Thẻ hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch

TTO - Một trong những thủ tục để hướng dẫn viên du lịch nhận 3,71 triệu đồng hỗ trợ từ quyết định 23 (gói 26.000 tỉ đồng) là có hợp đồng lao động hoặc thẻ hội viên của tổ chức nghề nghiệp, có thể dẫn đến nhiều người vào hội chỉ để nhận trợ cấp.

  • 503 hướng dẫn viên du lịch Thừa Thiên Huế được hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người
  • Xin hỗ trợ cho hơn 2.000 nghệ sĩ và gần 30.000 hướng dẫn viên du lịch
  • Vụ 2 quan chức đánh golf giữa mùa dịch: Tạm đình chỉ giám đốc trung tâm xúc tiến du lịch

"Nhiều hướng dẫn viên du lịch trẻ mất việc từ tháng 3-2020 do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên đời sống rất khó khăn" - Ảnh: VITO PHAN

Nhiều vướng mắc thực tế

Trong công văn gửi Bộ Lao động - thương binh và xã hội vừa qua, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã có giải đáp về chính sách của quyết định 23 (gói 26.000 tỉ đồng). Theo đó, hồ sơ hướng dẫn viên (HDV) du lịch đề nghị hỗ trợ gồm giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu và bản sao hợp đồng lao động hoặc thẻ hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.Trước đó, HDV du lịch phải có thẻ hành nghề do Tổng cục Du lịch cấp còn thời hạn.

Để nhận 3,71 triệu đồng hỗ trợ, HDV du lịch không phải nộp các giấy tờ chứng minh bị ảnh hưởng, bị ngưng việc hoặc bị mất việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19 lẫn giấy tờ liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Tưởng chừng thủ tục đơn giản nhưng thực tế nhiều HDV vẫn loay hoay, chưa thể nhận hỗ trợ do không thể hoàn thành hồ sơ.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, anh Phạm Mạnh Tường, một HDV nhiều năm kinh nghiệm, cho hay việc yêu cầu HDV nộp hợp đồng lao động rất khó khăn do đa số là hợp đồng thời vụ, ngắn ngày và thanh lý hợp đồng với công ty. Thực tế các HDV muốn dẫn tour buộc phải ký hợp đồng ngắn hạn theo tour mà không được ký hợp đồng dài hạn cũng như không được công ty đóng bảo hiểm.

"Theo quy định, nếu không có hợp đồng lao động thì phải có thẻ hội viên hiệp hội du lịch, trong khi chúng tôi đã có thẻ HDV du lịch do Tổng cục Du lịch cấp kèm mã số thuế cá nhân. Thẻ hội viên không thể chứng minh chúng tôi hành nghề hay không? Theo tôi,thủ tục chỉ cần có thẻ do Tổng cục cấp để HDV nhận hỗ trợ ngay, nhất là các bạn trẻ không có tích lũy hay mới đi làm", anh Tường bộc bạch.

Đồng quan điểm, anh Phan Tùng, HDV quốc tế (24 tuổi), cho hay yêu cầu nhận hỗ trợ phải có hợp đồng lao động hoặc thẻ hội viên tổ chức xã hội nghề nghiệp hiện nay rất bất cập.

"Đa số HDV tự do khi kết thúc mỗi tour thường sẽ nộp lại hết các giấy tờ liên quan như lệnh điều tour, chương trình tour, danh sách đoàn, hợp đồng lao động của tour… Việc yêu cầu nộp hợp đồng khó khăn khi nhiều công ty du lịch, lữ hành phải tạm ngừng hoạt động do dịch COVID-19", anh Tùng chia sẻ.

Theo anh Tùng, một số người do khó khăn đã nhanh chóng đăng ký gia nhập một tổ chức xã hội nghề nghiệp về du lịch chỉ để nhận tiền trợ cấp của Chính phủ do đang miễn phí gia nhập.

