Thể loại bút ký là gì

thể loại văn học, bút ký cũng phát triển theo chiều hướng ngày càng đa dạng hơn. Tuynhiên, dù ở phương diện nào thì sự thể hiện của tác giả vẫn là trực tiếp và tuôn tràn theodòng cảm xúc, liên tưởng với các sự vật đã diễn ra .1.1.2. Phân loại bút kýTừ điển văn học (bộ mới) đã phân bút ký thành ba loại :Bút ký báo chí: “Chủ yếu nhằm thông tin – lượng thông tin là linh hồn của nó. Dođó, nó yêu cầu vừa phải rất xác thực, vừa có tính thời sự thường đề cập đến những vấnđề cấp bách có khi hằng ngày, hằng giờ với một số suy nghĩ ban đầu”[29; 173].Bút ký chính luận: “Một thể văn quen thuộc của báo chí trong đó thành phần nghịluận (về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa …) là quan trọng, có khi là chủ yếu. Giá trịcủa bút ký chính luận là ở tư tưởng chủ đạo, ở tính logic của lập luận. ở sức thuyết phụccủa những dẫn chứng . Nó mang tính tranh luận rõ rệt, ứng chiến kịp thời có tác dụngtuyên truyền cho một quan điểm nào đó”[ 29; 173].Bút ký văn học: “Những tác phẩm bút ký có giá trị văn học khi: “ngôn ngữ giàuhình ảnh, giàu cảm xúc, có khả năng tác động đến tâm hồn người” [ 29; 173]. So với bútký báo chí, bút ký văn học không đòi hỏi tính xác thực ở mức tuyệt đối, tính cấp bách vềthời sự. Nó đi sâu vào trong thế giới nội tâm của con người, chú ý đến sự khắc họa tínhcách thông qua một cốt truyện và những biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, trữ tình vớitất cả những nét riêng tư đặc sắc: “Nói cách khác bút ký văn học chú trọng hơn chấtnhân văn và chất thẩm mĩ”[ 29; 173].Rõ ràng, sự phân chia này không thể rạch ròi tuyệt đối. Bất kì thể loại nào cũngđều có sự giao thoa lẫn nhau và toàn bộ thể ký đều do sự thâm nhập, kết hợp ở nhữngmức độ khác nhau, trong nội bộ một thể loại cũng có tình trạng đó. Bút ký có thể thiênvề khái quát các hiện tượng đời sống có vấn đề hoặc thiên về chính luận. Nếu thiên vềkhái quát các hiện tượng đời sống thì tác giả chú ý nhiều đến việc điển hình hóa nhữngtính chất bằng các biện pháp nghệ thuật như: xây dựng cốt truyện, sử dụng các yếu tốliên tưởng, trữ tình …Nếu thiên về chính luận thì thường nổi lên những hình ảnh của đờisống xã hội mà tác giả nắm bắt được cái thực chất bên trong của chúng mà mô tả nó mộtcách chính xác, sinh động có kèm theo những nhận xét riêng của mình hoặc của nhà văn,11 phân tích đánh giá cuộc sống được miêu tả. Ở đây yếu tố chính luận, châm biếm hàihước thường được sử dụng nhiều hơn.Như vậy, có thể thấy sức hấp dẫn thuyết phục của bút ký tùy thuộc vào tài năng,trình độ quan sát, nghiên cứu của tác giả, khám phá các khía cạnh “có vấn đề”, những ýnghĩa mới mẻ, sâu sắc trong các quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, cá nhân và môitrường. Quan trọng nhất là cảm xúc, giọng điệu trữ tình, ngôn từ và dấu ấn cá nhânđọng lại trong từng trang bút ký.Trên đây, chúng tôi giới thiệu sơ lược về thể loại bút ký, một lần nữa khẳng địnhđặc trưng cũng như đưa ra hướng nghiên cứu chính xác nhất khi tìm hiểu bút ký NguyễnBắc Sơn.1.1.3. Sơ lược sự phát triển của bút ký trong nền văn học Việt NamTrải qua ngần ấy thời gian, đồng hành với sự đấu tranh, xây dựng đất nước, đồnghành với văn học