Thị trường xăng dầu Việt năm 2022

Thị trường xăng dầu Việt năm 2022

Sau khi lập hàng loạt kỷ lục về xuất khẩu trong nửa đầu năm 2022 về tổng kim ngạch xuất khẩu (đạt 5,7 tỷ USD, tăng gần 40% so cùng kỳ năm 2021), bước sang tháng 7, xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu chững lại khi chỉ đạt 970 triệu USD và giảm 4% so với tháng 6/2022. Cộng thêm nhiều tín hiệu thị trường khác, dự báo xuất khẩu thủy sản cuối năm 2022 sẽ rất khó khăn…

Thị trường xăng dầu Việt năm 2022

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động tìm giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa sang thị trường Hàn Quốc.

Thị trường xăng dầu Việt năm 2022

(LĐTĐ) Chủ trì cuộc làm việc với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn với kiến thức, năng lực, trình độ, hệ thống sẽ đóng góp mở rộng thị trường xuất khẩu, mang ngoại tệ về cho đất nước; đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế…

Thị trường xăng dầu Việt năm 2022

(LĐTĐ) Hơn 500 sản phẩm nông sản, chế biến như: Chè, bún, miến, nấm hương, đông trùng hạ thảo, trái cây tươi, hải sản, các sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước được quảng bá, kết nối tiêu thụ, tìm kiếm cơ hội hợp tác,… thông qua Hội nghị Xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã với chuyên đề “Nông sản an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ” tại Hà Nội.

Thị trường xăng dầu Việt năm 2022

Các doanh nghiệp luôn có nhu cấu cập nhật các thông tin về chiến lược, yêu cầu mới của thị trường xuất khẩu thông qua việc kết nối với các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Thị trường xăng dầu Việt năm 2022

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, thuận lợi để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có chất lượng cao, đa dạng, đặc trưng theo từng vùng, miền. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm nông sản đã xây dựng được thương hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn hạn chế.

Thị trường xăng dầu Việt năm 2022

(LĐTĐ) Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp đề nghị tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá.

Thị trường xăng dầu Việt năm 2022

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, khảo sát thực địa và làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan về phương án tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc. Đây là 1 trong 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương.

Thị trường xăng dầu Việt năm 2022

Nhu cầu vàng của người tiêu dùng tại Việt Nam đã tăng từ 12,6 tấn trong Quý 2/2021 lên 14 tấn trong Quý 2/2022, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường xăng dầu Việt năm 2022

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều chỉnh giá ngày 11/8, mỗi lít xăng giảm thêm gần 1.000 đồng/lít. Trong đó, xăng RON 95 sau khi điều chỉnh sẽ có giá là 24.699 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có giá 23.725 đồng/lít.

Thị trường xăng dầu Việt năm 2022
Xử phạt một loạt doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bán với giá cũ

Theo dự báo của Bộ Công Thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới vẫn sẽ biến động bất thường, khó lường trong quý III, dao động 145-155 USD một thùng, tức tăng 73-100% so với cùng kỳ 2021. Sang quý IV, giá thành phẩm xăng dầu thế giới được dự báo hạ nhiệt, về 110-115 USD một thùng, giúp giảm giá bán lẻ trong nước đáng kể, về dưới 24.000 đồng một lít; dầu dao động 19.000 - 20.000 đồng.

Với ngưỡng giá dự báo này, giá bình quân thành phẩm xăng dầu thế giới năm 2022 ở mức 130-140 USD một thùng, tăng 66-90% so với năm 2021. Nhưng nhờ các công cụ điều hành từ giảm thuế môi trường, quỹ bình ổn... bình quân giá bán lẻ trong nước so với 2021 tăng khoảng 35-39% với xăng, 51% với dầu.

Thị trường xăng dầu Việt năm 2022

Dự báo giá xăng dầu cuối năm sẽ về khoảng 24.000 đồng/lít.

Từ đầu năm 2023, thuế bảo vệ môi trường trở lại mức trước đây, tức 4.000 đồng một lít xăng, 3.000 đồng với dầu, ước giá cơ sở bình quân bình quân năm 2023 với xăng E5 RON 92, RON 95-III dao động 25.000-26.000 đồng một lít; dầu diesel khoảng 20.000 đồng . Các mức giá này được tính toán trên cơ sở dự báo giá thành phẩm xăng dầu thế giới bình quân 100-105 USD một thùng, giảm 23-25% so với 2022.

Nguồn cung xăng dầu là yếu tố quan trọng quyết định cung ứng đủ cho nhu cầu trong nước, gián tiếp tác động tới giá bán. Ở nửa đầu năm, có thời điểm nguồn cung trong nước "trục trặc" do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - đơn vị chiếm 35-40% thị phần trong nước - giảm công suất vào cuối tháng 1. Để bổ sung nguồn thiếu hụt từ Nghi Sơn, nhà điều hành phải phân giao tăng nhập khẩu 2,4 triệu m3 xăng dầu trong quý II cho 10 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn và Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng phải chạy tăng công suất lên 103-105%.

Nửa cuối năm, Bộ Công Thương dẫn báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết kế hoạch sản xuất xăng dầu của 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn khoảng 8,3 triệu m3. Trong đó, sản lượng cung cấp của 2 nhà máy này trong quý III là 3,9 triệu m3 (Dung Quất là 1,98 triệu m3, Nghi Sơn khoảng 2,09 triệu m3).

