Thang đánh giá đầu ra tiếng anh giao tiếp năm 2024

Thông tin này đã được nêu ra trong hội thảo “Xu hướng mới trong giảng dạy ngoại ngữ thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức ngày 14.12.

Đạt chuẩn ĐH nhưng thiếu chuẩn doanh nghiệp

Trong bài tham luận của thạc sĩ Nguyễn Lê Tú Trâm, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ngày nay tiếng Anh là một trong những yêu cầu bắt buộc trong thông báo tuyển dụng của các cơ quan và doanh nghiệp. Nhưng tiêu chí đánh giá năng lực tiếng Anh giữa nhà tuyển dụng và nhà trường thực sự có độ chênh lệch nhất định. Phổ biến nhất là việc sinh viên (SV) ra trường đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh của nhà trường nhưng vẫn chưa sử dụng tốt trong môi trường làm việc tại các doanh nghiệp.

Thang đánh giá đầu ra tiếng anh giao tiếp năm 2024

tin liên quan

Học tiếng Anh để học chứ không chỉ giao tiếp

Cũng theo thạc sĩ Trâm, số liệu của Jobstreet.com công bố năm 2015 chỉ có 5% SV mới ra trường tự tin về khả năng tiếng Anh nhưng có đến 27% thừa nhận khả năng ngoại ngữ của họ rất kém. Hằng năm, SV ra trường chật vật tìm kiếm việc làm vì số người năng lực tiếng Anh kém đang chiếm số lượng không nhỏ. Đây là rào cản khiến nhân sự VN thiếu tự tin trên tiến trình hội nhập.

Trước đó, số liệu gây sốc về chuẩn đầu ra tiếng Anh của SV ĐH Quốc gia TP.HCM cũng được công bố tại hội nghị “Chuẩn trình độ tiếng Anh tại ĐH Quốc gia TP.HCM: Thực trạng và giải pháp” tổ chức năm 2017. Tính đến tháng 12.2016, ở bậc ĐH, tỷ lệ SV chuẩn đầu ra theo quy định chứng chỉ tiếng Anh VNU-ETP còn khá thấp, dao động trong khoảng 10 - 15%. Đối với bậc sau ĐH, tỷ lệ học viên cao học chưa đáp ứng chuẩn trình độ tiếng Anh để tốt nghiệp tăng dần: 41% khóa 2013 lên đến 50,8% khóa 2015.

Thạc sĩ Trịnh Huỳnh Chấn, Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Thủ Dầu Một, cũng đặt vấn đề: “Học sinh được học tiếng Anh từ rất sớm, có những địa phương đưa vào từ chương trình lớp 2 và học xuyên suốt 11 năm cho đến khi ĐH, CĐ. Tuy nhiên sau thời gian dài hiệu quả thu lại không đáng kể, nhiều học sinh, SV không nói được một câu tiếng Anh hoàn chỉnh hoặc nói sai ngữ pháp, phát âm không chuẩn, đặc biệt khả năng nghe rất kém”.

Thạc sĩ Lê Hoàng Tiến (Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) và thạc sĩ Võ Thị Ngọc Hà (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) thông tin, qua một khảo sát nhanh với 500 SV các trường ĐH tại TP.HCM, phần lớn họ chưa có một nhận định rõ ràng về tiếng Anh chuyên ngành cũng như không tự tin giao tiếp tiếng Anh sau khi tốt nghiệp ĐH, đặc biệt trong môi trường làm việc.

Mỗi học sinh chỉ có 1 phút trong mỗi tiết học

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Theo thạc sĩ Nguyễn Lê Tú Trâm, phương pháp dạy và học tiếng Anh tại nhiều trường ĐH chưa hiệu quả. Chương trình đào tạo không chuyên thường chỉ có 4 - 6 học phần với 45 - 60 tiết/học phần nhưng phân bổ dàn trải trong thời gian dài 2 - 3 năm. Ngoài tiết học trên lớp, trường không tổ chức được môi trường cho SV rèn luyện, thực hành và giao tiếp tiếng Anh thường xuyên. Ngoài ra, nền tảng tiếng Anh đầu vào của SV khá thấp và không đồng đều là trở ngại lớn khi bước vào giảng đường ĐH. Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, điểm thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có hơn 78% thí sinh dưới trung bình. Bên cạnh đó, khả năng tự học của SV khá thấp.

