Thầy trò đường tăng trải qua bao nhiêu kiếp nạn năm 2024

Thời gian gần đây, cụm từ "kiếp nạn thứ 82" đang trở thành câu nói hot trend xuất hiện trên khắp các diễn đàn. Lướt một vòng các trang mạng xã hội, không khó để thấy những câu như: "Kiếp nạn thứ 82: Lấy chồng", hay "kiếp nạn thứ 82 ăn nhậu",... Vậy cụm từ "kiếp nạn thứ 82" là gì? Xuất hiện từ đâu?

Thầy trò đường tăng trải qua bao nhiêu kiếp nạn năm 2024

Được biết, cụm từ “kiếp nạn thứ 82” ra đời được lấy cảm hứng từ bộ phim kinh điển Tây Du Ký. Trong phim, câu chuyện thầy trò Đường Tăng và các học trò mình phải trải qua hành trình gian truân để đi thỉnh kinh. Họ phải trải qua 81 kiếp nạn đại diện cho sự thử thách và khó khăn không ngừng trong cuộc sống. Vượt qua 81 kiếp nạn tưởng đã vượt qua mọi khổ cực rồi nhưng thực tế thử thách mới vẫn xuất hiện, còn có thêm kiếp nạn thứ 82.

Cụm từ “kiếp nạn thứ 82” những ngày gần đây là câu meme hot cực hot trên mạng xã hội. Câu nói được cư dân mạng sử dụng linh hoạt, hài hước, để miêu tả những tình huống oái oăm, khó xử hoặc thậm chí là bi hài thường gặp trong cuộc sống.

Câu nói là một cách diễn đạt dí dỏm, gây tiếng cười, sự thích thú về thái độ con người đối mặt với những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Giống như cách mà thầy trò Đường Tăng đối mặt giải quyết với những kiếp nạn phải trải qua. Câu nói gợi nhớ đến sự kiên nhẫn, lòng quyết tâm vượt qua khó khăn.

Dân mạng đua nhau ghép cụm từ này với những chủ đề hay câu chuyện của mình về cuộc sống. Chẳng hạn như: học hành, khởi nghiệp, lấy chồng,...

Câu nói mang chủ yếu mang tính chất giải trí và là một cách thú vị để khích lệ con người có thể vượt qua mọi thử thách với sự lạc quan và hài hước.

Bẩm sinh căn cơ tốt phi thường, sớm ngộ lẽ vô thường, tầm sư học Đạo. Lênh đênh trên biển lớn, cuối cùng Ngộ Không đến Linh Đài Phương Thốn theo học Bồ Đề Tổ Sư.

Thầy trò đường tăng trải qua bao nhiêu kiếp nạn năm 2024

Ngộ Không đến Linh Đài Phương Thốn theo học Bồ Đề Tổ Sư.

Sau đó Ngộ Không học được truyền 72 phép biến hóa và Cân đẩu vân nên đã đạt những quyền năng phép thuật siêu nhiên. Ở thời kỳ đỉnh cao, Tôn Ngộ Không từng đại náo Long cung, sửa sổ sinh tử - đại náo Địa phủ và đỉnh điểm là đại náo Thiên đình. Trong cuộc đại náo Thiên đình Ngộ Không đã liên tiếp đánh lui 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương, Na Tra khi đó Tôn Ngộ Không đã ngông cuồng muốn thay thế Ngọc Hoàng làm chủ tam giới nếu không có Phật Tổ Như Lai can thiệp suýt nữa Tôn Ngộ Không đã phá nát Thiên Cung.

Theo diễn biến truyện Tây du ký, sau khi Ngô Không bị giam 500 năm đã được Đường Tăng giải cứu và cùng ông sang Tây Trúc thỉnh kinh, trải qua 81 kiếp nạn Ngộ Không đã trở thành Đấu Chiến Thắng Phật.

Thầy trò đường tăng trải qua bao nhiêu kiếp nạn năm 2024

Tôn Ngộ Không là nhân vật được yêu thích nhất Tây du ký.

Trong kiếp nạn tại Ngũ Trang quán, sau khi tức giận vì bị tiểu đồng của Trấn Nguyên đại tiên xúc phạm, nổi máu tam bành, Tôn Ngộ Không liền đạp đổ cây nhân sâm vạn năm quý báu của vị địa tiên Trấn Nguyên đại tiên.

Trong đêm hôm ấy, 4 thầy trò Đường Tăng chạy trốn khỏi Ngũ Trang quán. Phát hiện 4 thầy trò Đường Tăng trốn sau khi đánh đổ cây nhân sâm quý, Trấn Nguyên Tử cưỡi mây lành đuổi theo, đằng vân một cái đi được một vạn dặm, trong khi thầy trò bốn người đi cả một ngày một đêm vẫn chưa được 100 dặm, Trấn Nguyên Tử lại phải đi vòng lại 9.000 dặm, đáp mây xuống bắt giữ 4 thầy trò đến 2 lần liền.

Trấn Nguyên đại tiên quyết định chiên dầu Tôn Ngộ Không, nhưng Ngộ Không lại dùng thần thông đem sư tử đá ngoài cổng biến thành hình dạng của mình, quẳng vào trong vạc dầu, khiến cho cái vạc bị đập thủng. Trấn Nguyên Tử thấy không bắt được Tôn Ngộ Không, lại đổi sang một vạc dầu khác, ra lệnh luộc Đường Tăng.

Ngộ Không thấy sư phụ sắp bị luộc, vội vàng cầu xin Trấn Nguyên đại tiên, nói bản thân mình đã sai, hứa sẽ đi bù đắp, chỉ xin đừng làm khó Đường Tăng nữa.

