Thiên thần nhỏ của tôi review

Hồi trước bác Nguyễn Nhật Ánh có cuốn Còn chút gì để nhớ, rất hay và buồn, nhưng nó khác với nỗi buồn của Mắt Biếc. Thiên thần nhỏ của tôi – thật không ngờ nó mang cùng nỗi buồn với Còn chút gì để nhớ. Một câu chuyện nhẹ nhàng, hài hước, đi sau nó là một nỗi buồn mang mác, đau đáu.

Người đọc dễ dàng tìm được những tiếng cười giữa những cuộc trò chuyện của đôi bạn nhỏ trong khu vườn tràn ngập hoa trái. Nhưng cũng chính khu vườn ấy, người đọc biết được một sự thật đau lòng, về sự bất công mà một thiên thần nhỏ là cô bé Hồng Hoa vô tình được ban tặng. Cái kết bỏ ngỏ như chính cảm xúc vỡ òa của cậu bé Kha khi đón nhận một sự thật bất công này. Từng giọt nước mắt và mỗi bước đi lang thang vô định qua hết con phố này đến con phố khác, lòng cậu bé thẫn thờ như thế nào thì cảm xúc của mình ngẩn ngơ như thế đó. Và khi cậu bé lần đầu tiên không nghĩ đến chuyện về nhà, cũng là lúc mình lần đầu tiên không nghĩ đến chuyện tin tưởng vào hai chữ “công bằng” nữa …

Thiên thần nhỏ của tôi review

Truyện có một cái kết buồn và dang dở làm tớ hơi hụt hẫng như bị mất cắp một thứ gì đó. Phải rồi, thứ cảm xúc mà lần đầu tiên tớ có được quá đỗi bất ngờ và lôi cuốn đến tận phút chót

Cuốn sách đầu tiên mang tớ đến với Trẻ và ngay lập tức trở thành fan bự của bác Nguyễn Nhật Ánh có tên là Thiên thần nhỏ của tôi. Tớ còn nhớ như in ngày hôm ấy, lần đầu tiên tớ một mình đạp xe xuống hiệu sách thành phố năm 13 tuổi, nguyên một cái kệ lớn bày toàn sách Nguyễn Nhật Ánh trước mặt làm tớ choáng ngợp đến hoa cả mắt. Tớ đi đọc hết bìa sau của tất cả các cuốn sách và mê luôn từ những dòng chữ đầu tiên đó. Nhưng số tiền trong túi chỉ đủ mua một cuốn thôi và tớ bỗng trở nên cuống quýt, bối rối lạ thường, nhìn cuốn nào cũng mê hết á, tớ nhắm mắt chọn đại một cuốn và đó là cách mà Thiên thần nhỏ của tôi bước vào thế giới của tớ, khơi nguồn tình yêu to đùng dành cho sách bác Ánh trong tớ.

13 tuổi lần đầu tiên tớ đọc hết một cuốn sách mà không hề bị ngắt quãng. Tớ thấy mình như bị thôi miên bởi mạch cảm xúc quá dào dạt của giọng văn bác Ánh trong Thiên thần nhỏ của tôi. Cuốn sách kể câu chuyện về Kha và Hồng Hoa đôi tri kỉ có một tình cảm đặc biệt dành cho nhau và cho thế giới riêng là khu vườn nhỏ sau nhà Kha. Đặt cạnh cuộc sống đầy đủ, sung túc của Kha là nỗi khó khăn tràn ngập của Hồng Hoa. Phải từ bỏ giấc mơ đến trường khi còn chưa học hết Tiểu học, cô bé còn phải sống nhờ nhà người bác, luôn bị bắt nạt chỉ vì được yêu quý…Mới hơn mười tuổi đầu cô bạn nhỏ của Kha đã làm hết mọi việc nhà để bố mẹ yên tâm đi làm. Cất nỗi buồn vào trong, chưa bao giờ cô bé than thở mà vẫn luôn vui vẻ, vẫn hồn nhiên , trong sáng. Còn với Kha, cậu bé con nhà giàu nhưng lại rất giản dị với những thú vui đậm chất thôn quê chẳng hề giống với người anh trai của mình. Gia tài của Kha là hộp dế, con sáo, tủ cá cảnh và sách.

Khi dọn về ngôi nhà mới, Kha có một cô bạn nghèo sống trong ngõ hẻm gần đó. Khu vườn và ngôi biệt thự mà cha mẹ Kha được cấp không ngờ là nơi quen thuộc của Hồng Hoa, cứ như cô ấy đã gắn bó với nó từ lâu rồi. Vì thế, dù bị chủ nhà mới ngăn cấm, cô vẫn lén lút tìm vào khu vườn, để rồi gặp phải tai nạn. Và…

Tóm tắt truyện “Thiên Thần Nhỏ Của Tôi” của bạn Huỳnh Thị Lan

Thiên thần nhỏ của tôi – một câu chuyện đượm buồn kể về những ngày đầu tình cờ quen nhau của đôi bạn Kha – Hồng Hoa khi Kha cùng bố mẹ và anh trai – Khánh chuyển đến nơi ở mới, đó là ngôi nhà do thủ trưởng của bố Kha nhường lại.