Thạc sĩ Trịnh Huỳnh Chấn thì thẳng thắn khi chỉ ra rằng đề thi, đề kiểm tra quá nặng kỹ năng đọc - viết. Dù chương trình học được biên soạn đầy đủ 4 kỹ năng, nhưng khi đánh giá thì chú ý kỹ năng đọc viết, thường chiếm từ 80% trở lên và thậm chí ở đề thi THPT quốc gia 100%.

“Bên cạnh đó, lớp học quá đông, một lớp học phổ thông sĩ số trung bình từ 40 - 50 học sinh, một tiết học kéo dài 45 phút thì trung bình mỗi học sinh chỉ được sử dụng 1 phút/tiết. Thử hỏi như vậy thì cơ hội thực hành của các em là nhiều hay ít?”, thạc sĩ Chấn đặt câu hỏi.

Ngoài ra, theo tác giả này, nguyên nhân còn do nhiều giáo viên chuyên môn chưa thật sự tốt ở kỹ năng nghe - nói.

Giải pháp công nghệ

PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng cho rằng hiện còn nhiều thách thức đặt ra với ĐH Quốc gia TP.HCM trong giảng dạy tiếng Anh giai đoạn tới. Ngoài cơ sở vật chất thì còn nhiều khó khăn khác như thiếu những giảng viên có kinh nghiệm, việc đánh giá cũng đang có vấn đề.

Về giải pháp, ông Quân cho rằng: “Công nghệ là một trong những giải pháp để phát huy các rào cản. Nếu dùng công nghệ, SV có thể học ở nhà mà không phải đến lớp. Nhưng về lâu dài, trong hệ thống chúng ta vẫn thiếu một “kiến trúc sư trưởng” - người thiết kế chương trình và xây dựng tài nguyên học tập, định hướng phương pháp đánh giá”.

“Chúng ta thường quan niệm học tiếng Anh để giao tiếp nhưng theo tôi học tiếng Anh là để học. Học ở đây là học về chuyên môn, văn hóa, lịch sử, con người. Nên trước hết cần có sự chuyển dịch rất lớn về cách nghĩ”, ông Quân nói.

Việc nắm được trình độ tiếng Anh hiện tại, mục tiêu mong muốn đạt được là tối quan trọng trước khi tham gia bất cứ khóa học nào. Trình độ đầu vào có thể giúp đánh giá năng lực hiện tại để từ đó đội ngũ tư vấn có thể sắp xếp lộ trình phù hợp với khả năng cũng như nhu cầu của học viên (để học tập, làm việc, ngoại giao,…). Tuy nhiên bạn đã biết, có các trình độ tiếng Anh nào? Bạn đang ở trình độ thứ mấy và cần bao lâu để thành thạo tiếng Anh chưa?

Cùng theo dõi trong bài viết sau đây của SunUni Academy.

Khung CEFR là gì?

Theo cambridgeenglish.org, Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR – Common European Framework of Reference) là một tiêu chuẩn quốc tế để mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ. CEFR mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ theo 6 bậc. Từ cấp độ A1 cho người mới bắt đầu, cho đến cấp độ C2 cho những người đã thành thạo một ngôn ngữ.

CEFR có ích trong việc giúp các nhà tuyển dụng hay các tổ chức giáo dục có thể dễ dàng so sánh trình độ giữa các chứng chỉ khác nhau.

Thang đánh giá đầu ra tiếng anh giao tiếp năm 2024

*Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR) là một tiêu chuẩn quốc tế được dùng để đánh giá khả năng ngôn ngữ. Hệ thống này được sử dụng trên toàn thế giới nhằm mô tả các kỹ năng ngôn ngữ của học viên.

6 trình độ tiếng Anh từ thấp đến cao

CEFR được chia thành 6 trình độ từ thấp đến cao với 3 nhóm cấp độ.

