Thế khoa là ai

Đặng Thế Khoa (1593-1656) là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.

Đặng Thế Khoa người làng Lương Xá, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ông là con Nghĩa quốc công Đặng Huấn, công thần nhà Lê Trung Hưng.

Thời trẻ Đặng Thế Khoa có tài văn học, được chúa Trịnh Tráng để ý. Vì cha ông thuộc dòng dõi nhà võ nên ông được xếp vào hàng võ tướng. Đến niên hiệu Đức Long (1629-1635) thời Lê Thần Tông, ông được phong tước Liêm quận công.

Năm 1644, ông đi trấn thủ Sơn Tây và Sơn Nam. Năm 1645, ông đi đánh quân Mạc ở Thái Nguyên, được phong làm Tả đô đốc.

Sang năm 1647, ông đổi sang làm Tả thị lang bộ Hộ, Bồi tụng. Nhiều người giữ chức trong Phủ liêu của chúa Trịnh bị kiện vì ăn hối lộ đều bị giáng chức, riêng ông không dính dáng gì, được chúa Trịnh Tráng khen ngợi, thăng làm Thượng thư bộ Binh, vào phủ chúa làm Tham tụng cùng với Nguyễn Nghi, Dương Trí Trạch.

Đặng Thế Khoa cầm quyền trong 4 năm, giữ phép công bằng, không thiên vị cho người nào[1].

Tháng 2 năm 1656, ông mất, thọ 64 tuổi, được truy tặng là Thiếu phó, gia phong làm phúc thần.

Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau[1]:

Ông là con nhà huân phiệt, học thức rộng rãi, giữ mình trong sạch và kiệm ước. Bấy giờ ai cũng khen
  • Trịnh Tạc
  • Lê Thần Tông
  • Dương Trí Trạch
  • Phan Huy Chú (2008), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục

  1. ^ a b Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 327

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đặng_Thế_Khoa&oldid=64055070”

Thế khoa là ai
Các quán cà phê có tổ chức biểu diễn ca nhạc luôn đông khách - Ảnh: X.P

Thưởng thức âm nhạc thật sự

Tối 22.10, tìm đến quán cà phê Open Share (đường Trần Huy Liệu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) để nghe nhạc. Tại đây đã có gần 40 khách ngồi kín các bàn, đang say sưa thưởng thức giọng hát các ca sĩ. Anh Trung Dũng, chủ quán, cho biết: “Đêm nào cũng đông khách như vậy. Đặc biệt là những ngày cuối tuần, nếu không đặt chỗ ngồi trước qua điện thoại thì khó còn chỗ”.

Không chỉ riêng tại Open Share, tại TP.HCM có đến hàng trăm quán cà phê tổ chức biểu diễn ca nhạc hằng đêm. Có thể kể như các quán: Ngẫm, Tượng, Ráng Chiều (Q.10), Cooku’s Nest, Gõ Cóc Cóc, Alpes, Hoang (Q.3), Miền Thùy Dương, The Barrio (Q.Bình Thạnh), Lười (Q.Gò Vấp), Í cafe, Cochin (Q.1)...

Thanh Thảo, sinh viên Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, cho biết sở dĩ tìm đến những sân khấu ca nhạc ở các quán cà phê là vì nhiều lý do. “Nếu như các sân khấu chuyên nghiệp chỉ tổ chức biểu diễn vào cuối tuần, thì những nơi này tổ chức ca nhạc thường xuyên hằng đêm, mình muốn nghe ngày nào cũng được. Được nghe hát trực tiếp bằng giọng hát mộc hòa vào tiếng đàn guitar, piano, violin, tiếng trống cajon, tiếng kèn melodica... chứ không phải nghe hát nhép từ những băng đĩa”.

Minh Thùy, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, chia sẻ: “Không gian ấm áp ở các quán cà phê vừa đủ để thưởng thức âm nhạc thật sự, có những phút giây thư giãn tuyệt vời”.

Nhiều điểm cộng

Để đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của người nghe, không ít nơi tổ chức cả những đêm ca nhạc chủ đề với từng nội dung riêng, về trường lớp, tình yêu, tình bạn, gia đình... để chuyển tải những thông điệp ý nghĩa khiến người nghe gật gù thích thú. Như mới đây, hầu hết các quán đều tổ chức đêm nhạc “Gửi người phụ nữ tôi yêu” nhân ngày Hội LHPN VN (20.10). Chị Tường Minh, chủ quán cà phê Mai Trúc (Q.10) cho biết các ca sĩ đang tập những bài hát về chủ đề thầy cô nhân dịp 20.11 sắp tới.

Chất lượng ca sĩ, nhạc công ở các quán cà phê được người nghe đánh giá có giọng hát không thua kém gì nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nhiều người là thần tượng của hàng chục ngàn bạn trẻ. Như ca sĩ Thế Khoa (ở quán Open Share) được nhiều người yêu thích vì giọng hát ngọt ngào, du dương; còn cô gái Thi Lê (quán Mộc) được ví như “bản sao của Thùy Chi”... Trong khi đó Đỗ Nhật Minh (22 tuổi, sinh viên Trường ĐH Hồng Bàng, nhạc công của quán Open Share), với khả năng chơi đàn guitar của mình đã được nhiều ca sĩ mời cộng tác...

