Thế nào là nhà thuốc quầy thuốc đại lý bán thuốc

Cá nhân, tổ chức muốn mở cơ sở kinh doanh thuốc tây cần phải cân nhắc, lựa chọn giữa hai loại hình là quầy thuốc và nhà thuốc. Vậy quầy thuốc và nhà thuốc có gì khác nhau?

– Đều là một trong những cơ sở kinh doanh dược;

– Đều phải thành lập hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp;

– Đều phải làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược;

– Đều có các quyền như: Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật; Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật;

– Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu. 

Điểm khác nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc

Tiêu chí

Quầy thuốc

Nhà thuốc

Người phụ trách chuyên môn

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn sau:

– Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);

– Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

– Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn sau:

– Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ)

Địa bàn hoạt động

Địa bàn mở quầy thuốc:

– Xã, thị trấn;

– Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;

Được mở tại bất kỳ địa bàn nào.

Quyền lợi

– Mua nguyên liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc này tại cơ sở. Người quản lý chuyên môn về dược của nhà thuốc chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc tại cơ sở;

– Mua thuốc để bán lẻ, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này;

– Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó;

– Người có Bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.

– Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.

Nghĩa vụ

–  Người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 80 của Luật Dược 2016 này cụ thể như sau:

+ Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc;

+ Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý;

+ Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

– Bảo đảm điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Tuân thủ trách nhiệm tại khoản 2 Điều 42 Luật Dược 2016 như: phải có giấy phép đăng ký kinh doanh; tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh…

Thế nào là nhà thuốc quầy thuốc đại lý bán thuốc

quầy thuốc và nhà thuốc

Hướng dẫn thủ tục mở nhà thuốc, quầy thuốc

I. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KINH DOANH DƯỢC

Kinh doanh dược là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, các cơ sở kinh doanh chỉ được hoạt động kinh doanh dược khi đã có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định.

Do đó, để thành lập (mở) nhà thuốc, quầy thuốc, thì chủ thể kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược. Mà muốn có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

(1) Nhà thuốc, quầy thuốc phải có điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.

Đối với nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thì phải tuân thủ quy định về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự.

(2) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc, quầy thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược tương ứng, trong đó:

– Người được cấp chứng chỉ hành nghề dược theo các điều kiện sau đây thì được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc:

+ Tốt nghiệp đại học ngành dược (Bằng dược sĩ)

+ Có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp (ví dụ như nhà thuốc,…).

– Người được cấp chứng chỉ hành nghề dược theo các điều kiện sau đây thì được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc:

+ Có một trong các văn bằng chuyên môn sau đây: Bằng tốt nghiệp đại học/cao đẳng/trung cấp ngành dược.

+ Có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

II. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, thì trước tiên phải thành lập (mở) doanh nghiệp. Thủ tục thành lập doanh nghiệp thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Chủ thể đăng ký thành lập nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở (. Tùy vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký mà các giấy tờ trong hồ sơ sẽ khác nhau, cụ thể:

– Đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp tư nhân: Hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 21 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ.

– Đối với trường hợp thành lập công ty TNHH một thành viên: Hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 23 Nghị định số 78/2015; Khoản 4 Điều 1 Nghị định 108/2018.

– Đối với trường hợp thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên: Hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 22 Nghị định số 78/2015.

– Đối với trường hợp thành lập công ty hợp danh: Hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 22 Nghị định số 78/2015.

– Đối với trường hợp thành lập công ty cổ phần: Hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 22 Nghị định số 78/2015.

Bước 2: Tra giấy biên nhận

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Riêng trường hợp đăng ký thành lập hộ kinh doanh: Chủ thể đăng ký kinh doanh gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Sau khi tiếp nhận Giấy đề nghị, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

III. ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DƯỢC

Sau khi đã thành lập doanh nghiệp (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và đáp ứng đủ các điều kiện cấp giấy chứng nhận kinh doanh dược kể trên, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Thủ tục thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đến Giám đốc Sở Y tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (hoặc hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh), hồ sơ bao gồm:

* Thành phần hồ sơ

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo mẫu.

– Giấy chứng nhận Thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh (nếu có) và các tài liệu kỹ thuật về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, bao gồm:

+ Sơ đồ nhân sự, danh sách nhân sự, tên, chức danh, trình độ chuyên môn;

+ Bản vẽ bố trí các khu vực của cơ sở bán lẻ;

+ Danh mục trang thiết bị (bao gồm cả thông tin về hệ thống máy tính và phần mềm quản lý nối mạng);

+ Danh mục các quy định, hồ sơ, tài liệu, các quy trình thao tác chuẩn;

+ Bản tự kiểm tra Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo danh mục kiểm tra quy định tại Phụ lục II – 2a hoặc 2b hoặc 2c kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BYT đối với cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tương ứng.

Lưu ý: Trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc đề nghị cấp Giấy chứng nhận GPP cùng với Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở bán lẻ thuốc cần ghi rõ nội dung này trong Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2018/TT-BYT).

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở.

– Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

Lưu ý: Các bản sao bên trên đều phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho doanh nghiệp đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu cho hợp lệ.

Bước 3: Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, Giám đốc Sở Y tế tổ chức đánh giá và cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược cho doanh nghiệp;

Trường hợp không cấp Giám đốc Sở Y tế sẽ trả lời lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp biết.

Thời hạn thẩm định và cấp: Trong 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, quầy thuốc và nhà thuốc đều là cơ sở bán lẻ dược nhưng nhà thuốc có quy mô lớn và được mở tại cất cả các địa bàn. Nếu có thắc mắc về thủ tục mở quầy thuốc, nhà thuốc, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài