển thần kinh. Các rối loạn phát triển thần kinh là các vấn đề thần kinh dựa trên sự xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, điển hình là trước khi vào học và làm giảm sự phát triển của cá nhân, xã hội, học tập, và / hoặc nghề nghiệp.

Chúng thường liên quan đến những khó khăn trong việc thu nhận, duy trì, hoặc áp dụng các kỹ năng hoặc thông tin cụ thể. Các rối loạn phát triển thần kinh có thể liên quan đến rối loạn chức năng trong sự chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề hoặc tương tác xã hội.

Mặc dù tỷ lệ trẻ mắc tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ là tương đối cao nhưng việc điều trị hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế do cơ chế bệnh sinh phức tạp và nhiều điểm chưa rõ ràng.

Để có thể giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh, gia đình cần phải phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở trẻ và có thể thực hiện một số bài quiz test tự kỷ nhằm sàng lọc nguy cơ. Chẩn đoán sớm tự kỷ trước 3 tuổi giúp trẻ có nhiều cơ hội được hội nhập xã hội

Nên cho trẻ thực hiện bài test kiểm tra tự kỷ khi nào?

Gia đình nên cho trẻ thực hiện bài test kiểm tra tự kỷ khi có những dấu hiệu sau:

- Không cười và bập bẹ nói từ 9 tháng tuổi trở lên

- Không biết chỉ ngón trỏ lúc 12 tháng tuổi

- Không nói được từ đôi vào 24 tháng tuổi

- Không nói được từ đơn vào 16 tháng tuổi

- Thiếu tương tác với mọi người, kể cả bố mẹ

- Trẻ có những sở thích kỳ lạ

- Trẻ có xu hướng lặp đi lặp lại những hành vi bất thường

Những khiếm khuyết trong quá trình phát triển thần kinh khiến trẻ không thể phát triển ngôn ngữ, tư duy và có hành vi khác thường so với trẻ khỏe mạnh.

Nếu chú ý, gia đình có thể nhận biết sớm những biểu hiện khác lạ ở con trẻ và cho trẻ thực hiện bài test tự kỷ tại nhà.

Các bài kiểm tra phần nào sàng lọc được nguy cơ mắc bệnh của trẻ, từ đó giúp gia đình chủ động trong việc thăm khám và điều trị.

Test chuẩn đoán cho trẻ như thế nào?

Có nhiều “thước đo” để xác định một đứa trẻ có bị tự kỷ, bị chậm phát triển trí tuệ hay đơn thuần là bị rối loạn ngôn ngữ ( chậm nói, nói ngọng, nói lắp ) hay không. Các bài test sẽ là hữu hiệu trong việc chuẩn đoán sớm và nhận định tình trang trẻ đang gặp phải, từ đó mà có hướng can thiệp tiếp theo sao cho phù hợp.

Test chuẩn đoán sớm các hội chứng chậm phát triển ngôn ngữ và hành vi của trẻ có thể được thực hiện bởi cha mẹ dựa trên bài test đã được chuyên gia viết sẵn dựa vào các câu trả lời có hoặc không. Từ đó mà tổng hợp nên số điểm để biết tình trạng trẻ đang gặp phải.

Tuy nhiên test chuẩn đoán trẻ chậm phát triển nên được thực hiện bới các phòng khám chuyên khoa, bởi chuyên gia tâm lý hoặc nên được test chuẩn đoán bởi giáo viên can thiệp trẻ đặc biệt đã được đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm.

Dịch vụ test chuẩn đoán tự kỷ và các hội chứng rối loạn phát triển ở Hoa Nhật Vàng

Tại giáo dục đặc biệt Hoa Nhật Vàng chúng tôi có cung cấp dịch vụ test chuẩn đoán sớm các hội chứng tự kỷ, chứng chậm phát triển trí tuệ, chậm nói…cho trẻ. Các bài test CARS cho trẻ tự kỷ sử dụng được cung cấp bởi các chuyên gia, trung tâm uy tín đã được kiểm định đánh giá.

Đội ngũ giáo viên của Hoa Nhật Vàng đều được đào tạo chuyên sâu về can thiệp, chăm sóc trẻ đặc biệt, có kinh nghiệp tiếp xúc, dạy học cho nhiều trẻ thuộc đối tượng này.

Giáo viên cũng am hiểu về cách thức thực hiện các bài test, cách tổng hợp đánh giá từ đó đưa ra nhận xét về tình trạng trẻ đang gặp phải và tư vấn cho gia đình hướng điều trị, can thiệp tiếp theo.

Các bài kiểm tra này của Hoa Nhật Vàng không phải là chẩn đoán chính thức nhưng có thể phản ánh phần nào những khiếm khuyết trong quá trình phát triển của trẻ.

Bài test chuẩn đoán sớm chứng rối loạn phát triển ở trẻ

Dưới đây là bài test chuẩn đoán sớm chứng rối loạn phát triển ở trẻ từ 0 đến 6 tuổi để các bậc phụ huynh tham khảo.

BỘ PHIẾU SÀNG LỌC RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM TỪ 0 – 12 tháng tuổi

1. Bộ câu hỏi sàng lọc rối loạn phát triển ở trẻ 0-3 tháng tuổi

( Dùng cho trẻ 0 tháng đến dưới 3 tháng tuổi )

Các kỹ năng của trẻ (Hỏi và quan sát)

Không

Giao tiếp - Ngôn ngữ

1

Trẻ có dấu hiệu “Không bao giờ phát ra những âm thanh “?

2

Trẻ có dấu hiệu “Không biết thể hiện gì khi đói, ướt do đái, ỉa”?

3

Trẻ có dấu hiệu “Không chớp mắt/giật mình khi có tiếng động mạnh”?

Vận động thô

4

Trẻ có giảm vận động ở tay/ chân hoặc mềm nhẽo toàn thân không?

5

Trẻ có bị hạn chế vận động tại các khớp lớn không? (Háng, gối, cố chân, vai, khuỷu, cố tay, quay đầu cổ…)

6

Trẻ có bị dị tật chân không? (Thừa/ thiếu ngón, cụt một phần, khoèo, ngắn)

Vận động tinh

7

Trẻ có dị tật tay không? (Thừa/ thiếu ngón, cụt một phần, khoèo, ngắn…

8

Trẻ có bị hạn chế gập/ duỗi đốt ngón tay không?

9

Trẻ có nắm bàn tay quá chặt hơn bình thường không?

Bắt chước và học

10

Trẻ có bộ mặt khác thường hoặc dị tật trên mặt không?

11

Trẻ có khác thường ở đầu không? (Khuyết xương, u đầu, không có thóp…

12

Trẻ có dấu hiệu “Không biết mỉm cười (cười khi ngủ)” không?

Cá nhân - Xã hội

13

Trẻ có khó khăn về ỉa, đái không? (Không ỉa phân su, đái khó…)

14

Trẻ có khóc nhiều suốt ngày đêm (khóc dạ đề) không?

15

Trẻ mút bú; nuốt, uống có khó khăn không?

Các dấu hiệu khác thường khác

16

Trẻ có khi nào bị co giật không?

17

Trẻ có khác thường ở mặt (môi, hàm ếch), cổ, cột sống, tay chân không?

18

Trẻ có khác thường về tai không? VD: không có vành tai hoặc lỗ tai

19

Trẻ có khác thường về mắt không? (Mắt lác, sụp mí, lồi mắt…)

20

Trẻ có các khác thường nào khác không? Ghi rõ:

Đánh giá:

- Trẻ nghi ngờ có rối loạn phát triển khi ít nhất 1 câu trả lời rơi vào ô “Có”

- Gia đình và Cán bộ sàng lọc cần gửi trẻ đi khám bác sĩ Phục hồi chức năng Nhi.

2. Sàng lọc phát hiện sớm rối loạn ở trẻ 3 tháng

( Dùng cho trẻ 3 tháng đến dưới 6 tháng tuổi )

Các dấu hiệu của trẻ (Hỏi và quan sát)

Không

Giao tiếp - Ngôn ngữ

1

Trẻ có dừng khóc khi nghe thấy giọng nói của bạn không?

2

Trẻ có cười thành tiếng không?

3

Trẻ có phát ra âm thanh khi nhìn thấy đồ chơi hoặc người không?

Vận động thô

4

Trẻ có quay đầu về cả hai phía khi nằm ngửa không?

5

Khi nằm sấp trẻ có nâng đầu lên cao 7-8 cm trong ít nhất 15 giây không?