cách mạng, bút ký đã có những đóng góp nhất định trong việc đáp ứngyêu cầu của Đảng về văn học nghệ thuật và có dấu ấn riêng về mặt nghệ thuật trên chặngđường phát triển của thể loại này. Điều này cũng góp phần làm phong phú diện mạo nềnvăn học nước nhà. Có thể nói rằng, bút ký từ cách tiếp cận hiện thực, hệ thống đề tài,cảm hứng sáng tạo, tư tưởng nghệ thuật, đến những thủ pháp nghệ thuật, những bút kýđã cùng với thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết …định hình một thi pháp thống nhất của cảthời đại văn học. Qua đó, khẳng định được vị trí xứng đáng trong dòng chảy của văn họcViệt Nam. Các tác phẩm đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đối với một tác phẩmvăn học theo yêu cầu phát triển của cuộc sống hiện đại đó là bám sát hiện thưc đất nước,phản ánh đời sống chính trị, con người trong cuộc sống đổi mới. Cùng với truyện ngắnvà tiểu thuyết, bút ký thể hiện đầy đủ sự thay đổi của con người, cảnh vật …tất cả trởnên tươi sáng, rộng mở hơn, đó là âm vang của những thắng lợi của đất nước. Trong quátrình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có hai vấn đề lớn: đề tài chiến tranh và xây dựng đấtnước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Bút ký viết về chiến tranh cách mạng chiếm số lượng lớn và cũng đạt được nhữngchất lượng nghệ thuật đáng kể hòa mình vào nhiệm vụ của cả dân tộc kháng chiến chốnggiặc ngoại xâm. Đó là: “Hiện thực vĩ đại của cuộc kháng chiến với những kì tích, nhữngchiến công rực rỡ ở cả hai miền, những điển hình tuyệt đẹp về người anh hùng, những12 câu chuyện kể sinh động, hấp dẫn trong chiến đấu và sản xuất… tất cả như đón chờ,như“dâng sẵn”cho những sáng tạo về nghệ thuật” [16;144]. Hoàn cảnh đó góp phần làmcho nội dung của bút ký vô cùng phong phú về tổ chức, bám sát, bám chắc vào hiện thựcvà cất lên tiếng nói hùng hồn của quần chúng cách mạng. Đấy là: Bùi Hiển, Thép Mới,Chế Lan Viên, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi …với bút lực dồi dào và khả năngnhạy bén đã kịp thời đáp ứng cho sứ mệnh của văn học. Bên cạnh đó, các tác giả này cònđược thừa nhận bởi những người trong nghề.Với tác giả Anh Đức, Phạm Văn Sĩ cho rằng: “Bút ký của Anh Đức giàu tính chấthiện thực và viết khá duyên dáng”[68;253].Với Nguyễn Trung Thành, Phan Nhân viết: “Nguyễn Trung Thành suy nghĩ, líluận và kể chuyện toàn bằng hình ảnh rút ra từ cuộc sống nên vừa chân thật đầy sứcthuyết phục. Anh chứng minh bằng những mẫu chuyện, đúng hơn là bằng những tínhcách, những nét tiêu biểu có tính chất điển hình trong cuộc sống, nên nội dung càngphong phú, tư tưởng càng cao đẹp”[62].Với Nguyễn Thi, Phan Nhân cho rằng : “Nguyễn Thi một cây bút giàu chất thơ,trước cảnh quê hương bị tàn phá, đã truyền cho ta tất cả những rung cảm đậm đà tìnhthương và lòng tự hào bằng những hình ảnh quen thuộc của đất nước rất nên thơ”[62].Bút ký Cửu Long cuộn sóng của Trần Hiếu Minh cũng được Phạm Văn Sĩ đánhgiá: “Cửu Long cuộn sóng của Trần Hiếu Minh đã ghi lại được một khí thế cách mạngchưa từng thấy trong mỗi con người và từng thôn xóm ở mảnh đất Bến Tre”[80].Bút ký Bùi Hiển tập hợp trong hai tập Đường lớn và Trong gió cát đã đượcNguyễn Cương viết : “Ấn