Lượng cung ứng từ hai nhà máy này sẽ tăng lên khoảng 4,4 triệu m3 trong quý cuối năm. Cùng với sản lượng pha chế condensate từ Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Bộ Công Thương tính toán nguồn cung trong nước 6 tháng cuối năm sẽ đáp ứng 70-80% nhu cầu, còn lại 20-30% sẽ phải nhập khẩu.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho biết, hiện thị trường nhập khẩu xăng dầu chính của Việt Nam là các nước ASEAN, Hàn Quốc do được hưởng lợi về thuế suất nhập khẩu ưu đãi 8% theo FTA, 0% với dầu. Xăng dầu được điều hành theo cơ chế thị trường, các dấu hiệu nêu trên cho thấy giá xăng dầu cuối năm về cơ bản sẽ ổn định ở mức 24.000 đồng/lít, song cũng không loại trừ các kịch bản xấu do diễn biến tình hình chính trị thế giới bất ổn.

Kỳ điều chỉnh sắp tới sẽ rơi vào ngày 1/8, có khả năng giá xăng dầu vẫn có xu hướng giảm giá nhẹ do diễn biến giá xăng dầu thế giới cho đến hôm nay chênh lệch so với kỳ trước khoảng 1.400 – 2.000 đồng/lít với xăng RON 95 và 1000 – 1.600 đồng/lít với xăng RON 92. Nếu không trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu, giá xăng dầu sẽ giảm tương ứng.

TS Đinh Trọng Thịnh

Giá xăng sẽ ổn định ở mức nào?

Liệu giá xăng dầu đang bước vào thời kỳ giảm liên tiếp, trở về mức giá trước khi có cuộc khủng hoảng Nga – Ukraina, TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng sản xuất thế giới đang chững lại khiến nhu cầu sử dụng dầu ít đi. Trong khi Nga vẫn khai thác và xuất khẩu dầu sang Ấn Độ, Trung Quốc, Ả rập Xê Út… bình thường. Có nghĩa, nguồn cung dầu thế giới không thiếu mà ổn định. Trung Quốc tăng gấp đôi nhập khẩu dầu từ Nga vì có giá rẻ hơn, nên dù Trung Quốc quay lại sản xuất thì nhu cầu dầu thế giới cũng không ảnh hưởng gì.

Xung đột chính trị thế giới sẽ đến lúc giảm nhiệt, thị trường xăng dầu vì thế cũng sẽ bình ổn theo. Dự báo với đà sản xuất và tiêu dùng hiện nay, giá xăng sẽ ổn định ở mức khoảng 110-115 USD/thùng, tương ứng khoảng 24.000 – 26.000 đồng/lít.

Trong thời gian vừa qua, nhiều ý kiến đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu với lý do giá xăng dầu trong nước đã theo sát giá thế giới. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là một công cụ rất quan trọng và không thể thiếu lúc này. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược và thị trường xăng dầu vẫn do Nhà nước quản lý. Chúng ta cần công cụ để Nhà nước có thể điều phối giá xăng dầu. Và công cụ đó hiện nay chỉ còn có mỗi Quỹ bình ổn giá xăng dầu bên cạnh đó là công cụ định giá (theo quy định 10 ngày chúng ta sẽ định giá một lần).

Hiện mức trích Quỹ bình ổn giá xăng không quá cao, chưa kể khi giá xăng dầu tăng cao, Nhà nước không yêu cầu doanh nghiệp trích lập vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu mà khi đó sẽ xả Quỹ để khống chế giá. Việc này cực kỳ quan trọng, bởi khi giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, việc xả Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ giúp nền kinh tế tránh được những cú sốc về giá cũng như tạo ra sự linh hoạt cho hoạt động quản lý xăng dầu.

Việc xem xét bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ được tính đến khi chúng ta có một thị trường xăng dầu hoạt động theo kinh tế thị trường thực thụ và Nhà nước có các công cụ khác để điều chỉnh hoạt động giá cả của thị trường xăng dầu như các nước phát triển.

Bộ Công Thương đề nghị xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Bộ Công Thương cho rằng xăng là mặt hàng chiếm tỷ trọng khoảng 37% - 40% trong tổng số lượng tiêu thụ các mặt hàng xăng dầu trên cả nước nên không phải là mặt hàng có lượng tiêu dùng nhỏ, chỉ sau dầu diesel. Mặt khác, xăng lại là mặt hàng có số lượng đối tượng bị tác động lớn nhất do hầu hết người dân đều sử dụng xăng để đi lại (dùng cho xe máy và ô tô dùng xăng, đây là các loại phương tiện đang sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam).

Do đó, Bộ Công Thương đề nghị cân nhắc xem xét lại quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biết đối với mặt hàng xăng do xăng là mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất của người dân.

Theo Bộ này, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đang áp dụng đối với các mặt hàng xăng là 7% - 10% là con số tương đối lớn trong cơ cấu giá xăng dầu (chiếm khoảng 2.000-2.500 đồng/lít trong mức giá xăng hiện nay) nên việc điều chỉnh giảm thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có ý nghĩa lớn đối với việc kiềm chế sự tăng cao của giá xăng dầu trong thời gian tới.

Từ những lý do trên, việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết và cần sớm thực hiện rà soát, trình Quốc hội điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và nhu cầu của việc giảm giá xăng dầu để góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ đời sống người dân đang gặp nhiều khó khăn sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Xem thêm video đang được quan tâm:

TP.HCM: Va chạm xe container, 2 vợ chồng đi xe máy tử vong thương tâm trên quốc lộ | SKĐS