6

Khi nằm ngửa trẻ có đưa cả hai tay qua ngực lên miệng để ngậm không?

Vận động tinh

7

Trẻ có tự mở bàn tay một phần hoặc hoàn toàn không?

8

Trẻ có giữ đồ chơi trong tay khoảng một phút khi được đặt vào tay không?

9

Trẻ có thể nắm/ cào vào quần áo mình không?

Bắt chước và học

10

Trẻ có nhìn theo đồ chơi khi bạn di chuyển sang hai phía trước mặt trẻ không?

11

Trẻ có nhìn theo đồ chơi khi bạn di chuyển lên xuống trước mặt trẻ không?

12

Trẻ có nhìn vào đồ chơi khi bạn đặt vào tay trẻ không?

Cá nhân - Xã hội

13

Trẻ có nhìn tay mình không?

14

Trẻ có chơi với những ngón tay khi nắm hai tay vào nhau không?

15

Trẻ có biết sẽ được cho ăn khi nhìn thấy sữa hoặc bình sữa không?

Các dấu hiệu chung

16

Trẻ có khi nào bị co giật/ngất xỉu không?

17

Trẻ có bất thường ở cổ, cột sống, thân mình, tay chân không?

18

Trẻ có bất thường ở tai, bệnh về tai hoặc nghe kém không?

19

Trẻ có bất thường ở mắt hoặc nhìn kém không?

20

Trẻ có các bất thường nào khác không? VD: mặt, môi/hàm ếch,…

Đánh giá:

Trẻ nghi ngờ có rối loạn phát triển khi:

- Không” làm được 2 trong 3 kỹ năng ở các lĩnh vực Giao tiếp-Ngôn ngữ, Vận động thô, Vận động tinh, Bắt chước và học, Cá nhân- Xã hội (Câu 1 đến 15), hoặc

- Có” 1 trong 5 Các dấu hiệu bất thường khác (Câu 16 đến 20)

\> Gia đình và Cán bộ sàng lọc cần gửi trẻ đi khám bác sĩ Phục hồi chức năng Nhi.

3. Bộ câu hỏi sàng lọc rối loạn phát triển ở trẻ 6 tháng tuổi

( Dùng cho trẻ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi )

Các kỹ năng của trẻ (Hỏi và quan sát)

Không

Giao tiếp - Ngôn ngữ

1

Trẻ có quay lại nhìn khi bạn gọi hoặc có tiếng động mạnh không?

2

Trẻ có phát ra những âm thanh như “da,” “ga,” “ca,” và “ba” không?

3

Khi ta bắt chước âm thanh của trẻ, trẻ có lặp lại các âm thanh đó không?

Vận động thô

4

Trẻ có biết lẫy từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp không?

5

Trẻ có ngồi chống hai tay khi được giữ 2 bên hông của trẻ không?

6

Trẻ có thể trườn bò bằng tay và hai gối không?

Vận động tinh

7

Trẻ có biết với lấy đồ vật bằng 2 tay được không?

8

Trẻ có biết cầm đồ chơi nhỏ bằng bàn tay/ các ngón tay không?

9

Trẻ có biết nhặt một vật nhỏ bằng bàn tay không?

Bắt chước và học

10

Trẻ có biết tìm đồ chơi bị rơi ở tư thế nằm sấp không?

11

Trẻ có biết cầm đồ vật/ đồ chơi đưa vào miệng không?

12

Trẻ có biết chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia không?

Cá nhân - Xã hội

13

Trẻ có phản ứng khi nhìn thấy người lạ không?

14

Trẻ có biết sờ vào hình ảnh hoặc cười với mình ở trong gương không?

15

Trẻ có biết di chuyển/ trườn người đi để lấy đồ chơi không?

Các dấu hiệu khác thường khác

16

Trẻ có khi nào bị co giật/ ngất xỉu không?

17

Trẻ có bất thường ở cổ, cột sống, thân mình, tay chân không?

18

Trẻ có bất thường ở tai, bệnh về tai hoặc nghe kém không?

19

Trẻ có bất thường ở mắt hoặc nhìn kém không?