Nhóm cấp độ Trình độ Basic A1: Breakthrough or Beginner A2: Way stage or Elementary Independent B1: Threshold or Intermediate B2: Vantage or Upper Intermediate Proficient C1: Effective Operational Proficiency or Advanced C2: Mastery or Proficiency

Để bạn có thể dễ hình dung hơn, SunUni Academy đã tổng hợp lại trình độ tương đương so với chứng chỉ phổ biến nhất hiện nay là điểm thi IELTS:

  • Level A1, A2: Dưới mức IELTS 4.0, chưa đủ khả năng luyện thi IELTS.
  • Level B1: Bắt đầu dao động từ IELTS 4.0 – 5.0.
  • Level B2: Ngang mức IELTS 5.0 – 6.5.
  • Level C1: Đạt năng lực từ IELTS 6.5 – 7.5.
  • Level C2: Tương đương IELTS 8.0 trở lên.

Thang đánh giá đầu ra tiếng anh giao tiếp năm 2024

Mô tả năng lực tương ứng mỗi trình độ tiếng Anh

Basic Users – Nhóm cơ bản

Học viên thuộc nhóm Basic Users cần hướng dẫn của giảng viên để có thể nắm vững các kiến thức cơ bản nhất.

Xem thêm: Lộ trình học cho người “mất gốc” tiếng Anh từ A đến Z

Trình độ A1 – Breakthrough or Beginner

Kỹ năng Khả năng Nghe (Ví dụ khi cần tham gia các cuộc hội thoại thực tế) Có thể tham gia trao đổi thông tin cơ bản. Nói (Ví dụ khi cần mua các mặt hàng trong một cửa hàng) Có thể gọi đồ tại 1 cửa hàng cơ bản và yêu cầu những gì mình muốn. Đọc (Ví dụ khi cần đọc văn bản, thư từ) Có thể hiểu thông tin đơn giản từ một người bạn qua thư.

Ví dụ: My name is Neymar. I’m 16 and I go to school in Brazil.

Viết (Ví dụ khi muốn viết thư, nhắn tin) Có thể sử dụng hiệu quả một số cấu trúc ngữ pháp & mẫu câu đơn giản mà đã được học thuộc lòng. VD: Hello, how are you? -> I’m fine, thank you and you. / What’s your job? -> I am a student.

  • Có vốn từ vựng căn bản, biết các cụm từ đơn giản để nói về bản thân hoặc các tình huống đơn giản, cụ thể.
  • Khi muốn diễn tả ý mới, phải nói những từ khó hoặc sửa lỗi giao tiếp, người học còn ngập ngừng rất nhiều
  • Có thể hỏi và trả lời những câu hỏi cơ bản về bản thân.
  • Có thể tương tác một cách đơn giản nhưng khi giao tiếp vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào những mẫu câu đã được lặp lại nhiều lần. Còn phạm nhiều lỗi sai, phải được hướng dẫn sửa lỗi chứ chưa tự mình sửa được.
  • Có thể liên kết các từ hoặc nhóm từ với các từ nối đơn giản như “and”.

Trình độ A2 – Way stage or Elementary

Level A2 là đủ để bạn có thể đi du lịch tại một nước nói tiếng Anh và giao lưu có giới hạn với những người nói tiếng Anh, tuy nhiên để có thể giao tiếp một cách tự nhiên thì trình độ A2 là không đủ. Trình độ này cũng giúp bạn có thể giao lưu với các đồng nghiệp nói tiếng Anh, nhưng làm việc bằng tiếng Anh chỉ giới hạn ở những chủ đề rất quen thuộc. Trình độ Anh ngữ A2 là không đủ để nghiên cứu học thuật hay sử dụng hầu hết phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh (tivi, phim ảnh, đài phát thanh, tạp chí,…).

Kỹ năng Khả năng Nghe Có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện thân mật và bày tỏ ý kiến cơ bản. Nói Có thể yêu cầu những gì mình muốn và trao đổi thông tin cơ bản với các khách hàng khác. Đọc Có thể hiểu các chữ cái mô tả đơn giản về người, sự kiện, ý tưởng và quan điểm. Viết Có thể viết thư ngắn sử dụng các từ ngữ đơn giản mô tả thông tin thực tế cơ bản như tên, tuổi, nơi sống, sở thích.