tượng sâu nhất còn để lại sau khi đọc tập bút ký này là nhữngbài viết về tội ác đẫm máu của giặc Mĩ. Những bài viết dó tuy chiếm số ít nhưng gâyđược nhiều xúc động ở người đọc. Đó là nợ máu và đặc biệt: “Chúng nó là một lũ đêhèn”[8].Với bút ký Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên, Hoàng Như Mai cho rằng:“Tôi thấy trong long mình bình tĩnh và tôi chắc rằng đó cũng là cảm tưởng của nhiềungười”. Và khẳng định: “Tập bút ký của Chế Lan Viên những điều anh nói, cái cách anhnói đều toát lên điều đó – đánh giặc Mĩ, đánh thắng”. Phan Hồng Giang thì lại suy nghĩ:“Đọc xong Những ngày nổi giận, ấn tượng sâu sắc để lại trong lòng người đọc là những13 trang sách của Chế Lan Viên đã bám sát được thời sự và cuộc sống của chúngta”[20;47].Các tác giả này ít nhiều cũng đã khẳng định mình ở thể loại bút ký, tuy còn cónhững hạn chế nhất định, nhưng họ góp phần hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trongtừng giai đoạn, đi theo đúng đắn đường lối cách mạng của Đảng và của nhân dân ta. Quađó, bút ký có vị trí xứng đáng trong sự phát triển của văn học nước nhà, góp phần sinhđộng tiếng nói của người nghệ sĩ với quê hương đất nước. Tiếp bước chặng đường đó,bút ký luôn đồng hành nhiệm vụ đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Những sáng tác luôn gắn với ca ngợi quê hương, là cái nhìn về quá khứ với sự biết ơn vàtrân trọng nhất, là những trang viết của cả tấm lòng về con người anh hùng thời đại mới,là bước chuyển mình mạnh mẽ của đất nước sau chiến tranh.Đóng góp ở mảng đề tài này, chúng ta không thể không nhắc đến những cái tên:Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đỗ Chu, Nguyễn Bắc Sơn …Mỗi nhà văn luôn tìm cho mìnhnét riêng, một hướng đi tạo nên tính cách người nghệ sĩ của thời đại. Qua bao thăngtrầm, cuộc đời nhiều thay đổi nhưng dấu ấn của họ luôn tạo nên những trang bút ký sốngđộng, tuôn tràn cảm xúc, thông tin đầy khoa học.Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiềuánh lửa”[3]. Nguyên Ngọc chia sẻ: “Trong một cuốn sách gần đây của anh và in ngaygiữa những ngày anh đang vật lộn với cơn bệnh nặng – chứng tỏ ở anh một đức tínhdũng cảm và một nghị lực phi thường của một người nghệ thuật – anh tự cho mình là“người ham chơi”. Quả thật, anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi đểđược sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ…”[4]. Nhà thơ Hoàng Cát: “Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút kývăn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, sâu và rộng, gầnnhư ông đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoànhthoải mái ngòi bút được …”[5].Bút ký còn là mảnh đất màu mỡ trong sáng tác của Tô Hoài, Trần Hữu Tá đưa ranhận xét: “Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả sinh động. Người,vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt …tất cả lung linh, sống động, nói rõ với cái tinh thần củađối tượng và thường bàn bạc một chất thơ”[27;19].14 Góp cùng dòng chảy của bút ký trong văn học đương đại, một tài năng “chínmuộn” – Nguyễn Bắc Sơn. Với hai tập bút ký “Gót thời gian” và “Người trong tôi” đãmang lại hơi thở mới cho thể loại này, đó là những lập luận sắc bén, cái nhìn chân thậttrong từng chi tiết, thể hiện phong cách và con người của ông. Đây cũng là lí do màngười viết chọn đề tài nghiên cứu về bút ký Nguyễn Bắc Sơn .Tóm lại, qua từng trang viết đã góp phần tạo nên bức tranh văn học sinh động,muôn màu muôn vẻ, mà ở đó bút ký một lần nữa chứng minh là thành phần không thểthiếu trong nền văn học nước nhà. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn với cách nhìnmới, sự khám phá và học hỏi, những đặc trưng về thể loại này nói chung và bút kýNguyễn Bắc Sơn nói riêng sẽ được làm sáng tỏ hơn, khẳng định giá trị sáng tạo củangười nghệ sĩ.1.2. Bút ký trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn1.2.1. Vài nét con người nhà văn Nguyễn Bắc SơnNguyễn Bắc Sơn đã từng viết: “Nghề báo chí xuất bản, gắn với sách vở chữ nghĩalà niềm đam mê”. Có lẽ, ông sinh ra là để viết, để nói lên những cay đắng trong cái “luậtđời” lẩn quẩn nhưng mấy ai sẽ giữ được mình trong sạch. Chính ông đã đi tìm cho câutrả lời ấy với những tác phẩm xuất sắc và nó cũng đã đưa tên tuổi của ông đến gần hơnvới tất cả mọi người. Một phần trong đó cũng đã thể hiện con người và phong cách củanhà văn.Con người sống bình dị, nhân ái. Là một nhà văn nổi tiếng và được đánh giá caotrong văn học đương đại, nhưng Nguyễn Bắc Sơn sống rất bình dị, nhân ái, có thể nóiđọc văn ông là thấy con người ông, nhất là trong mảng truyện ngắn và bút ký. Ông đãđến với thực tế đời sống, cọ xát và va đập đến tận cùng với cuộc đời của một anh côngchức ngành văn hóa, chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong tiến trình đổi mới củađất nước, cơ chế thị trường đang xuất hiện, nhiều giá trị bị đảo lộn, đời sống con người,tư duy và bản lĩnh cũng phải thay đổi chóng mặt đến thích ứng với thời cuộc, vì thế cóbiết bao bi kịch đau đớn trong cái đời sống phức tạp ấy. Chúng ta thấy một “Lửa đắng”với những vấn đề nóng bỏng gai góc mà hấp dẫn, hay “Luật đời và cha con” là sự phôbày các vấn đề xã hội thông qua hình tượng nghệ thuật để nêu lên những bất cập của cơchế, nêu độ vênh giữa lý luận và thực tiễn đời sống. Sự bình dị còn làm không ít lần mọi15 người phải “dị ứng” khi ông đưa vào trang văn xuôi của mình những lời nói thô tục,những lời mà nhiều khi bản thân tác giả cũng chỉ dám để nó sau dấu ba chấm kiểu ngônngữ giọng chửi của mấy bà quen thói chợ búa mắng mấy cô gái chưa quen thói chợ búamắng nhau. Nhưng trên hết, sự chuyển tải nội dung tư tưởng tác phẩm thì đấy chính làmột biểu hiện quan trọng của sự gần gũi, xích lại phía đời sống đang sinh thành, biến đổikhông ngừng. Một phần đó là con người nhà văn sống giản dị hòa đồng nên tác phẩmcủa ông lúc nào cũng hừng hực khí thế của thời đại, cuộc sống nhân dân.Một con người thông minh, hài hước và hiền lành tốt bụng. Sự thông minh thểhiện khả năng phát hiện, cách lập luận và cách giải quyết vấn đề rất trọn vẹn. Chúng takhám phá lối hành văn của ông bằng tất cả sự bất ngờ, bởi bút pháp tài hoa, hấp dẫn lôicuốn được tái hiện sinh động. Qua sự thành công của hai tập tiểu thuyết nhà văn NguyễnBắc Sơn tâm sự: “Điều tâm đắc của người viết là chủ đề ấy, tư tưởng ấy đã được thể hiệnbằng tư duy tiểu thuyết, bằng hình tượng ngôn ngữ tiểu thuyết, bằng hình tượng ngônngữ tiểu thuyết có thể đọc liền mạch”. Có thể thấy, ông luôn nắm vững con đường phíatrước, dù ở khía cạnh nào, vẫn thể hiện sự sắc sảo pha chút hài hước của mình. Còn bútký của ông là những trang viết đầy tiếng cười, đôi khi là sự tự hào, vỡ òa hạnh phúc,nhưng có khi lại là tiếng cười chua chát, nghiệt ngã trước những sự việc trớ trêu đã xảyra.Chúng ta vừa sơ lược về Nguyễn Bắc Sơn – người con ưu tú của đất Hà thành.