20

Trẻ có các bất thường nào khác không? VD: mặt, môi/ hàm ếch,…

Đánh giá:

Trẻ nghi ngờ có rối loạn phát triển khi:

- Không” làm được 2 trong 3 kỹ năng ở các lĩnh vực Giao tiếp-Ngôn ngữ, Vận động thô, Vận động tinh, Bắt chước và học, Cá nhân- Xã hội (Câu 1 đến 15), hoặc

- Có 1 trong 5 Các dấu hiệu bất thường khác (Câu 16 đến 20)

\> Gia đình và Cán bộ sàng lọc cần gửi trẻ đi khám bác sĩ Phục hồi chức năng Nhi.

4. Sàng lọc phát hiện sớm rối loạn ở trẻ 9 tháng

( Dùng cho trẻ 9 đến dưới 12 tháng tuổi )

Các dấu hiệu của trẻ (Hỏi và quan sát)

Không

Giao tiếp - Ngôn ngữ

1

Trẻ có quay đầu về phía có tiếng động không?

2

Trẻ có dừng hoạt động khi bạn nói “không- không” không?

3

Trẻ có phát ra những âm thanh như baba, gaga…không?

Vận động thô

4

Trẻ có biết đứng khi bạn cầm 2 tay trẻ để giữ thăng bằng không?

5

Trẻ có tự ngồi thẳng lưng không?

6

Trẻ có đứng vịn được không?

Vận động tinh

7

Trẻ có biết nhặt vật nhỏ chỉ bằng một tay không?

8

Trẻ có nhặt được những vật nhỏ, nắm chặt nó trong lòng bàn tay, giữa các ngón tay không?

9

Trẻ có biết nhặt vật nhỏ bằng đầu ngón cái và các ngón còn lại không?

Bắt chước và học

10

Trẻ có biết chuyển vật từ tay này sang tay kia không?

11

Trẻ có biết cầm hai tay hai vật và giữ trong 1 phút không?

12

Khi cầm đồ chơi trẻ có đập nó lên một đồ chơi khác ở trên bàn không?

Cá nhân- Xã hội

13

Trẻ có biết lấy vật ở ngoài tầm với không?

14

Trẻ có cho chân vào mồm ở tư thế nằm ngửa không?

15

Trẻ có tự ăn bánh quy không?

Các dấu hiệu chung

16

Trẻ có khi nào bị co giật/ ngất xỉu không?

17

Trẻ có bất thường ở cổ, cột sống, thân mình, tay chân không?

18

Trẻ có bất thường ở tai, bệnh về tai hoặc nghe kém không?

19

Trẻ có bất thường ở mắt hoặc nhìn kém không?

20

Trẻ có các bất thường nào khác không? VD: mặt, môi/ hàm ếch,…

Đánh giá:

Trẻ nghi ngờ có rối loạn phát triển khi:

- “Không” làm được 2 trong 3 kỹ năng ở các lĩnh vực Giao tiếp-Ngôn ngữ, Vận động thô, Vận động tinh, Bắt chước và học, Cá nhân- Xã hội (Câu 1 đến 15), hoặc

- “Có” 1 trong 5 Các dấu hiệu bất thường khác(Câu 16 đến 20)

\> Gia đình và Cán bộ sàng lọc cần gửi trẻ đi khám bác sĩ Phục hồi chức năng Nhi.

5. Bộ câu hỏi sàng lọc rối loạn phát triển ở trẻ 12 tháng tuổi

( Dùng cho trẻ 12-23 tháng tuổi )

Các kỹ năng của trẻ (Hỏi và quan sát)

Không

Giao tiếp - Ngôn ngữ

1

Trẻ có làm theo mệnh lệnh đơn giản không? VD, đưa cho mẹ, lại đây

2

Trẻ có phát ra từ nào ngoài những âm thanh như baba, gaga…không?

3

Trẻ có biết chỉ tay vào đồ vật, biết gật đầu/lắc đầu không?

Vận động thô

4

Trẻ có biết đứng dậy từ tư thế ngồi có bám tay vào đồ vật không?

5

Trẻ có biết đi khi bám tay vào đồ vật không?

6

Trẻ có thể tự đi vài bước mà không cần bám tay không?

Vận động tinh

7

Trẻ có biết nhặt vật nhỏ bằng đầu các ngón tay không?

8

Trẻ có biết giơ cao và tung đồ chơi ra phía trước không?

9

Trẻ có biết cùng bạn lật trang sách không?