Điểm cộng khác mà khán giả dành cho những sân khấu ca nhạc ở quán cà phê là ngoài việc được nghe các ca khúc đang thịnh hành, được giới trẻ yêu thích, họ còn được nghe những ca khúc mới do chính các nhạc công, ca sĩ của quán sáng tác.

Với nhiều người trẻ, họ không chỉ muốn được thưởng thức âm nhạc mà còn mong được có cơ hội biểu diễn. Chính vì thế có không ít người tìm đến các quán cà phê có sân khấu ca nhạc, để ngoài việc được nghe các ca sĩ thể hiện, họ còn đăng ký lên sân khấu giao lưu, được làm ca sĩ khoe giọng hát với mọi người.

Bên cạnh việc đầu tư cho các đêm nhạc có chất lượng tốt, nhiều quán còn để lại ấn tượng với khách hàng khi quay lại đêm biểu diễn để khán giả ở khắp mọi nơi có thể coi trực tiếp trên YouTube, chụp ảnh tặng cho những cặp đôi tình nhân, những chương trình trò chơi để tặng phiếu giảm giá...

Ý kiến

“Coi ở những sân khấu lớn rất ồn ào, mất sự tập trung vì những tiếng la hét của những fan cuồng. Còn đến các quán cà phê rất thoải mái, nghe nhạc một cách say mê” (Trọng Bạch, nhân viên văn phòng).

“Vừa có nước uống, thức ăn, kèm theo phụ thu nghe nhạc nhưng chỉ tốn vài chục ngàn đồng. Mình nghĩ chi phí này là phù hợp với những người đang là sinh viên. Thế nên không bất ngờ khi thấy nhiều quán rất đông khách” (Hồng Thanh, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM).

“Sự ra đời của những sân khấu ca nhạc ở các quán cà phê như vậy đã đáp ứng được nhu cầu thưởng thức âm nhạc ngày càng lớn của người trẻ. Tôi cũng như rất nhiều người bạn thường xuyên lui tới những địa điểm ấy” (Việt Thắng, sinh viên Trường ĐH Văn Lang).

Tin liên quan

Sinh năm 1949.

Quê quán: Bình Định.

Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.

Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Biên kịch Đoàn văn công Giải phóng Khu 5.

Trưởng đoàn, Chỉ đạo nghệ thuật Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng.

Phó Giám đốc Sở VH-TT Phú Khánh - Khánh Hòa.

Phó Tổng thư ký Hội VHNT Khánh Hòa.

Hiện là: Phó Tổng Biên tập Thường trực Tạp chí Văn Hiến Việt Nam.

Huy chương vàng chỉ đạo nghệ thuật hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc.

Huy chương vàng tác giả kịch bản hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.

Tác phẩm chính đã xuất bản: " Kẻ tàng hình không còn biết tàng hình"-Chân dung, tiểu luận, phê bình , đối thoại, và nhiều tác phẩm kịch bản sân khấu

Lần đầu tôi được Nguyễn Thế Khoa tặng sách vào năm 1997. Ðó là tập thơ Khúc ru - Sợi khói của anh in chung với nhà thơ Triệu Phong do Hội Văn học - Nghệ thuật Phú Khánh khi đó xuất bản. Thế rồi đằng đẵng, đến tận gần đây ra Hà Nội, gặp Thế Khoa, mới lại được anh tặng tập sách vừa xuất bản Những kỳ quan xanh, không phải là thơ mà là một tập tiểu luận, chân dung, tạp bút dày dặn.