Thầy trò đường tăng trải qua bao nhiêu kiếp nạn năm 2024

Tôn Ngộ Không và Trấn Nguyên đại tiên.

Trước khi đi, Tôn Ngộ Không và Trấn Nguyên đại tiên giao ước: "Ta biết chuyện của ngươi, biết bản lĩnh của ngươi. Nếu con khỉ nhà ngươi cứu sống cây nhân sâm của ta, ta sẽ xin kết nghĩa làm anh em".

Ngộ Không lém lỉnh: "Có gì mà khó. Ông hứa rồi đấy nhé!".

Bởi vì nhân sâm là tinh túy của đất trời, là linh thụ sinh ra từ khai thiên tịch địa, cho nên khi đạp đổ cây, Ngộ Không đã phải vất vả đi khắp bốn phương trời để tìm thuốc giúp cây sống lại.

Lần thứ nhất, Tôn Ngộ Không đến Bồng Lai tiên cảnh, gặp ba vị tiên ông là Thọ tinh, Phúc tinh, và Lộc tinh. Ba vị nói rằng, họ tuy là thần tiên nhưng về thứ bậc thì vẫn còn kém xa:

“Trấn Nguyên tiên là tổ địa tiên, còn chúng tôi là tôn phái thần tiên (…) Nếu như đánh giết những con muông chạy chim bay, giống có vây có vỏ thì chỉ dùng viên đan lúa mạch của chúng tôi cũng có thể cứu sống được. Còn như cây nhân sâm ấy là giống cây tiên, chữa thế nào được? Không có thuốc, không có thuốc đâu!”.

Điều đó nói nên nguồn gốc cao quý của Trấn Nguyên đại tiên và cây Nhân sâm là thứ linh thiêng của đất trời, so về tầng thứ thì còn cao hơn cả Thọ tinh, Phúc tinh, và Lộc tinh.

Lần thứ hai, Tôn Ngộ Không đến gặp Đế Quân, nhưng chỉ nhận được câu trả lời:

“Tôi có một viên ‘cửu chuyển Thái Ất linh đơn’, nhưng chỉ chữa được bệnh người, chứ không chữa được cây. Cây là linh tính thổ mộc, được trời nhuần thấm. Nếu là cây thường thì còn chữa được, chứ Vạn Thọ sơn là đất phúc của Trời, Ngũ Trang quán là động trời của Hạ Châu. Cây nhân sâm là cây thiêng từ thiên địa mới khai tịch, chữa thế nào được? Không có phương!”.

Cứ như thế, cho đến lần thứ ba, Ngộ Không đến Doanh Châu hải đảo gặp cửu tiên cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu.

Như vậy, muốn cứu cây Nhân sâm thì phải tìm được thứ thần dược vượt trên cả tầng thứ của các bậc thần tiên.

Thầy trò đường tăng trải qua bao nhiêu kiếp nạn năm 2024

Sau khi cứu được cây nhân sâm, Trấn Nguyên Tử đã kết bái huynh đệ cùng với Tôn Ngộ Không.

Trong phim Tây du ký 1986, cuối cùng Tôn Ngộ Không do chán nản nên đã tìm về Linh Đài Phương Thốn tìm gặp Bồ Đề Tổ Sư, tuy nhiên sau hơn 500 năm nơi đây chỉ còn lại một đạo quán bỏ hoang, không còn có bóng dáng một ai, trong lúc tuyệt vọng nhất thì Tôn Ngộ Không lại nghe thấy tiếng của sư phụ, Bồ Đề Tổ Sư sau khi biết học trò của mình đã thật sự ăn năm nên đã chỉ cho Ngộ Không tới nơi có phương thuốc cứu được cây nhân sâm đó chính là nơi ở của Quan Âm Bồ Tát.

Quả đúng như vậy, khi Ngộ Không đến nơi, Quan Thế âm phán rằng: "Nước Cam Lồ trong tịnh bình của ta chữa được cây tiên".

Sau khi cây nhân sâm được cứu sống, theo lời giao ước, Trấn Nguyên Tử đã kết bái huynh đệ cùng với Tôn Ngộ Không. Thầy trò năm người lại tiếp tục lên đường.

Thỉnh kinh trải qua bao nhiêu kiếp nạn?

Trong phim, câu chuyện thầy trò Đường Tăng và các học trò phải trải qua hành trình gian truân để đi Tây Thiên thỉnh kinh. Họ phải trải qua 81 kiếp nạn đại diện cho sự thử thách và khó khăn không ngừng trong cuộc sống.

Đường Tăng đã trải qua bao nhiêu kiếp nạn?

Câu chuyện. Đường Tam Tạng, họ Trần tên Huyền Trang, tên hồi bé là Giang Lưu, kiếp trước là Kim Thiền Tử, đệ tử của Phật Tổ Như Lai, do ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.

Tây Du Ký phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn?

Bộ phim của đạo diễn Dương Khiết xoay quanh hành trình trải qua 81 kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng trên đường đi lấy chân kinh, đắc đạo thành Phật. Trong phim, nhân vật Đường Tăng được xây dựng là hình ảnh nhà sư từ bi, hết lòng vì sự nghiệp cầu kinh, phổ độ chúng sinh.

Kiếp nạn 82 là kiếp nạn gì?

“Kiếp nạn thứ 82” là cụm từ thú vị được sử dụng để miêu tả những tình huống oái oăm, khó xử hoặc thậm chí có thể là bi hài mà một người gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.