Bắt chước và học

10

Trẻ có biết cầm hai vật đập vào nhau không?

11

Trẻ có biết bắt chước bỏ đồ vật vào hộp hoặc vào cái bát không?

12

Trẻ có biết tìm đồ vật khi bạn giấu dưới mảnh vải/ tờ giấy không?

Cá nhân - Xã hội

13

Trẻ có đưa cho bạn đồ vật khi bạn đưa tay ra yêu cầu không?

14

Trẻ có biết phối hợp (đưa tay ra, xỏ vào) khi mặc quần áo không?

15

Trẻ có biết chơi với đồ chơi quen thuộc của mình không?

Các dấu hiệu khác thường khác

16

Trẻ có khi nào bị co giật/ ngất xỉu không?

17

Trẻ có bất thường ở cổ, cột sống, thân mình, tay chân không?

18

Trẻ có bất thường ở tai, bệnh về tai hoặc nghe kém không?

19

Trẻ có bất thường ở mắt hoặc nhìn kém không?

20

Trẻ có các bất thường nào khác không? VD: mặt, môi/ hàm ếch,…

Đánh giá:

Trẻ nghi ngờ có rối loạn phát triển khi:

- “Không” làm được 2 trong 3 kỹ năng ở các lĩnh vực Giao tiếp-Ngôn ngữ, Vận động thô, Vận động tinh, Bắt chước và học, Cá nhân- Xã hội (Câu 1 đến 15), hoặc

- “Có” 1 trong 5 Các dấu hiệu bất thường khác (Câu 16 đến 20)

\> Gia đình và Cán bộ sàng lọc cần gửi trẻ đi khám bác sĩ Phục hồi chức năng Nhi.

Kết luận

Trên đây là bảng test chuẩn đoán rối loạn phát triển cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuôi để các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Tuy nhiên test chuẩn đoán nên được thực hiện bới các phòng khám chuyên khoa, bởi chuyên gia tâm lý hoặc nên được test chuẩn đoán bởi giáo viên can thiệp trẻ đặc biệt đã được đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm.

Các bài test chuẩn đoán sớm sẽ là riêng biệt cho từng nhóm trẻ khác nhau, dựa trên các đánh giá ban đầu và các câu hỏi với phụ huynh trẻ mà giáo viên sẽ quyết định sẽ áp dụng bài test nào hay phương thức test nào phù hợp cho trẻ.

Khi gia đình nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường: Đừng ngần ngại đưa trẻ tới các bệnh viện, trung tâm hay chuyên gia tâm lý uy tín để thực hiện chuẩn đoán sớm cho trẻ. Việc này là rất quan trọng vì chẩn đoán sớm trước 3 tuổi giúp trẻ có nhiều cơ hội được hội nhập xã hội.

Đánh giá trẻ tự kỷ là gì?

- Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập, ảnh hưởng đến nhiều mặt về sự phát triển của trẻ nhưng chủ yếu là: khiếm khuyết về tương tác xã hội, khiếm khuyết về giao tiếp (không lời và lời nói), các hành vi bất thường hoặc các mối quan tâm bị thu hẹp, rập khuôn và lặp lại.

Can thiệp trẻ tự kỷ là gì?

Can thiệp sớm trẻ tự kỷ là áp dụng những phương pháp, kỹ thuật trị liệu để giảm các triệu chứng, biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em và giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng.

Chữa bệnh tự kỷ ở trẻ ở đâu trong TP HCM?

Địa chỉ khám trẻ tự kỷ TP..

Phòng khám Tâm lý nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec..

Khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi Đồng 1..

Bệnh viện Nhi Đồng 2..

Khoa Tâm Lý - Tâm Thần Trẻ Em - Bệnh viện Tâm thần TP. HCM..

Chi hội Trăng Non (thuộc Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục TP. HCM).

Test Cars là gì?

Đây được gọi là thang đo mức độ tự kỷ dành cho trẻ tự kỷ nhỏ tuổi, khoảng 3 tuổi hoặc hơn 3 tuổi trở xuống. Các trẻ lớn hơn thường được các nhà chuyên môn sử dụng các loại test khác. CARS tương đối dễ làm, không quá khó hiểu đối với cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Điều cần làm là quan sát trẻ thật kỹ.