  • Sử dụng được những mẫu câu đơn giản với những từ và cụm từ quen thuộc trong các tình huống giao tiếp đơn giản thường ngày.
  • Sử dụng chính xác những câu trúc câu đơn giản, nhưng thỉnh thoảng vẫn mắc những lỗi sai cơ bản.
  • Có thể hiểu được những câu thoại ngắn, dù có những lúc câu nói bị ngắt quãng, bị sai cấu trúc hoặc bị sử dụng lặp lại cấu trúc.
  • Có thể trả lời và phản hồi lại với các câu đơn giản. Có thể cho biết khi nào bản thân đang theo kịp (hay không kịp nội dung) nhưng hiếm khi có thể hiểu đầy đủ để tiếp tục cuộc trò chuyện theo cách mong muốn.
  • Có thể liên kết sử dụng những từ nối như “and”, “but” và “because”.

Tham khảo khóa học Beginner và Elementary

Independent Users – Nhóm trung cấp

Học viên thuộc nhóm Independent Users đã bắt đầu có thể tự sửa sai, tự học tiếng Anh khá ổn.

Trình độ B1 – Threshold or Intermediate

Trình độ Anh ngữ B1 đủ để các bạn giao tiếp ở môi trường làm việc, đọc báo cáo soạn email đơn giản về những chủ đề quen thuộc.

Kỹ năng Khả năng Nghe Có khả năng hiểu thông tin chính được diễn đạt về những vấn đề quen thuộc thường gặp trong cuộc sống như công việc, học tập, giải trí,… Nói Có thể giải quyết hầu hết các tình huống có thể phát sinh khi đến một nơi mà tiếng Anh được sử dụng. Đọc Đủ để đọc các văn bản báo cáo về những chủ đề quen thuộc nhưng chưa thể làm việc hay học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh. Viết Soạn email đơn giản, viết các nội dung có kết nối với các chủ đề quen thuộc hoặc về sở thích cá nhân.

  • Có đủ khả năng để diễn đạt về các chủ đề thông dụng ở công việc, gia đình, những sở thích cá nhân hay khi du lịch nhưng vẫn có sự ngập ngừng và nói lặp lại hoặc vòng quanh.
  • Có thể viết các nội dung đơn giản có kết nối với các chủ đề quen thuộc hoặc về sở thích cá nhân.
  • Có thể mô tả về kinh nghiệm và sự kiện, ước mơ, hy vọng và hoài bão và đưa ra lý do, giải thích ngắn gọn cho các ý kiến ​​và kế hoạch trong công việc của bạn.

Trình độ B2 – Vantage or Upper Intermediate

Kỹ năng Khả năng Nghe Có thể tham gia vào các cuộc hội thoại thuộc nhiều chủ đề như những sự kiện diễn ra trên Thời sự. Nói Có thể mặc cả những gì mình muốn hay yêu cầu hoàn tiền/đổi một món hàng một cách hiệu quả. Đọc Có thể hiểu những gì được nói trong thư cá nhân, ngay cả khi ngôn ngữ informal, slang được sử dụng. Viết Có thể viết các văn bản rõ ràng, chi tiết về nhiều chủ đề đa dạng và giải thích một quan điểm về một vấn đề thời sự đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của các phương án khác nhau.

  • Có phạm vi ngôn ngữ đủ rộng để đưa ra các mô tả rõ ràng, thể hiện quan điểm về hầu hết các chủ đề chung.
  • Có thể hiểu được ý chính của những văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm cả các thảo luận kỹ thuật về lĩnh vực chuyên môn của mình.
  • Có thể tương tác ở một mức độ lưu loát và tự nhiên khiến cho việc trao đổi thường xuyên với người bản ngữ dễ dàng mà không gây căng thẳng cho cả hai bên.
  • Có sự thông thạo ngữ pháp tương đối cao. Không mắc nhiều lỗi có thể dẫn đến sự hiểu sai và có thể tự sửa hầu hết các lỗi của bản thân.
  • Có thể nói các câu dài với nhịp độ khá đều mặc dù đôi khi vẫn do dự khi tìm kiếm các mẫu câu và cách diễn đạt và vẫn có những quãng dừng.
  • Có thể thuyết trình, có thể mở đầu và kết thúc cuộc trò chuyện, dù không phải lúc nào cũng trơn tru. Có thể dễ dàng thảo luận các chủ đề căn bản, hoặc mời người khác vào trò chuyện

Tham khảo khóa học Intermediate và Upper Intermediate

Proficient Users – Nhóm thành thạo

Lên đến trình độ này, người học đã có thể sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo. Đáp ứng được yêu cầu ở hầu hết các công việc, du học hay định cư.