Ông tên thật là Nguyễn Công Bác, từng là giáo viên dạy Văn tại trường Trung học phổthông Hoàn Kiếm trong 10 năm, sau đó là trưởng phòng quản lý báo chí xuất bản của SởVăn hóa Thông tin Hà Nội. Xuất thân này cũng đã ít nhiều góp phần làm nên tính cáchmột người nặng nợ, trăn trở với cuộc đời.1.2.2. Văn nghiệp của Nguyễn Bắc SơnTrong quá trình sáng tác của mình, Nguyễn Bắc Sơn tập trung vào thể loại bút ký,truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận và những bài báo. Các tác phẩm đã được xuất bản nhưsau:Thực hư – truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, 1998.Người dẫn đường trời – ký, Nxb Văn hóa Thông tin, 1999.16 Tản mạn với văn hóa thông tin – tiểu luận và những bài báo, Nxb Văn hóaThông tin, 1999.Hoa lộc vừng – ký và tùy bút, Nxb Hội nhà văn, 1999.Hồng Hà ơi!- ký và tùy bút, Nxb Hội nhà văn, 2000 .Quyền được không yêu – truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, 2000.Người đàn ông quỳ - truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, 2000.Nghề đi mây về gió – ký, Nxb Hội nhà văn, 2001Luật đời – truyện vừa và ngắn, Nxb Thanh niên – 2003, tái bản 2004.Đá dậy thì – tập ký, Nxb Hội nhà văn, 2004.Luật đời và cha con – tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn , 8/2005 .Lửa đắng – tiểu thuyết, Nxb Lao động, 2008.Nguyễn Bắc Sơn – truyện ngắn, Nxb Văn học, 2010.Gót thời gian – bút ký, Nxb Văn học, 2010.Người trong tôi – bút ký, Nxb Văn học, 2010.Sau hơn bốn mươi năm say mê với nghiệp văn chương, Nguyễn Bắc Sơn mớithực sự bừng sáng với tiểu thuyết đầu tay Luật đời và cha con. Báo chí viết bài bìnhluận, phỏng vấn, mà điểm nhấn là hãng phim truyện truyền hình Việt Nam dựng thànhphim “Luật đời” được khán giả nhiệt tình đón nhận và bình chọn là phim truyền hìnhhay nhất năm 2007. Tác phẩm còn được đánh giá cao từ giới chuyên môn. Nhà thơ HữuThỉnh viết: “Các nhà tiểu thuyết cần xông thẳng vào những vấn đề nóng bỏng, thậm chícó thể là mạo hiểm của cuộc sống hiện đại. Luật đời và cha con đã thành công về mặt thểloại”. Còn Lê Quang Trang nhận định: “Thành công đáng chú ý nhất của Luật đời vàcha con là tác giả dũng cảm và sắc sảo trong việc phô bày các vấn đề xã hội thông quahình tượng nghệ thuật để nêu những bất cập của cơ chế, nêu độ vênh giữa lý luận vàthực tiễn đời sống…”Có lẽ, con người khi tìm được đúng phương hướng thì tất nhiên họ sẽ biết mìnhphải làm gì và đó còn là con đường đi đến thành công. Nguyễn Bắc Sơn là một ngườinhư thế, bao nhiêu trải nghiệm hòa cùng hơi thở hiện đại, là cuộc sống phải tìm đếnnhững cái văn minh hơn, là sự ra đời của “Lửa đắng” – mang lại hiệu ứng cao hơn cả17 tác phẩm ra đời trước nó. Vốn sống của một nhà báo lâu năm, của một người đã quaquản lý trong lĩnh vực báo chí