Nhìn lại từ lúc quen anh đến nay, thấm thoắt cũng đã hơn 25 năm rồi. Tôi hiểu khoảng giữa thời gian ấy là những năm tháng đầy thăng trầm của một cuộc đời chất chứa nhiều tâm sự và cũng phải nói là đầy bản lĩnh và nghị lực. Có một thời, nói đến văn học - nghệ thuật ở thành phố biển Nha Trang, người ta hay nhắc đến nhà thơ Giang Nam và thấp hơn là Thế Khoa. Ông Giang Nam được biết vì là nhà thơ nổi tiếng với bài thơ Quê hương nằm lòng mỗi người, sau là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh (sau này tách ra là Khánh Hòa và Phú Yên). Còn Thế Khoa thì "cầm, kỳ, thi, họa" đủ cả, đã từng tốt nghiệp khoa văn Ðại học Tổng hợp Hà Nội, từng đi B từ rất sớm, kinh qua chiến trường và lúc đó lại là Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Phú Khánh. Thời anh làm cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa cũng là thời kỳ văn hóa - văn nghệ Phú Khánh - Nha Trang "nổi đình, nổi đám", được biết đến nhiều. Sau này, Khoa được điều về trung ương, công tác tại Báo Văn hóa, rồi làm Trưởng đại diện Báo Văn hóa tại miền trung. Về sau, anh chuyển hẳn ra ở Hà Nội. Thế rồi chính ở Thủ đô nghìn năm văn hiến, cùng Giáo sư Hoàng Chương, nhà hoạt động sân khấu vốn rất năng động trong các hoạt động văn hóa - văn nghệ và người bạn tuổi thơ Trần Minh tuy làm kinh tế nhưng yêu nghệ thuật, các anh đã "chung lưng, đấu cật" sáng lập ra tờ Tạp chí Văn Hiến, một tờ tạp chí về văn hóa nghệ thuật với tiêu chí phục hồi, gìn giữ, bảo tồn nền văn hóa văn nghệ dân tộc đã làm nên hồn cốt nước nhà. Một điều đặc sắc của tờ tạp chí này là mặc dù bám rất sát những chủ trương, chính sách văn hóa của Ðảng, nhưng lại hoàn toàn tự túc kinh phí linh động ngay từ buổi đầu thành lập. Hiện nay, Nguyễn Thế Khoa là sáng lập viên và là Phó Tổng Biên tập thường trực của tạp chí. Chỉ sơ qua như vậy cũng đủ hiểu bao năm qua, anh đã phải vất vả thế nào để Tạp chí Văn Hiến tồn tại, phát triển và có được chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc, nhất là giới văn nghệ sĩ.

Ðọc Những kỳ quan xanh, tôi biết gần 70 bài viết, trong đó không ít bài viết như những công trình nghiên cứu của Thế Khoa in trong tập sách, đều là những bài viết "đinh" của tờ Văn Hiến, được anh tâm huyết và dày công viết qua nhiều năm tháng, trước hết để góp phần nuôi sống tờ tạp chí vì ngoài là Phó Tổng Biên tập thường trực, anh còn là cây viết chủ lực ở đây. Bởi thế cho nên chất thông tin báo chí ở các bài viết đương nhiên là đậm đà, động lực viết là rất mực nghiêm túc và có trách nhiệm. Ấy là chưa kể Thế Khoa lại là dân văn, từng làm nhiều thơ... Các bài viết của anh ngôn ngữ đều rất trau chuốt, mượt mà, nhiều bài viết giàu chất thơ, trữ tình. Tôi rất thích những bài của anh như Có một gánh xẩm Hà Nội, Xuân Diệu và quê mẹ, Thanh Ngân người quan họ làng hay Ðào Tấn và gia đình Nguyễn Tất Thành... Những bài viết ấy vừa đặc sắc, vừa có tính khám phá, nhất là mang đậm cảm xúc và tình người...

Tất nhiên, một trong những bài Khoa viết chan chứa tình yêu thương nhất ở tập sách có lẽ là những dòng anh viết về người cha kính yêu - nhà nghiên cứu sân khấu Mịch Quang. Anh không viết về cha mình lúc đang ở đỉnh cao sự nghiệp, mà viết về tuổi 93 của cụ, cái tuổi cuối của cuộc đời với bệnh tật và tuổi tác. Khoa đã viết về tuổi 93 của cha mình bằng sự cảm phục của những người viết thế hệ đi sau trước một sức lao động, sáng tạo nghệ thuật vô biên khi chứng kiến cụ ngồi trên xe lăn mà hoàn thành cuốn Học, hiểu và khám phá do NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật mời viết, khiến những người bạn tri kỷ của cụ như nhà văn Sơn Tùng cầm cuốn sách mà rưng rưng nước mắt...

Với những bài viết xúc động như vậy, cùng các bài nghiêng về hướng nghiên cứu học thuật khiến tập sách Những kỳ quan xanh của Khoa khá đầy đặn về nội dung, đủ cả thi ca, nhạc họa, lại bàn cả về điện ảnh, kịch nói, quan họ, hát xẩm, chèo, tuồng, ả đào. Nhớ những ngày Thế Khoa mới ra Hà Nội, mỗi lần tôi từ TP Hồ Chí Minh ra có dịp gặp, lại được anh mời về nhà chơi (cũng đồng thời là tòa soạn Tạp chí Văn Hiến, lúc thì ở phố Trần Nhân Tông, khi lại dời ra Chân Cầm, rồi lại sang phố Lý Nam Ðế...). Tất cả đều là nhà thuê để làm tòa soạn và cũng để ở luôn. Ðến tận vừa rồi, ra Hà Nội gặp anh mới thấy ổn định. Nhất là cầm trên tay tập sách mới dày dặn của anh thì đã thấy yên tâm lắm. Ðọc xong vẫn thấy toát lên cái chất học thuật "nếp nhà" truyền thống của cụ Mịch Quang. Dầu sao cũng mừng cho anh cũng đã bắt đầu nghĩ đến việc viết gì đó của riêng mình và để lại cho đời.

Gấp lại trang cuối của Những kỳ quan xanh, bỗng thấy cảm xúc dạt dào mà không cầm được lòng mình...

TRƯƠNG NGUYÊN VIỆT