Tfcc là gì

Tfcc là gì

TỔN THƯƠNG TFCC, MỘT NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU CỔ TAY

Cổ tay bao gồm rất nhiều thành phần như các xương cổ tay, gân cơ, dây chằng, bao khớp, cấu trúc sụn…Trong đó TFCC là cấu trúc quan trọng có chức năng giữ vững và chịu lực cho cổ tay. Khi tổn thương TFCC cũng không dễ để chẩn đoán và điều trị. Xin trình bày những nét cơ bản nhất về tổn thương này.
TFCC – Phức hợp sụn sợi tam giác (Triangular Fibrocartilage complex). Là một cấu trúc chịu lực ở cổ tay nằm giữa đầu dưới xương trụ, xương Nguyệt và xương Tháp. Các thành phần cấu tạo nên TFCC gồm:

– Đĩa sụn sợi hình tam giác: bao gồm các sợi sụn hyaline– Gân duỗi cổ tay trụ bám tận vào nền xương bàn V– Dây chằng trụ – nguyệt, dây chằng trụ – tháp– Dây chằng quay trụ trước và dây chằng quay trụ sau– Các mô liên kết lỏng lẻoCó 2 nhóm nguyên nhân gây nên tổn thương TFCC. Nguyên nhân chấn thương (trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng cổ tay) và nguyên nhân do thoái hóa thường liên quan đến xung đột trụ cổ tay trong 1 thời gian dài.

Tfcc là gì

Triệu chứng của tổn thương TFCC:– Đau thường là triệu chứng khiến người bệnh khó chịu nhất. Đau nhiều phía bờ trụ cổ tay, đặc biệt khi sờ nắn bờ trụ hoặc nghiêng trụ cổ tay. Đau tăng khi vận động hoặc cầm nắm.– Sưng nề cổ tay (Thường do yếu tố chấn thương).– Khi nghiêng và xoay cổ tay có thể thấy tiếng kêu hoặc cảm giác kẹt khớp.– Hạn chế vận động cổ tay, đặc biệt là động tác sấp ngửa.– Mất vững (Trật khớp) quay trụ dưới do tổn thương dây chằng quay trụ.– Các test dùng để khám tổn thương TFCC như: test ép TFCC, Piano Key test, press test, Grind test…

Tfcc là gì


Cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán:– Xquang: Có giá trị chẩn đoán tổn thương TFCC khi khoảng cách khớp quay trụ dưới so với bên lành >5mm. Hoặc khoảng cách thuyền đậu < 3mm so với bên lành. Ngoài ra nếu thấy chỏm xương trụ bằng hoặc cao hơn bờ trong xương quay thì thường có xung đột quay trụ (liên quan đến yếu tố thoái hóa).– MRI cổ tay: có thể quan sát thấy hình ảnh tổn thương TFCC kèm theo đụng dập xương trụ, xương nguyệt…– Nội soi cổ tay: là phương tiện hỗ trợ chẩn đoán tổn thương TFCC chính xác nhất, đây cũng là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao.Điều trị: bảo tồn hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào mức đô tổn thương

– Bảo tồn: tổn thương biểu hiện lâm sàng mức độ nhẹ, không có trật quay trụ dưới, tổn thương loại 1A, 1C hoặc 2A, 2B, 2C theo Palmer. Bột cẳng bàn tay 4-6 tuần, chống viêm, giảm đau, vật lý trị liệu.


Tfcc là gì

– Phẫu thuật: khi bảo tồn thất bại, mất vững khớp quay trụ dưới hoặc tổn thương loại 1B, 2D, 2E theo Palmer. Phẫu thuật bao gồm mổ mở hoặc nội soi, ngày nay với sự phát triển của y học, tổn thương TFCC có thể thực hiện tốt bằng phẫu thuật nội soi mang lại hiệu quả cao. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm cắt lọc, khâu lại vùng rách. Tái tạo dây chằng quay trụ dưới. Làm ngắn xương trụ hoặc bất động khớp quay trụ dưới, lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào thời gian và mức độ tổn thương của TFCC.
(Ths.Bs Trần Quyết. Khoa CTCH và YHTT bệnh viện Xanh Pôn)

Cổ tay là vùng có cấu tạo rất phức tạp gồm nhiều xương nhỏ và nhiều dây chằng và thực hiện được nhiều chức năng đòi hỏi tinh vi. Đau cổ tay làm hạn chế vận động cuộc sống rất nhiều. Tổn thương phức hợp dây chằng sụn tam giác thường gây đau vùng cổ tay bên trụ, đau lan theo xương trụ, gây khó khăn khi cầm vật nặng.

Theo Thomas B Hughes, nội soi cổ tay bắt đầu thực hiện bởi Chen từ năm 1979, nhưng tới năm 1980 mới được chấp nhận

Giải phẫu

Sụn sợi tam giác là cấu trúc giải phẫu có hình tam giác: xòe rộng ra ở cạnh dưới của khớp quay trụ dưới. Nó là một phần của hệ thống sợi rộng bám từ viền cổ tay của khuyết trụ đầu dưới xương quay, che phủ xương nguyệt, tháp. Sụn sợi tam giác có nền dày từ 1 - 2 mm, đỉnh dày 5 - 9 mm.

Tfcc là gì
Phức hợp dây chằng sụn sợi tam giác. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây chấn thương phức hợp dây chằng sụn tam giác vùng cổ tay

  • Những động tác vặn và xoay bàn tay.
  • Động tác nghiêng trụ và chịu lực.

Ví dụ: Chơi nhảy với xà, chơi bóng chuyền, té chống tay, khoan...

Triệu chứng lâm sàng 

Bệnh sử: Cơ chế chấn thương, bệnh nhân đau vùng cổ tay, bên trụ, đau khi vận động, đau lan xương trụ, có thể nghe tiếng “click” vùng cổ tay khi vận động.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Y học thể thao trên Wellcare để được tư vấn và điều trị kịp thời. Trước khi gọi bác sĩ, hãy sử dụng tính năng" Gửi trước hồ sơ bệnh án" tải hình ảnh/video các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ... để bác sĩ nghiên cứu.

Chẩn đoán chấn thương phức hợp dây chằng sụn tam giác vùng cổ tay

  • Khám: vận động cổ tay nghiêng về phía trụ và xoay cổ tay đau.
  • Làm một số test: test ép TFCC, Piano Key test, press test, Grind test...
  • X-quang và MRI:

        + X-quang: Cho một cái nhìn tổng quát về hình dạng xương, và các tổn thương.

        + MRI: Giúp chẩn đoán tổn thương sụn khớp và phức hợp dây chằng sụn sợi tam giác, sạn khớp... Tuy nhiên, khi có nhiều                  trường hợp khó, có thể tiêm cản quang vào khớp để chẩn đoán chính xác hơn.

Tfcc là gì

Rách TFCC trên MRI. (Ảnh minh họa)

Phân loại rách chấn thương TFCC: 4 độ.

Độ

Tổn thương

1A

Rách hoặc thủng phần đĩa trung tâm

1B

Bong nơi bám bên trụ, có hay không gãy đầu xa xương trụ

1C

Bong nơi bám PHSSTG ở xương nguyệt hoặc xương tháp

1D

Bong nơi bám PHSSTG ở khuyết trụ đầu dưới xương quay.

Điều trị chấn thương phức hợp dây chằng sụn tam giác vùng cổ tay

Điều trị bảo tồn

Theo Dan C. Byck, MD:

  • Độ 1A, 1B, 1C: mang nẹp 4 - 6 tuần, kháng viêm, giảm đau, sinh tố, vật lý trị liệu.
  • Một số trường hợp có thể tiêm Steroid.

Điều trị phẫu thuật

1B và khi điều trị bảo tồn thất bại.

Phẫu thuật

Cắt lọc, nếu rách vùng ít máu nuôi.

Khâu: vùng có nhiều máu nuôi.

Tfcc là gì

Khâu TFCC trong mổ. (Ảnh minh họa)

Tập vật lý trị liệu sau mổ

Giai đoạn 1

  • 0-7 ngày: Chườm lạnh, thuốc kháng viêm, giảm đau, sinh tố, bất động cánh cẳng bàn tay, tập gập duỗi các ngón tay, tập thụ động vai.
  • 1 - 2 tuần: Cắt chỉ, bất động cổ tay, tập vận động khớp khuỷu, ngón tay, khớp vai.

Giai đoạn 2 (3 - 8 tuần)

  • Nhẹ nhàng gập duỗi cổ tay, gập duỗi khớp khuỷu, vai, ngón tay.
  • Tập với bóng.
  • Bỏ nẹp vào tuần thứ tư.
  • Tránh: xoay cẳng tay.

Giai đoạn 3 (8 - 12 tuần)

  • Tập thụ động và chủ động vùng cổ tay 6 hướng.
  • Bắt đầu tập mạnh cơ: tập tạ, tập với dây thun, tập với khung tạ.
  • Tập lực cổ tay, tập ném bóng…
  • Tập với môn thể thao mình chơi.

Giai đoạn 4

Nhẹ nhàng quay lại thể thao.