văn nghệ đã đưa lại cho nhà văn nhiều kinh nghiệm thựctiễn, nhiều đúc kết bài học và nhất là nhiều sự kiện, hiện tượng được ghi nhận và lý giảitừ nhiều góc độ khác nhau. Đó là phản ánh hàng loạt những vấn đề gai góc, nóng bỏngnổi cộm lên trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chánh Nhà nước giai đoạn đổi mới cơcấu kinh tế. Nó biểu hiện rõ xu hướng gia tăng tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Namthời kì hội nhập. Nhà văn không còn là kẻ chỉ biểu phát ngôn, đề xuất những chân lí lớnmà giữ vai trò một người nêu vấn đề, gợi nhiều khoảng trống cho hết thảy độc giả cùngsuy ngẫm, phán xét, tìm hướng giải quyết.Sự thành công của Nguyễn Bắc Sơn là đã không biến nhân vật thành cái loa phátngôn cho những tư tưởng của mình. Đó là những tính cách sống động. Mỗi nhân vật làmột thế giới riêng và đã hợp thành những thế giới khác lớn hơn trong tổng thể xã hội đadiện. Tiểu thuyết của nhà văn thể hiện một cái nhìn hiện thực về con người và thế giớibằng tâm huyết của một công dân, một Đảng viên, bằng sự trải nghiệm của một người điqua nhiều quãng dốc cuộc đời nhiều thăng trầm sóng gió.Tiếp nối mạch sáng tác, Nguyễn Bắc Sơn lại sinh ba với hai tập bút ký và truyệnngắn. Ở đây, chúng tôi muốn nói hai tác phẩm “Gót thời gian”và “Người trong tôi”, bởivì nó ra đời khi tên tuổi ông đã trở thành hiện tượng trên văn đàn. Một lần nữa khẳngđịnh bút lực dồi dào, khả năng sáng tạo, sự dày dặn kinh nghiệm của một người từngtrải, mang hơi thở của cuộc sống hiện đại. Nội dung của hai tập bút ký được đánh giá làdày đặc về lượng thông tin khoa học, cung cấp cho độc giả những sự kiện, con ngườinhư những đóa hoa ngan ngát giữa đời thường. Chất chứa trong đó bởi ngồn ngộn cáithật của cuộc sống, nhịp thở văn minh thời đại, lời lẽ trong đó thể hiện sự nặng lời ghétđời nhưng ông cũng rất nặng lòng với nó.Với Người trong tôi, tác giả đã khắc họa chân dung hàng loạt những nhân vật rấtđời thường nhưng những gì mà họ đã làm thì đáng để chúng ta suy nghĩ. Nếu có một câuhỏi : Người trong bạn là ai? Hẳn sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau. Người trong tôi làmẹ, là cha, là vợ, là chồng, là thầy, là cô, là diễn viên hay huyền thoại nào đó… Thếnhưng với nhà văn, người trong tôi không phải một, mà là rất nhiều người. Từ vị đạitướng Võ Nguyên Giáp, ông lính già, thầy cô giáo, đại sứ ngoại giao, bác sĩ…Tất cả lànhững con người tuyệt vời, xã hội đương đại đang rất cần những tấm lòng như thế. Đó là18 câu chuyện về đời về người, về tất cả sự thật mà chúng ta muốn biết. Nhìn chung, đề tàimà bút ký đề cập đến chủ yếu là: người lính trong cuộc chiến tranh vĩ đại của nhân dânta, những tấm gương trong giáo dục và các lĩnh vực nghệ thuật. Sự hấp dẫn của bút kýđược thể hiện ngay từ cách đặt tên của tác giả - những cái tựa bài đầy chất triết lí và tìnhcảm. Chẳng hạn, ngay trang đầu tiên, ông đã viết về đại tướng huyền thoại của quân độinhân dân ta. Có lẽ, sự huyền thoại và không phải là huyền thoại tạo nguồn khám pháthêm về cuộc đời của vị đại tướng đáng kính này. Chúng ta đều cho rằng, vị đại tướng đãtạo nên những huyền thoại trong hai cuộc chiến thần thánh của dân tộc nhưng mấy aingờ bên trong đó còn là sự thông minh, quyết đoán, bản lĩnh của người cầm quân, là sựđấu trí với lãnh đạo, với đồng đội để có được sự chính xác kịp thời và mang đến thắnglợi. Bên cạnh đó, sự hiểu biết rộng rãi đã mang đến cho người đọc nhiều thi vị của hơithở thời đại, cuộc sống bộn bề nhưng xung quanh vẫn ngan ngát hương thơm, là nhữngđóa hoa giữa đời thường. Mỗi bài bút ký là một câu chuyện về cuộc đời, sự việc màkhông phải ai cũng biết cũng hiểu.Với Gót thời gian, tác giả một lần nữa thể hiện tài năng hiểu biết của mình. Mỗivùng đất là nơi in dấu bước chân của con người suốt đời nặng nghĩa tình. Nó thể hiện sựtinh tế, liên tưởng, quan sát của người nghiên cứu, bởi từng trang bút ký là những cảmnhận, tư liệu số liệu được đề cập một cách chính xác. Ông đi như một lữ khách giang hồtìm đến vùng đất lạ. Dù cuộc đời đã làm mái tóc phai màu, nhưng hình như ông càngviết khỏe viết nhiều hơn trước. Cũng với giọng điệu ấy, Nguyễn Bắc Sơn tạo nên điềukích thích nơi độc giả và đương nhiên nó cũng xui người ta đến để chia sẻ và khám phánó.Có ai đó đã từng nói: “Chúng ta tồn tại chỉ một lần duy nhất trên cõi đời này, vậyphải sống hết với tất cả niềm đam mê”. Thật vậy, Nguyễn Bắc Sơn đã sống và sống rấtmạnh mẽ với sự nghiệp sáng tác của mình. Tác phẩm của ông ra đời ào ạt như tuôn dòngchảy bất tận, ẩn chứa bên trong là chất nghệ sĩ cá tính, là những hiện thực phơi bày. Bứctranh ấy không phải lúc nào cũng đẹp, cũng ca ngợi mà đôi khi là sự thật khiến chúng taphải suy nghĩ, nhìn lại cuộc sống đang trôi vội vã.19 1.2.3. Khái quát bút ký Nguyễn Bắc SơnKhông phải là áng văn chương bất hũ, lại càng không phải là sự thơ mộng, bút kýNguyễn Bắc Sơn là sự trải nghiệm, bất chấp mọi thứ để lẽ phải cần được lên tiếng, vớitình người bao la, lòng biết ơn và hơn hết sự ngưỡng mộ cảm phục những con ngườiluôn cố gắng vượt qua thử thách. Đi từ ngọn nguồn của cảm xúc văn học, nhưng ôngkhai thác đối tượng của mình một cách rất riêng, tình cảm có thể tuôn tràn nhưng lúc nàochúng ta cũng thấy sự lạnh lùng và có đôi lúc khó tính trước sự việc. Ông khám phá, tìmhiểu đưa vào tác phẩm của mình những thông tin dày đặc, chi tiết rất “đắt” phải nói rấthiếm. Chẳng hạn, trong bài viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông đã đưa vào cuộctranh luận căng thẳng giữa đai tướng với đồng chí Lê Trọng Tấn về chiến dịch ở mặttrận Quảng – Đà: “Đại tướng phân tích. Lập luận và lên phương án đánh địch theo tìnhhuống ba ngày. Đồng chí Lê Trọng Tấn vẫn giữ ý kiến của mình vì cho rằng không thểchuẩn bị kịp. Đến lúc ấy, ông buộc phải dung quyền lực và quyết định: “Đánh Đà Nẵngtheo phương án ba ngày [6;24]”.Cái được lớn nhất bút ký Nguyễn Bắc Sơn chính là cá tính của nghệ sĩ luôn thểhiện quan điểm, thái độ thẳng thắn. Ông chọn đề tài phong phú đa dạng, không liềnmạch giữa các bài bút ký, bởi mỗi trang sách là những cuộc đời, vùng đất và nét văn hóakhác nhau. Nhưng không vì vậy mà mất đi tính hấp dẫn, nó thể hiện khả năng sáng tạo,sinh động của con người luôn hướng tới cái mới, cái đẹp.