Trình độ C1 – Effective Operational Proficiency or Advanced

Ở trình độ này, bạn có thể hoạt động độc lập với một độ chính xác cao trong nhiều chủ đề, nhiều lĩnh vực đa dạng và trong gần như mọi hoàn cảnh mà không có chuẩn bị từ trước.

Trình độ Anh ngữ C1 cho phép thực hiện đầy đủ các năng lực trong công việc hay trong một môi trường học thuật. Trình độ C1 sẽ cho phép bạn hoàn toàn tự chủ tại trong cuộc hội thoại ở một nước nói tiếng Anh bản ngữ.

Kỹ năng Khả năng Nghe Có thể tham gia vào các cuộc hội thoại về nhiều chủ đề trừu tượng. Nói Có thể diễn đạt các ý tưởng một cách trôi chảy và tự nhiên, nhiều cách diễn đạt khác nhau mà không bộc lộ rõ việc đang tìm từ ngữ. Đọc Có thể đọc đủ nhanh để theo được một khóa học. Viết Có thể viết các văn bản rõ ràng, chi tiết và có cấu trúc tốt về các chủ đề phức tạp, làm chủ việc sử dụng các mô hình tổ chức, từ nối và phương tiện liên kết.

  • Có khả năng thể hiện rõ ràng ý kiến bản thân trên một loạt các chủ đề chung, học thuật, chuyên nghiệp hoặc giải trí mà không bị hạn chế những gì muốn nói.
  • Luôn duy trì một mức độ chính xác cao về ngữ pháp, hiếm gặp lỗi hoặc lỗi nhỏ không đáng kể và thường tự sửa ngay mỗi khi phạm lỗi.
  • Có vốn từ phong phú và khả năng lựa chọn các cụm từ phù hợp để dẫn nhập vào nội dung giao tiếp, có khả năng bắt đầu & dẫn dắt câu chuyện một cách khéo léo
  • Có thể nói rõ ràng, trôi chảy với cấu trúc tốt, cho thấy việc sử dụng có kiểm soát các mẫu câu, từ nối.

Trình độ C2 – Mastery or Proficiency

Mức độ thành thạo, làm chủ ngôn ngữ cao.

Tham khảo khóa học Advanced

Cần bao lâu để “thành thạo” tiếng Anh?

Theo CEFR, để lên được 1 trình độ tiếng Anh, bạn cần 200 giờ học đúng cách, có bài bản và được hướng dẫn bởi người có kinh nghiệm.

Nghĩa là:

  • Nếu mỗi ngày bạn học được 1 giờ, bạn cần 200 ngày (~ 8 tháng)
  • Nếu mỗi ngày bạn học được 2 giờ, bạn cần 100 ngày (~ 4 tháng)
  • Nếu mỗi ngày bạn học được 4 giờ, bạn cần 50 ngày (~ 2 tháng)
  • Nếu mỗi ngày bạn học được 8 giờ, bạn cần 25 ngày (~ 1 tháng)

Tuy nhiên, để lên được level C2, bạn cần ít nhất 1000 giờ học tiếng Anh tập trung và chất lượng – gấp 5 lần những con số trên.

Trình độ Số giờ học cần thiết để lên được level tương ứng (từ “mất gốc”) A1: Breakthrough or Beginner 90 – 100 A2: Way stage or Elementary 180 – 200 B1: Threshold or Intermediate 350 – 400 B2: Vantage or Upper Intermediate 500 – 600 C1: Effective Operational Proficiency or Advanced 700 – 800 C2: Mastery or Proficiency 1000 – 1200

Theo Cambridge, bảng Guided Learning Hours

Có nhất thiết cần thành thạo tiếng Anh?

Level C1 tương ứng điểm IELTS 6.5 – 7.5: Đủ để bạn đi du học ở các trường ĐH lớn.

Level C2 tương ứng điểm IELTS 8.0 trở lên: Đủ để bạn trở thành giáo viên giúp cho nhiều người luyện thi IELTS tốt hơn.

Trong khi, nhu cầu thực sự chỉ đơn giản cần dùng tiếng Anh trong giao tiếp và công việc. Vậy có nghĩa, chỉ cần là một Independent Users (B1-B2) là đã đủ đáp ứng.