"Với những chính sách thu hút thật nhiều thành viên, điều kiện gia nhập dễ dàng của các hội nghề nghiệp hiện nay khiến HDV nào có thẻ hành nghề cũng có thể dễ dàng kiếm thêm 1 tấm thẻ hội viên. Đây là một thủ tục không cần thiết", anh Tùng tâm sự.

‘Không khuyến khích vào hội để nhận chính sách’

Theo lãnh đạo Hội HDV du lịch Việt Nam, quan điểm chung là "không khuyến khích các HDV du lịch vào hội này để nhận chính sách". Hội hoạt động với mục tiêu giúp các HDV nắm các quy định pháp luật liên quan, tìm việc, xây dựng những khóa đào tạo và tập huấn nghiệp vụ…

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, nhiều địa phương đã phối hợp với chi hội HDV của tỉnh để tổ chức thực hiện. Đơn cử nhưBình Định cũng đã có quyết định hỗ trợ 40% lượng HDV toàn tỉnh (do nhiều người kẹt ở vùng dịch) hay Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ cho trên 500 HDV du lịch gặp khó khăn do dịch COVID-19 với số tiền hơn 1,86 tỉ đồng.

Tại TP.HCM, Sở Du lịch thành phố cho hay sở này đã và đang phê duyệt cho 385/6.124 HDV, trong đó 248 hồ sơ đã được hỗ trợ trên 918 triệu đồng và tiếp tục xem xét hồ sơ trực tuyến của hơn 1.400 người khác.

Hiện sở này đã đề xuất Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) tháo gỡ vướng mắc bằng việc cho các doanh nghiệp lữ hành tự đối chiếu bản chính hợp đồng lao động, chứng thực sao y bằng dấu mộc của công ty cũng như lập danh sách HDV nhằm đơn giản hóa thủ tục.

Theo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, có khoảng 27.000 HDV du lịch được cấp thẻ hành nghề, đa phần bị mất việc do dịch COVID-19.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Hướng dẫn viên du lịch đã nhận trợ cấp thất nghiệp, có được hỗ trợ?

TTO - 'Hướng dẫn viên du lịch được hưởng trợ cấp thất nghiệp do có đóng bảo hiểm thất nghiệp thì có được hưởng chính sách hỗ trợ hướng dẫn viên theo nghị quyết 68 và quyết định 23?' là một trong nhiều câu hỏi phổ biến...

HÀ QUÂN

Luật Du lịch 2017 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018; gồm 9 chương, 78 điều, trong đó hướng dẫn viên du lịch là một nội dung quan trọng.

  • Làm giả cả bằng đại học nước ngoài để xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

  • Chấn chỉnh tình trạng hướng dẫn viên du lịch “chui” ở vịnh Hạ Long

Hướng dẫn viên đang hướng dẫn tại điểm di tích ở Đà Nẵng.

Luật Du lịch 2017 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018; gồm 9 chương, 78 điều, trong đó hướng dẫn viên du lịch là một nội dung quan trọng.


Theo Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), Luật Du lịch 2017 dành hẳn chương VI về Hướng dẫn viên với 9 điều quy định cấp đổi, thu hồi thẻ và điều kiện hành nghề... Các quy định này đã tiếp thu tinh thần của Luật Du lịch 2005, đồng thời bổ sung một số nội dung mới nhằm tạo điều kiện cho hướng dẫn viên hành nghề cũng như bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên và các đối tượng liên quan.


Về phân loại hướng dẫn viên, Luật Du lịch 2017 quy định có ba đối tượng tham gia hướng dẫn du lịch, đó là Hướng dẫn viên nội địa (phục vụ khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc); Hướng dẫn viên quốc tế (phục vụ khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài) và Hướng dẫn viên du lịch tại điểm (phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch).


Hướng dẫn viên du lịch tại điểm thực chất là lực lượng thuyết minh viên du lịch được xác định tên mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, để tránh trùng lắp với lực lượng thuyết minh viên bảo tàng, đồng thời thể hiện rõ được vai trò và bản chất công việc của người hành nghề hướng dẫn du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch.


Đối với điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, Luật Du lịch 2017 kế thừa các quy định về điều kiện cấp thẻ chung cho cả 3 loại hướng dẫn viên của Luật Du lịch 2005, đó là: Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy.


Luật Du lịch 2017 tiếp tục duy trì điều kiện về trình độ văn hóa đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa: tốt nghiệp trung cấp trở lên.


Luật Du lịch 2017 thay đổi điều kiện về trình độ văn hóa đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Nếu như Luật Du lịch 2005 yêu cầu hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, Luật Du lịch 2017 quy định người có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên đủ điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Quy định mới của Luật Du lịch 2017 nhằm tạo điều kiện thu hút nhiều hơn nữa lực lượng lao động được đào tạo nghề tham gia nghề hướng dẫn du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, của người lao động và thực tiễn công tác đào tạo ở nước ta hiện nay.


Những người không học chuyên ngành hướng dẫn du lịch, thay vì quy định học các khóa 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng theo quy định của Luật Du lịch 2005, Luật Du lịch 2017 quy định người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa, người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế.


Đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, Luật Du lịch không quy định yêu cầu về trình độ đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Để được cấp thẻ, người đề nghị phải đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức. Luật Du lịch tiếp tục trao quyền cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.


Về điều kiện hành nghề hướng dẫn viên, có nhiều thay đổi so với quy định của Luật Du lịch 2005. Luật Du lịch 2017 bổ sung quy định về điều kiện hành nghề để tạo điều kiện cho hướng dẫn viên được tự do lựa chọn đăng ký với tổ chức quản lý (doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp).


Cụ thể, hướng dẫn viên chỉ được hành nghề khi đáp ứng cả 3 điều kiện sau: Có thẻ hướng dẫn viên du lịch; Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa; Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.


Các quy định về hướng dẫn viên trong Luật Du lịch 2017 thể hiện tinh thần nâng cao trình độ nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của hướng dẫn viên trong hoạt động hướng dẫn. Luật Du lịch 2017 còn quy định rõ quyền, nghĩa vụ của hướng dẫn viên và trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch.


Theo Vụ Lữ hành, hiện chỉ có một số hướng dẫn viên có hợp đồng lao động với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, phần lớn hướng dẫn viên còn lại hoạt động độc lập, chưa là thành viên của một trong các tổ chức nêu trên.


Còn về thời hạn thẻ hướng dẫn viên, Luật Du lịch 2017 quy định thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 5 năm, thời hạn sử dụng dài hơn so với quy định của Luật Du lịch 2005 (3 năm). Khi hết hạn, hướng dẫn viên được đổi thẻ nếu có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.


Đối với thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, Luật Du lịch 2017 không quy định thời hạn sử dụng. Việc sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm tùy theo nhu cầu của cơ quan quản lý khu du lịch, điểm du lịch và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.


Đây là một số nội dung quan trọng của Luật Du lịch trong lĩnh vực hướng dẫn du lịch. Việc HDV ký hợp đồng với doanh nghiệp du lịch hoặc tham gia tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm quản lý tốt hơn hoạt động hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn cũng như giảm thiểu những mặt trái của nghề.


XC/Báo Tin tức
Luật mới, 90% hướng dẫn viên du lịch chưa biết về đâu

Dù Luật Du lịch sửa đổi sắp có hiệu lực từ 1/1/2018, trong đó có những quy định mới quản lý HDV nhưng đến nay hơn 90% số hướng dẫn viên (HDV) được cấp thẻ đang hành nghề tự do chưa tham gia tổ chức nào.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Quy định mới,
  • hành nghề hướng dẫn viên,
  • Luật Du lịch,
  • cấp thẻ hướng dẫn viên,
  • hướng dẫn viên nội địa,
  • trình độ trung cấp,
  • cao đẳng,
  • quốc tịch Việt Nam,
  • khách du lịch,
  • hiệp hội hướng dẫn viên,

Hội Hướng dẫn viên du lịch: Phải là “điểm đến” uy tín

Minh Quang
Đánh giá tác giả:
07:18 thứ sáu ngày 29/06/2018
Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết
Chi hội Hướng dẫn viên du lịch Hà Nội chính thức ra mắt Thành lập Chi hội Hướng dẫn viên du lịch Hà Nội
(HNM) - Sự ra đời của Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam và chi hội hướng dẫn viên du lịch tại các địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong Luật Du lịch 2017, góp phần bảo đảm điều kiện hành nghề cho hướng dẫn viên du lịch. Vấn đề đặt ra là làm sao để hội, chi hội hướng dẫn viên du lịch thực sự là "điểm đến" uy tín được người trong nghề chủ động tìm, tự nguyện tham gia?

Cơ hội hành nghề tốt hơn

Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, hiện có hơn 22.000 hướng dẫn viên du lịch đang hành nghề tại Việt Nam, trong đó, hơn 90% là hướng dẫn viên du lịch tự do. Trước đây, việc không có một tổ chức nào quản lý đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đã gây nên hệ lụy về đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của hướng dẫn viên du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến chất lượng du lịch Việt Nam. Tuy trong cộng đồng hướng dẫn viên du lịch có nhiều hoạt động như giới thiệu công việc cho nhau, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động tại các điểm đến… nhưng những hoạt động này chủ yếu mang tính tự phát, thiếu hiệu quả. “Chúng tôi muốn có một tổ chức có thể bảo vệ quyền lợi, mang đến thông tin, kiến thức và chia sẻ cơ hội làm nghề cho các hướng dẫn viên du lịch. Tham gia chi hội hướng dẫn viên du lịch là lựa chọn tốt để có cơ hội làm nghề tốt hơn” - Tạ Trung Kiên, một hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội chia sẻ.
Hướng dẫn viên du lịch đang tác nghiệp tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Linh Ngọc

Luật Du lịch 2017 đã bổ sung quy định về điều kiện hành nghề, trong đó, hướng dẫn viên du lịch phải đáp ứng 3 điều kiện: Có thẻ hướng dẫn viên du lịch; có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch; có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch...

Như vậy, hướng dẫn viên du lịch được lựa chọn đăng ký với tổ chức quản lý (doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp). Hiện tại, chỉ số ít hướng dẫn viên du lịch có hợp đồng với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Việc Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam rồi các chi hội hướng dẫn viên du lịch các địa phương lần lượt ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hướng dẫn viên du lịch, giúp bảo vệ quyền lợi cho hướng dẫn viên du lịch, các doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch. Qua đó giúp cơ quan quản lý nắm bắt hoạt động của lực lượng hướng dẫn viên du lịch, góp phần đưa Luật Du lịch 2017 vào cuộc sống.

Ở Đại hội Chi hội Hướng dẫn viên du lịch Hà Nội nhiệm kỳ I (2018-2023) diễn ra vào tháng 5-2018, nhiều hướng dẫn viên du lịch tự do đã góp mặt, mục đích duy nhất là tìm kiếm một sự bảo đảm, giúp mình có được “danh chính ngôn thuận” khi làm nghề. Ông Nguyễn Văn Chương, một hướng dẫn viên du lịch tự do cho rằng, mô hình chi hội hướng dẫn viên du lịch là cơ hội tốt để ông tiếp tục làm nghề...

Đầu mối thực sự

Thực tế, không phải đến khi có những ràng buộc về điều kiện hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch thì mới cần có hội hướng dẫn viên du lịch hay chi hội hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, việc Luật Du lịch 2017 quy định rõ về điều kiện hành nghề cho hướng dẫn viên du lịch đã thúc đẩy sự ra đời của tổ chức xã hội - nghề nghiệp dành cho các hướng dẫn viên du lịch. Nếu các hội, chi hội phát huy hết vai trò, trách nhiệm thì các hướng dẫn viên du lịch sẽ được hưởng nhiều quyền lợi.

