Thay đổi tiền lương năm 2023

Thay đổi tiền lương năm 2023

Thay đổi tiền lương năm 2023

  • Lao động TV
  • HyperText
  • Photo
  • Podcast

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN Chủ nhật, 23/10/2022 16:45 (GMT+7)

Thay đổi tiền lương năm 2023

Trong thời gian lỡ hẹn tăng lương 3 năm qua, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức gặp rất nhiều khó khăn, do đó, thay vì tăng từ 1.7.2023 như đề xuất thì phải tăng càng sớm càng tốt, cụ thể là từ 1.1.2023.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Khuong Nguyễn Thu

Chính phủ nên tăng lương từ ngày 1/1/2022 là hợp lý, thiết thực nhất, vì hiện nay tình hình mặt hàng giá cả bên ngoài tăng, cũng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người làm trong cơ quan theo ngân sách nhà nước.

13 giờ trước

Thương Võ

Tăng lương từ ngày 1/1/2023 là quá hợp lý vì: a/ vật giá đã leo thang quá lâu rồi, đời sống người lao động công lập quá thiếu thốn, trong khi thu nhập của giới tự do kinh doanh thì tăng theo vật giá, họ sống trưởng giả b/ nếu để đến 1/7/2023 nghĩa là 9 tháng nữa mới được tăng lương, mức tăng cỡ hơn 20% thì tương đương vài trăm nghìn. Như vậy gần 1 năm mới được tăng thì thiết nghĩ đến thời điểm đó vật giá tăng còn hơn lương tăng. Đâu cũng vào đó cuộc sống thiếu thốn của những công chức viên chức... C/ Dân kinh doanh nhất là các tiểu thương trung và nhỏ, nghe lương tăng thì tự ý tăng giá mặt hàng của mình. 1 tô bún thôi cũng tăng từ 25k đến 30k có nơi 40k tăng lên 50k...

2 ngày trước

NGUYỄN MƯỜI

Nếu tăng mức lương cơ sở từ 1,49tr lên 1,8tr thì đối với các bệnh viện cũng như trung tâm y tế tự chủ về tài chính thì chẳng có ý nghĩa gì, bởi có làm thì mới có ăn, thậm chí còn nợ lương hơn nữa, vì thế chuyện viên chức y tế, đặc biệt là bác sĩ chạy ra ngoài vẫn còn sẽ tiếp tục.

2 ngày trước

nguyễn xuân thắng

Chúng tôi củng đồng tình với ý kiến của các độc giả, đề nghị Chính phủ tăng lương từ ngày 01/01/2023 vì hiện nay giá cả đã leo cao, thu nhập của một số người hưởng lương còn quá thấp (như cán bộ xã, phường..) vậy nên vấn đề tăng lương là cấp bách nên tăng từ ngày 01/01/2023.

2 ngày trước

T.L.A

Lương tăng từ 01/7/2023, nhưng phải quyết ngay từ bây giờ để các ngành như điện, xăng dầu, y tế, hàng hóa dịch vụ... còn biết để tính mức tăng giá cho phù hợp

2 ngày trước

Thay đổi tiền lương năm 2023

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường - Ảnh: PHẠM THẮNG

Tổng hợp ý kiến từ 19 tổ thảo luận về ngân sách, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết nhiều ý kiến nhất trí với mức tăng lương cơ sở (từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng) và tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.

Một số ý kiến nhận thấy Chính phủ trình Quốc hội tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu (tăng khoảng 20%), thời điểm thực hiện từ ngày 1-7-2023, như vậy từ lúc tăng lương từ tháng 7-2019 đến tháng 7-2023 là 4 năm.

Điều này dẫn đến người hưởng lương từ ngân sách nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành giáo dục, ngành y tế, cán bộ, công chức kể cả cấp xã.

"Do vậy hiện nay mong muốn của người hưởng lương là kiến nghị Chính phủ cân đối nguồn để bảo đảm điều chỉnh tăng lương cơ sở sớm hơn, từ ngày 1-1-2023, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương", theo tổng hợp của tổng thư ký Quốc hội từ 11 ý kiến của đại biểu.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cần lưu ý việc điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công cần bảo đảm cao hơn chuẩn nghèo đô thị.

Có ý kiến cho rằng việc thực hiện tăng lương cơ sở năm 2023 là cần thiết, nhưng cũng cần điều chỉnh trợ cấp bảo trợ xã hội ở mức cao hơn.

Mức hỗ trợ (360.000 đồng/người/tháng) còn khá thấp so với mức chuẩn nghèo ở thành thị và nông thôn và cũng điều chỉnh từ ngày 1-7-2023 để bảo đảm tính thống nhất .

Có ý kiến nhất trí tăng lương tối thiểu, tuy nhiên đề nghị không tăng đồng đều, chỉ tăng cho bộ phận lương thấp, đồng thời phải có đánh giá lại mức sống cơ bản, mức sống tối thiểu theo vùng miền, khu vực.

Đồng thời đề nghị xem xét không tăng lương cơ sở đối với những đơn vị, địa phương có cơ chế đặc thù.

Cũng theo tổng hợp của tổng thư ký Quốc hội, có ý kiến đề nghị tăng phụ cấp của cán bộ không chuyên trách cấp xã do mức hỗ trợ hiện tại chưa tạo được sự động viên.

Đại biểu còn đề nghị làm rõ các cơ quan thanh tra nhà nước có được điều chỉnh tăng lương cơ sở hay không.

Một số vị cho rằng cần xác định thời gian cụ thể thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024 trong nghị quyết của Quốc hội, tránh tình trạng trì hoãn, kéo dài việc thực hiện nghị quyết của trung ương.

Có ý kiến cho rằng trong khi chưa thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại nghị quyết 27 của trung ương, cần có quy định cụ thể trong việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng, bảo đảm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn lực này.

Trước đó Chính phủ đề xuất Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023, nhưng từ ngày 1-7-2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%); tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách đảm bảo khoảng 12,5%.

Hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Từ ngày 1-1-2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Chính phủ đề xuất dành 12.500 tỉ đồng để tăng lương từ 1-7-2023. 

Trước đó, thảo luận tại tổ, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) và nhiều đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần đề xuất sớm thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt, có thể áp dụng ngay từ 1-1-2023.

Việc này nhằm kịp thời hỗ trợ giảm khó khăn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bối cảnh giá cả các mặt hàng tăng.