“Cây bút chín muộn” – cáchmà người ta thường gọi khi nhắc đến ông, những thành công hôm nay chứng minh khảnăng viết ào ạt, sức thuyết phục bởi những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thế và chanchứa tình cảm của “một cuộc đời” luôn trăn trở trước cuộc đời.Nhìn từ phương diện nội dung, Nguyễn Bắc Sơn đóng vai trò của một thầy giáo,một người đi trước truyền đạt lại những điều mắt thấy tai nghe. Mỗi bài bút ký là thôngđiệp tác giả hướng đến, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, sứ mệnh của thế hệ hômnay phải suy ngẫm và giữ gìn. Suy cho cùng, giá trị từng trang sách ở góc độ truyềnthống lịch sử, văn hóa, giáo dục của dân tộc và các nước láng giềng. Đối tượng của ônglà những con người đã cống hiến cho xã hội và có tầm quan trọng với cuộc sống chúngta, có khi là những vùng đất mà ông lên rừng xuống biển, ở nơi mà luôn in dấu bướcchân ông là bức tranh hiện lên muôn vàn sinh động. Qua từng trang bút ký, chúng tôicảm giác như lạc vào rừng vàng biển bạc, non nước hữu tình và ấm lòng với những tấm20 chân tình, sự hi sinh của con người đất Việt. Nhưng cũng không ít lần, ngưỡng mộ vềvăn hóa con người các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc…và cúi đầu thán phục sựhiểu biết của tác giả.Về nghệ thuật, bút ký Nguyễn Bắc Sơn tiếp tục phát huy giọng điệu triết lí kếthợp với giọng điệu trữ tình. Bởi theo ông, bút ký trước hết phải đảm bảo được tính hiệnthực và tính thông tấn của nó, bên cạnh yếu tố tình cảm được chia sẽ. Văn phong trangnhã, nhẹ nhàng dung dị và giàu cảm xúc như chính con người thực của ông. Nó là nềntảng tạo nên thành công của ông ở nhiều thể loại khác. Những thiên bút ký đầy tính sángtạo, cá tính mạnh mẽ đã tạo nên phong cách và con người luôn trăn trở với thế sự, cuộcđời.Nhìn từ đặc điểm của thể loại bút ký nói chung, bút ký Nguyễn Bắc Sơn nói riêng,chúng tôi nhận thấy rằng thể loại này có vị trí quan trọng và chiếm phần lớn trong sángtác của ông. Vì vậy, nghiên cứu bút ký Nguyễn Bắc Sơn là cần thiết làm sáng tỏ về mặtnội dung và nghệ thuật ẩn chứa trong từng trang bút ký.1.2.4. Hình tượng tác giả trong bút ký Nguyễn Bắc SơnGoethe đã viết:“Mỗi nhà văn, dù muốn hay không điều miêu tả chính mình trongcác tác phẩm một cách đặc biệt”. Đối với mỗi thể loại hình tượng tác giả sẽ được thểhiện khác nhau, mà trong đó, tác phẩm bút ký, hình tượng xuất hiện một cách trực tiếpbằng sự lựa chọn chi tiết để ghi lại người thật, việc thật. Do đó, hình tượng tác giả chínhlà dấu ấn cá nhân của người sáng tác và phong cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu và sự tựthể hiện mình thành hình tượng. Đây là mảnh đất màu mỡ để tài năng của cái tôi hoặccái ta rõ nhất. Bên trong đó, chính là tư tưởng và tình cảm tác giả.Hòa cùng dòng chảy dạt dào của nền văn học đương đại, bút ký Nguyễn Bắc Sơnđã góp phần tạo nên phong cách riêng cho ông. Từng trang văn chính là sự quan sát, tìmtòi, đi nhiều, hiểu nhiều và bên trong nó chan chứa cả một tấm lòng ngồn ngộn với cuộcđời, với thời cuộc, với con người. Ở đó, khắc họa chân dung của họ qua cảm nhận conngười hôm nay bằng sự thán phục và trân trọng. Đó còn là sự tinh tế tài năng trong từngchi tiết nhỏ nhất, tạo nên sức hút mạnh mẽ của thể loại này. Đất Hà thành đã sinh ra mộtcon người như thế. Nguyễn Bắc Sơn năng động trong từng trang viết, đến với thực tế đời21