Ông Nguyễn Hồng Đài, Chủ tịch Chi hội Hướng dẫn viên du lịch Hà Nội khẳng định: “Chi hội sẽ bảo đảm cập nhật kịp thời các văn bản pháp lý và bảo vệ quyền lợi cho hướng dẫn viên du lịch, tạo cầu nối tìm kiếm việc làm cho hướng dẫn viên du lịch và cung cấp nguồn hướng dẫn viên chất lượng. Ngoài ra, chi hội hướng đến nâng cao nghiệp vụ và chất lượng hướng dẫn du lịch, đem lại lợi ích cho khách hàng và doanh nghiệp. Hướng dẫn viên du lịch sẽ được nâng cao kiến thức để có thể tham gia thị trường xa và khó, được tham gia các lớp đào tạo về tuyến, điểm đến du lịch…”.

Theo ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam, hội sẽ có giải pháp để hướng dẫn viên du lịch nhận thấy lợi ích thiết thực khi trở thành hội viên của hội. Theo đó, khi gia nhập hội, các hướng dẫn viên du lịch sẽ nhận được ưu đãi tại các điểm đến, hưởng lợi ích kép như: Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia sàn giao dịch giới thiệu việc làm trên hệ thống phần mềm của hội; được giảm giá vé khi di chuyển bằng máy bay… Còn theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội sẽ làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho hướng dẫn viên du lịch khi tham gia hội…

Thiết thực là vậy nhưng hiện nay, số hướng dẫn viên du lịch đăng ký trở thành hội viên của Chi hội Hướng dẫn viên du lịch Hà Nội vẫn còn khiêm tốn (hơn 100 người). Trong khi đó, theo Sở Du lịch Hà Nội, hiện có khoảng 6.500 hướng dẫn viên du lịch hoạt động trên địa bàn Thủ đô. Tại TP Hồ Chí Minh, khoảng 400/5.000 hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn đăng ký tham gia chi hội hướng dẫn viên du lịch… Con số nói trên cho thấy sự nghi ngại từ chính người trong nghề. Như tại Hà Nội, theo hướng dẫn viên du lịch Tạ Trung Kiên, số tiền làm thẻ và phí thường niên khi tham gia Chi hội Hướng dẫn viên du lịch Hà Nội chỉ là một vấn đề, điều quan trọng là mọi người cần thấy rõ quyền lợi của mình khi tham gia chi hội. Tương tự, ông Nguyễn Văn Chương cho rằng, ông chưa biết có nhận được thêm quyền lợi gì khi tham gia chi hội hay không.

Rõ ràng, không sớm thì muộn những người làm nghề hướng dẫn viên du lịch sẽ phải tham gia vào một tổ chức nghề nghiệp được thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tổ chức đó phải là một đầu mối thực sự đáp ứng được nguyện vọng của các hướng dẫn viên du lịch thay vì chỉ lập nên cho có để giải quyết những vấn đề mang tính thủ tục.
Hội Hướng dẫn viên du lịch: Phải là “điểm đến” uy tín Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu
Tin liên quan Chi hội Hướng dẫn viên du lịch Hà Nội chính thức ra mắt

(HNMO) – Đại hội Chi hội Hướng dẫn viên du lịch Hà Nội lần thứ I nhiệm kỳ 2018-2023 đã diễn ra tại Trung tâm tổ chức sự kiện Artec (Hà Nội) …

Tin liên quan Thành lập Chi hội Hướng dẫn viên du lịch Hà Nội

(HNMO) - Ngày 16-1, Hiệp hội Du lịch Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Hướng dẫn viên du lịch Hà Nội.

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết
Từ khóa: hướng dẫn viên tour du lịch du lịch Hà Nội điểm đến tốt nhất

Video liên quan

Chủ đề