Nhân vật chính của truyện là Kha – một cậu bé 14 tuổi, thích đọc sách, nuôi dế, cậu còn có một bể cá vàng và một con sáo (sau này, khi chuyển đến nhà mới Kha đem con sáo ra sau vườn treo lên cây khế để tránh nó học những lời nói bậy). Và Hồng Hoa – một cô bé hồn nhiên, đáng yêu với lúm đồng tiền trên gương mặt.

Điều làm Kha thích thú nhất chính là khu vườn phía sau nhà. Đó là một khu vườn “không rộng lắm nhưng khá dài”, trồng nhiều cây ăn trái như mít, ổi, mận, khế…Đây cũng chính là nơi mà cậu bé và Hồng Hoa gặp nhau và có những ngày tháng gắn bó với nhau. Những ngày đầu mới chuyển đến, Kha hay đem sách ra vườn để đọc, khi thì nằm trên bãi cỏ, lúc lại trèo lên cây ổi, cây mận, dần dần khu vườn trở nên gần gũi và gắn bó với cậu bé.

Một hôm, Kha tình cờ bắt gặp một cô bé lạ đang thơ thẩn dạo chơi trong khu vườn nhà mình, cô bé chui vào vườn qua một cái lỗ hỏng trên hàng rào phía sau vườn. Sự việc này sau đó anh Khánh và bố mẹ Kha biết được, và dĩ nhiên cô bé bị nghi là “tên trộm”, Kha cố bênh vực cô bé nhưng cuối cùng cũng không thể thay đổi được suy nghĩ của mọi người. Vài ngày sau cô bé lại xuất hiện khi Kha đang vắt vẻo đọc sách trên cây ổi. Quan sát cô bé hồi lâu, Kha quyết định “xuất đâu lộ diện”. Sau một hồi nói chuyện Kha biết được tên cô bé là Hồng Hoa.

Những lần sau đó, Hồng Hoa thường xuyên qua vườn nhà Kha chơi hơn (trừ những hôm cậu bé đi học thêm), Kha và cô bé ngày càng gắn bó và thân thiết nhau, cả hai cùng nhau đọc sách, trèo lên cây mận, bỏ hoa khế xuống giếng, nói chuyện với chim sáo…

Có lần, Hồng Hoa chia sẻ nhà bạn của cô bé cũng có một khu vườn giống như khu vườn của Kha, ngôi nhà cũng giống nhà Kha, căn phòng có cửa sổ mở ra vườn, cửa sổ có nan hoa bằng sắt, số bậc của cầu thang cũng bằng nhau. Điều này làm Kha tỏ ra không vui, nhưng cậu bé đâu có ngờ rằng đằng sau là những tâm sự giấu kín của cô bé. Và cũng qua những lần trò chuyện này Kha biết được gia cảnh của Hồng Hoa. Bố Hồng Hoa là giáo viên, vì không có hộ khẩu nên người ta không cho đi dạy, Hồng Hoa cũng vì vậy mà nghỉ học sớm phụ mẹ bán cháo lòng ở ngoài chợ. Có một lần, Hồng Hoa qua chơi, thấy trên gương mặt cô bé có vết bầm, hỏi ra mới biết là do Quý – anh họ của cô bé đánh vì không cho mượn sách. Quý là con trai của bác Hồng Hoa, gia đình Hồng Hoa đang ở nhờ nhà bác, vì vậy luôn bị Quý bắt nạt, “ảnh bảo em là đồ… không nhà cửa, sống bám gia đình ảnh.”

Ít lâu sau đó, bố Kha cho hay khoảng 10 ngày nữa sẽ phá khu vườn để xây nhà thực hiện kế hoạch làm ăn lớn. Biết được tin này Kha và Hồng Hoa rầu rĩ vô cùng: “Suốt buổi chiều, tôi và Hồng Hoa không chạy nhảy nô đùa như mọi ngày. Những cuốn sách nằm buồn thiu trên bãi cỏ và trên cây khế sắp bị đốn kia, con sáo đứng lẻ loi và lặng thầm trong bóng hoàng hôn.”

Từ lúc đó, Hồng Hoa ngày nào cũng qua khu vườn, kể cả những ngày Kha đi học vì cô bé muốn lưu giữ lại tất cả những ký ức thân thương về khu vườn của một thời tuổi thơ. Những ngày buồn bã đó thường kết thúc bằng cảnh Kha và Hồng Hoa ngồi im lặng bên nhau trên thành giếng ướt rêu. “Chúng tôi cứ ngồi bất động như thế, mỗi đứa đều mải mê theo đuổi những ý nghĩ buồn tẻ và lan man trong đầu, không hay chung quanh sương đã xuống dày trên tóc. Thỉnh thoảng một chiếc lá vàng hay một bông khế rơi xuống đậu hững hờ trên thành giếng và Hồng Hoa bâng khuâng nhặt nhặt lên thả vào lòng giếng để xem chúng dập dềnh trên mặt nước bằng một vẻ mặt ngất ngây, tiếc nuối.”

Cho đến một hôm, vào cái ngày Kha có ý định trốn học về sớm để chơi với Hồng Hoa thì cô bé phải nhập viện vì bị con chó Bec-giê cắn khi đang dạo chơi trong vườn. Kha hốt hoảng vào bệnh viện, tại đây cậu bé gặp Quý và vô tình biết được toàn bộ sự thật về sự gắn bó giữa Hồng Hoa với khu vườn của cậu, rằng ngôi nhà mà cậu đang sống chính là ngôi là của Hồng Hoa trước kia. Ông ngoại của Hồng Hoa làm nghề buôn bán đồ gỗ, vì bị đánh tư sản nên nhà nước thu hết nhà cửa, tài sản, gia đình Hồng Hoa sau đó đi kinh tế mới nhưng không sống nổi và phải về ở nhờ nhà bác.

Sự thật này làm cho bao nhiêu cảm xúc trong lòng cậu bé chợt vỡ òa, cậu bé chạy đi, lang thang qua hết con đường này đến con đường khác, vừa đi cậu vừa khóc, phải chăng đó là những giọt nước mắt khóc thương cho số phận bất hạnh của cô bé, cho những tâm sự u uẩn mà Hồng Hoa cố tình che giấu, cho nỗi khát khao bé nhỏ của cô bé là được quay về bên khu vườn tuổi thơ để rồi say sưa đắm mình trong những kỷ niệm.

Cậu bé cứ bước đi trong miên man những suy nghĩ về khu vườn và về một thiên thần bé nhỏ tội nghiệp…!

Thông tin Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955) là một nhà văn người Việt. Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.

Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông.

Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ tên Thành phố tháng tư (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1984, in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non, 1984). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.

Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối của ông được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải Nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội Nhà Văn Việt Nam trao giải thưởng. Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam.

Năm 2004, Nhật Ánh ký hợp đồng với Nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 4 phần mang tên Chuyện xứ Lang Biang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên ông viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Vì vậy, để chuẩn bị cho tác phẩm này, ông đã phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách báo liên quan như Phù thủy và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủ.

Sau Chuyện xứ Lang Biang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút ký của một chú cún có tên Tôi là Bêtô.

Năm 2008, ông cho ra đời tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, được báo Người lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008.

Năm 2012, Nhật Ánh cho ra mắt truyện dài Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ. Các tác phẩm ra đời gần đây nhất là Ngồi khóc trên cây (tháng 6 năm 2013), Chúc một ngày tốt lành (tháng 3 năm 2014), Bảy bước tới mùa hè (tháng 3 năm 2015), Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (28 tháng 2 năm 2016), Cây chuối non đi giày xanh (7 tháng 1 năm 2018) và Làm bạn với bầu trời (tháng 9 năm 2019).

II. Review sách Thiên Thần Nhỏ Của Tôi

Thiên thần nhỏ của tôi review

Dưới đây là tổng hợp Review sách Thiên Thần Nhỏ Của Tôi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách và không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. REGIA review sách Thiên Thần Nhỏ Của Tôi

Nhẹ nhàng nhưng ám ảnh!

Cũng như bao câu chuyện khác mà bác Ánh chắp bút nên, “Thiên thần nhỏ của tôi” là một câu chuyện ngắn mà “có võ”, quả thật đã chạm tới lòng người!

Trong cuốn sách này, câu chuyện mà bác Ánh muốn truyền tải dường như u ám hơn nhưng vẫn đan xen sự tươi đẹp của cuộc sống thường nhật. Một câu chuyện quá ngắn ngủi dường như không có cốt truyện rõ ràng mà chủ yếu là những mẩu chuyện nhỏ chắp ghép lại. Một câu chuyện xoáy xâu vào lòng trắc ẩn trong mỗi chúng ta nhiều hơn là sự kịch tích thường thấy. Một câu chuyện khác lạ về nỗi khổ của người.. giàu, về sự hồn nhiên của tuổi trẻ vượt xa mọi định kiến giai cấp xã hội.

Có lẽ chủ đề này cũng không phải hiếm. Nhưng để đưa một chủ đề hơi u ám như vậy vào trong một câu chuyện thiếu nhi thì đâu phải dễ! Cuốn sách này được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng nhưng đượm buồn và hơi màu sắc tuổi trẻ, như nhiều cuốn sách khác của bác Ánh. Ở cuốn sách này, các cung bậc cảm xúc đều có đủ cả! Khi đọc không thực sự cảm thấy quá nặng nề nhưng lại có một cảm giác buồn man mác, trái lại có những lúc gặp sự hồn nhiên của các nhân vật chính lại thấy rất vui!

Những nhân vật tuy không thực sự được khai thác sâu về nội tâm nhưng lại là những biểu tượng cho xã hội éo le thời bấy giờ, cho hoàn cảnh “không đỡ được” của những người có vị thế so với những người “thấp kém”. Có những nhân vật mang trong tâm trí một định kiến sâu sắc và rõ rệt về giai cấp, luôn tự hào về thứ hạng của mình trong xã hội. Có những nhân vật lại thấu hiểu hơn, không đánh giá gì những người có địa vị thấp hơn. Còn những nhân vật hoàn toàn không quan tâm, bước ra khỏi cái vòng định kiến ấy. Một dàn nhân vật tuy không được xoáy sâu nhưng lại là hiện thân của những tư tưởng vô cùng đối lập trong xã hội.

Nếu có điểm nào mình không thích ở câu chuyện này thì rằng nó quá ngắn ngủi và chưa thỏa đáng. Kết truyện để lại cho mình một nỗi day dứt không phai mờ, mặc dù cuốn truyện không có quá nhiều nội dung. Thông điệp của cuốn sách này đã quá rõ ràng, chính vì vậy nội dung truyện có lẽ cũng không cần dài hơn nữa. Tuy nhiên, mình thực sự sẽ rất vui nếu cuốn sách chỉ cần dài thêm một chút để cảm giác đọc của mình trọn vẹn hơn!

So với các cuốn sách khác của Nguyễn Nhật Ánh, “Thiên thần nhỏ của tôi” có lẽ chưa phải một trong những cuốn hay nhất. Thế nhưng cũng không thể phủ định cuốn sách ngắn này đã để lại nhiều bài học sâu sắc về xã hội.

2. QUANG QUẤN QUÍT review sách Thiên Thần Nhỏ Của Tôi

Thiên thần nhỏ của tôi: Xã hội bất công thì thiên thần cũng trở nên lạc lõng

Hồi trước bác Ánh có cuốn Còn chút gì để nhớ, rất hay và buồn, nhưng nó khác với nỗi buồn của Mắt Biếc. Thiên thần nhỏ của tôi – thật không ngờ nó mang cùng nỗi buồn với Còn chút gì để nhớ. Một câu chuyện nhẹ nhàng, hài hước, đi sau nó là một nỗi buồn mang mác, đau đáu.

Người đọc dễ dàng tìm được những tiếng cười giữa những cuộc trò chuyện của đôi bạn nhỏ trong khu vườn tràn ngập hoa trái. Nhưng cũng chính khu vườn ấy, người đọc biết được một sự thật đau lòng, về sự bất công mà một thiên thần nhỏ là cô bé Hồng Hoa vô tình được ban tặng. Cái kết bỏ ngỏ như chính cảm xúc vỡ òa của cậu bé Kha khi đón nhận một sự thật bất công này. Từng giọt nước mắt và mỗi bước đi lang thang vô định qua hết con phố này đến con phố khác, lòng cậu bé thẫn thờ như thế nào thì cảm xúc của mình ngẩn ngơ như thế đó. Và khi cậu bé lần đầu tiên không nghĩ đến chuyện về nhà, cũng là lúc mình lần đầu tiên không nghĩ đến chuyện tin tưởng vào hai chữ “công bằng” nữa …

3. MARK NGÔ review sách Thiên Thần Nhỏ Của Tôi

Lại thêm một câu chuyện mà khi đọc xong mình thấy cảm xúc dâng trào sau “Mắc biếc” và “Còn chút gì để nhớ”. Thiệt ra bác Ánh nên viết cái thể loại số phận nghiệt ngã, yêu thương quằn quại này nhiều hơn là viết về chuyện đời thường của chó, mèo hay chim hay con gì gì đó… hay là chuyện bác ăn mì Quảng, coi đá banh… Bằng chứng là 2 trong 3 cuốn này đều được best-seller (thiệt sự “Còn chút gì để nhớ” cũng hay không kém nhưng chắc background truyện liên quan tới chính trị nhiều quá).

Cuốn “Thiên thần nhỏ của tôi” này thì không buồn đau buồn đau đớn như hai cuốn còn lại, nhẹ nhàng, trong sáng và ấm áp hơn nhiều và cốt truyện không có gì bất hợp lí (ngắn hơn nữa, chắc cỡ 1 nửa 2 cuốn kia, vậy mà lại được làm kịch, chắc biên kịch cũng lười chọn vở ngắn mà hay làm thôi). Có lẽ là nên làm rõ hơn vai trò của Khánh một chút thì truyện sẽ dài hơn và nghiệt ngã hơn (personal opinion only). Nói chung tưởng “Còn chút gì để nhớ” là cuốn cuối thể loại bi đác của bác rồi, ai dè được thêm cuốn này. Năm sau tiếp túc làm thêm cuốn yêu thương quằn quại nữa bác nhé, chứ cháu không muốn đọc về việc con chó nó ngậm giỏ hoa hồng như thế nào đâu ạ :3. Thiệt sự cuốn này cũng không hấp dẫn bằng 2 cuốn kia nhưng nói chung châm chướt thì 5 sao cũng đáng!

4. HỒNG LUÂN review sách Thiên Thần Nhỏ Của Tôi

Nguyễn Nhật Ánh không còn là cái tên xa lạ với bạn đọc Việt Nam, những cuốn sách của bác luôn nhẹ nhàng mà để lại nhiều dư âm cho người đọc, mỗi cuốn sách của bác đều là những câu chuyện mang người đọc về thế giới tuổi thơ của riêng mình và Thiên thần nhỏ của tôi cũng không ngoại lệ.

Thiên thần nhỏ của tôi là câu chuyện xoay quanh khu vườn của nhà Kha với hai nhân vật chính là hai đứa trẻ Kha và Hồng Hoa. Ngôi nhà Kha mới chuyển đến trước đây vốn là nhà của Hồng Hoa vì vậy khu vườn với cô bé mang nhiều tình cảm đặc biệt, rồi cũng vì vậy mà thường xuyên lén lút đến đây, để rồi gặp được Kha và những rung động đầu đời của hai đứa trẻ lại chớm nở.

Truyện của bác Ánh luôn nhẹ nhàng, hấp dẫn người đọc với một lối văn rất riêng. Phải tự mình đọc sách bác Ánh, tự mình cảm nhận mới thấy được cái hay trong từng câu chữ, mới thấy giọng văn nhẹ nhàng mà lại man mác buồn, mới thấy cốt truyện vốn viết cho trẻ con nhưng người lớn đọc vẫn không thể dứt ra được.

Giọng văn không hề cầu kỳ, cách kể chuyện không hề khoa trương, người đọc cảm nhận được cái thật, cái giản đơn khó thấy trong văn của bất cứ ai khác. Kha và Hồng Hoa, hai đứa trẻ với những rung động khiến người lớn chẳng thể rời mắt.

Sách bác Ánh cuốn nào cũng khá mỏng, chỉ đọc trong một buổi tối là xong nhưng dư âm của nó để lại cho người đọc rất lâu về sau vẫn không thể quên được. Một cuốn sách nhẹ nhàng, không thể bỏ qua của bác Ánh.

Thiên thần nhỏ của tôi review

5. ĐỖ ANH NGỌC review sách Thiên Thần Nhỏ Của Tôi

Nhắc đến bác Ánh chắc ta không phải giới thiệu quá nhiều phải không? Vẫn là giọng văn ấy, vẫn tình tiết ấy, gợi lại cho ta chút buồn, chút vui. Ngôn từ lúc nào cũng giản dị, phù hợp với mọi lứa tuổi. Nếu cuộc sống nặng trĩu đến đâu, đọc truyện của bác Ánh thì nhẹ nhàng phải biết!!

Mỗi câu chuyện là một số phận. Người giàu hay người nghèo đều có cái khổ riêng của nó, phải từng trải mới có thể cảm nhận sâu sắc được.

Mình rất thích những câu chuyện mà gợi nhiều cảm xúc buồn như thế này, dường như đang sống trong dòng cảm xúc ấy, đang trải lòng lắng nghe vậy! Nó như mảnh ghép nên từng cuộc sống của con người vậy.

“Thiên thần nhỏ của tôi” Câu chuyện không quá trẻ con, hơn nữa nó còn mang nội tâm của nhân vật rất sinh động. Mê mẩn giọng văn của bác Ánh từ lúc nào không hay. Nhân vật Kha và Khang mỗi người một tính cách và có những trò chơi riêng của mình :p Vừa trẻ con lại vừa người lớn.

Mở đầu câu chuyện luôn là những mảnh hiện thực vừa hài hước dí dỏm. Mỗi câu chuyện đều là cái kết bất ngờ. Thì ra khu vườn mà Kha đang mê mẩn, thích thú và gắn bó kia vốn trước là khu vườn nhà của Hồng Hoa. Đáng thương thay khi rơi vào một thảm cảnh, cả gia đình phải sống nhờ nhà bác. Cuộc sống của con người vốn đã không biết trước được điều gì, đau đớn hơn khi đang ở hiện tại mà vẫn nghĩ đến những quá khứ ngày xưa. Một vật gắn bó với mình từ rất lâu mà bây giờ mình từ bỏ và gặp lại nó thì quả thật là đáng buồn!!

ĐẦY CẢM XÚC CHÂN THẬT.

6. CƯƠNG HOÀNG review sách Thiên Thần Nhỏ Của Tôi

“Thiên thần nhỏ của tôi”: Xã hội bất công thì thiên thần cũng trở nên lạc lõng .

☘️Một câu chuyện nhẹ nhàng, hài hước, đi sau nó là một nỗi buồn mang mác, đau đáu và một chút chính trị. Nơi mà khu vườn nhỏ giống như một thiên đường nhỏ bé. Ở đó, tuổi thơ của Kha và Hồng Hoa đã tình cờ gặp nhau và sự hồn nhiên, tấm lòng trong sáng cùng mối đồng cảm thiên nhiên càng thêm quyến luyến.

☘️Dù cố khách quan nhưng đâu đó vẫn thấy ngòi bút buồn buồn của bác Ánh khi nhắc về việc Nhà nước đánh tư sản nhầm; rồi việc lãnh đạo các cơ quan được ưu tiên đổi nhà lớn, sử dụng xe, tài xế và bảo vệ của cơ quan vào việc nhà của mình.

☘️Rồi tai nạn bất ngờ kéo đến, HH bị chó cắn rất nặng trong khu vườn nhỏ đó. Giờ Kha mới biết đây trước là khu vườn của chính HH , nơi bị chiếm đoạt mà vẫn âm thầm quay về mà không nhắc đến một lời. Nỗi khát khao nhỏ nhoi chỉ là đặt đôi chân trần trên cỏ, âu yếm vuốt ve một thân cây hay thẫn thờ nhặt bông hoa khẽ rụng

☘️…Và em có bao giờ biết, đối với tôi, em luôn luôn hồn hậu và đáng yêu như một thiên thần, dẫu là một thiên thần vừa gãy cánh trong chính vườn địa đàng tuổi thơ của em

Ngày hôm đó, lần đầu tiên tôi không nghĩ đến chuyện về nhà…

7. THIÊN THANH review sách Thiên Thần Nhỏ Của Tôi

Thiên thần nhỏ của tôi (Nguyễn Nhật Ánh) kể về câu chuyện gặp gỡ tình cờ, hạnh phúc nhưng ngắn ngủi giữa những cô cậu học trò.

Chuyện kể về Kha và cô bạn đặc biệt Hồng Hoa của cậu. Kha 14 tuổi, cùng bố mẹ và anh trai chuyển nhà đến một nơi ở mới. Điều Kha thích nhất ở ngôi nhà mới này là khu vườn phía sau nhà, nơi trồng đầy những câu ăn quả, nào mít, nào ổi, nào khế, nào mận. Kha thường ra vườn chơi, cậu còn đem theo sách trèo lên cây hay nằm dài trên bãi cỏ mà đọc. Cậu còn đem con sáo ra sau vườn treo lên cây khế.

Cũng chính tại khu vườn này mà Kha đã gặp gỡ và kết thân với Hồng Hoa. Ban đầu Kha và gia đình còn nghĩ Hồng Hoa là kẻ trộm vì vô tình phát hiện cô bé lén chui vào vườn qua một lỗ hổng ở hàng rào. Sau vài lần gặp gỡ và trò chuyện, Kha và Hồng Hoa đã trở nên gắn bó thân thiết. Cô bé thường sang khu vườn chơi với Kha, Kha còn cho Hồng Hoa mượn sách. Không được bao lâu Kha nghe tin khu vườn mà bất lâu cậu yêu quý sẽ bị dỡ bỏ để bố làm ăn lớn. Kha rất buồn và cả Hồng Hoa cũng vậy.

Nhiều khi Hồng Hoa mới là người buồn hơn. Những ngày sau đó cô bé thường đến khu vườn chơi kể cả những buổi Kha đi học thêm. Có lẽ nhiều người sẽ tự hỏi rằng vì sao Hồng Hoa lại yêu quý khu vườn nhà Kha đến vậy? Câu trả lời mà Nguyễn Nhật Ánh đưa ra có sẽ làm nhiều người bất ngờ. Cảm xúc của tất cả như vỡ òa khi biết rằng hóa ra ngôi nhà mà Kha đang sống chính là ngôi nhà của gia đình Hồng Hoa trước kia. Hoàn cảnh trớ trêu đã khiến gia đình Hồng Hoa phải chuyển đến nhà bác.

Một câu chuyện đơn giản, gần gũi với nhiều tình tiết thú vị và kết thúc bất ngờ để lại những nỗi niềm riêng trong lòng từng độc giả.

8. THI review sách Thiên Thần Nhỏ Của Tôi

Mình thấy cuốn “Thiên thần nhỏ của tôi” này của bác Ánh không nổi mấy so với những quyển khác, nhưng mình lại rất thích. Truyện cũng khá ngắn nên tập trung đọc một buổi là hết thôi. Câu chuyện đơn giản kể về một cậu bé cùng gia đình chuyển sang nhà mới sinh sống. Ngôi nhà này có một khu vườn nhỏ xinh xinh, và do là ngày nhỏ từng sống ở quê, tiếp xúc với thiên nhiên, cây cối nhiều nên cậu bé vô cùng yêu thích khu vườn. Cậu thường xuyên ra vườn chơi hoặc đọc sách. Một ngày nọ, cậu gặp cô bé Hồng Hoa lén lút chui vào vườn và tình bạn của hai người đã chớm nở từ đó. Cũng như hầu hết các tác phẩm khác của bác Ánh, những cuộc hội thoại giữa các nhân vật luôn mang màu sắc vui vẻ, dễ thương và hết sức tự nhiên. Nhịp điệu câu chuyện vừa phải, những bí mật về Hồng Hoa được bóc ra từ từ đủ làm độc giả tò mò và lôi cuốn họ đến cuối. Những đoạn miêu tả khu vườn rất mượn mà. Nếu bạn nào từng ở quê, hoặc nhà có vườn cây thì mình nghĩ khi đọc sẽ hoàn toàn đồng cảm.

Lần đầu mình đọc “Thiên thần nhỏ của tôi” là hồi cấp hai, còn nhỏ nên chỉ đơn thuần là thương Hồng Hoa, Kha và khu vườn nhỏ của hai đứa. Gần đây mình đọc lại và nhận ra là bác Ánh còn đá đến những vấn đề xã hội, vấn đề của người lớn thông qua lăng kính trẻ em nữa, ví dụ như việc cấp trên – cấp dưới, lòng tham của con người (hay người lớn), sự đánh đổi thiên nhiên để xây dựng những thứ mang lại lợi ích vật chất cho con người…

III. Trích dẫn sách Thiên Thần Nhỏ Của Tôi

Thiên thần nhỏ của tôi review

Chương 01 – Thiên Thần Nhỏ Của Tôi

–––––

Thế là một lần nữa gia đình tôi lại dọn nhà.

Đây là lần dọn nhà thứ ba trong vòng bốn năm qua.

Thông thường, sự thay đổi chỗ ở liên tục bao giờ cũng kéo theo những phiền phức. Nó làm cho cuộc sống luôn bị xáo trộn và việc ổn định nề nếp sinh hoạt gập rất nhiều khó khăn. Vì vậy, người ta thường bắt gập trên gương mặt đẫm mồ hôi và bụi bặm của những người dọn nhà vô số những nét nhăn nhó, mệt mỏi khiến người nào người nấy trông cứ khó đăm đăm.

Nhưng đó là xét theo lẽ thường. Ngoài lẽ thường ra, cuộc đời còn nhiều lẽ khác nữa. Gia đình tôi thuộc về trường hợp sau. Những ngày dọn nhà đối với chúng tôi là những ngày lễ hội thực sự. Mặt người nào người nấy tươi hơn hớn.

Ba mẹ tôi lúc nào cũng xoắn xuýt bên nhau y như hồi mới cưới và luôn miệng bàn bạc và nhắc nhở nhau về những việc cần để mắt trong khi vận chuyển đồ đạc đến chỗ ở mới. Trong những ngày đó, hai người nói chuyện với nhau bằng một giọng dịu dàng hiếm có, với ánh mắt lúc nào cũng long lanh, và thú thật tôi rất sung sướng khi được nhìn thấy ba mẹ tôi với hình ảnh như vậy.

Còn tôi và anh Khánh tôi thì khỏi nói. Chúng tôi lăng xăng sắp xếp đồ đạc, miệng không ngớt ca hát, hò hét và gây gổ trong khi giành giựt nhau từng món đồ chơi nhỏ.

Thật ra, sở thích và trò chơi của hai anh em tôi rất khác nhau. Anh Khánh tôi mê những trò chơi máy móc tối tân. Anh có riêng một ngăn tủ kiếng chứa những toa tàu lửa chạy pin, những chiếc xe tăng vừa chạy vừa quay nòng đại liên cùng những thứ đồ chơi hiếm hoi tương tự, cái thì do ba tôi, cái thì do những người cùng cơ quan với ba tôi đi công tác nước ngoài mua về làm quà.

So với anh Khánh, sở thích của tôi “quê mùa” hơn nhiều. Gia tài của tôi ngoài bể cá vàng, mấy hộp để đá, còn có một con sáo đang thời kỳ học nói. Trong những ngày chuẩn bị dọn nhà, con sáo của tôi đã bập bẹ được mấy tiếng “có khách, có khách” và “ba về, ba về” và thế là suốt ngày nó cứ nhảy nhót trong lồng và luôn miệng lặp đi lặp lại các từ đó, nghe đến điếc tai.

Mỗi lần thấy tôi lúi húi bên bể cá hoặc loay hoay với mấy con dế, anh Khánh thường bĩu môi chê tôi là “thằng nhà quê” khiến tôi tức điên lên, mặc dù suy cho cùng tôi không thể chối cãi rằng những sở thích của tôi bắt nguồn từ những tháng năm dài tôi sống với bà ngoại tôi ở dưới quê, trước khi về thành phố ở hẳn với ba mẹ tôi.

Trong tài sản của tôi, anh Khánh chỉ “chấm” mỗi con sáo. Anh thường gạ tôi đổi cho anh nhưng dù những lời đường mật của anh có ngọt ngào đến đâu và những món đồ chơi anh đem ra đổi có hấp dẫn đến bao nhiêu, tôi vẫn một mực lắc đầu. Rốt cuộc anh đành phải chấp nhận giải pháp “chơi chung”. Cái lồng sáo được treo ngay tại phòng học của hai anh em. Sau này, khi dọn về nhà mới, giải pháp “chơi chung” này bất ngờ bị đổ vỡ. Điều đó xảy ra vào một hôm, khi vừa thấy tôi đi học về, con sáo thân yêu của tôi đã vui vẻ chào tôi bằng cách rống lên tiếng “đ m” mất dạy khiến tôi hốt hoảng kinh và suýt chút nữa ngã lăn đùng ngay giữa nhà. Sau khi trấn tĩnh, tôi bắt đầu hiểu ra mọi chuyện và đoán được con sáo hiền lành của tôi đã bắt chước ngôn ngữ của ai. Vì vậy, ngay lập tức tôi tháo chiếc lồng xuống và đi một mạch ra sau vườn. Tôi trèo lên cây khế cạnh giếng nước, mắc chiếc lồng vào giữa chạc ba, cách mặt đất khoảng ba mét. Con sáo của tôi không tỏ vẻ gì phản đối việc tôi đưa nó ra đây, thậm chí nó còn nhảy nhót một cách sung sướng vì được nhìn thấy bầu trời, hoa lá, cỏ cây quen thuộc. Rồi có lẽ do không ngăn được niềm hứng khởi đang dâng lên trong lòng nên thấy tôi tụt xuống đất, sắp sửa đi vô nhà, con sáo của tôi vội vàng lên tiếng cảm ơn tôi bằng cái từ khủng khiếp kia khiến tôi phải đưa hai tay bịt tai lại.

Từ đó, con sáo sống luôn trên cây khế ngoài vườn. Còn tôi thì tìm cách “cải tạo” nó một cách vô vọng, chỉ mong rằng với thời gian, nó sẽ quên dần cái từ ngữ tai hại kia đi.

Nhưng đó là chuyện sau này. Còn vào hôm dọn nhà, con sáo của tôi vẫn còn trong sáng, miệng nói lui nói tới chỉ có hai từ “có khách, có khách” và “ba về, ba về”.

Vì niềm say mê của hai anh em tôi khác nhau như vậy nên trong quá trình thu xếp đồ chơi chuẩn bị đem theo, giữa chúng tôi đã không xảy ra một vụ đụng độ đáng kể nào. Anh Khánh lo chất các loại tàu xe vào hộp các-tông, tôi thì bận bịu với chiếc lồng chim, bể cá và các hộp diêm nhốt dế.

Chỉ đến khi mẹ tôi lôi ra từ dưới gầm giường gầm tủ và các ngóc ngách tối tăm khác những con gấu bông cũ xì, đồ gọt bút chì, chiếc ống kính vạn hoa đầy bụi thì hai anh em tôi mới nhảy xổ vào giành giựt nhau những thứ đã vứt đi ấy. Chúng tôi vừa giằng co nhau vừa tru tréo vang nhà khiến ba tôi bực mình giằng lấy mọi thứ và vứt hết vào thùng rác trước cặp mắt chẳng lấy gì làm tiếc rẻ của hai anh em tôi.

Trong khi chờ xe của cơ quan ba tôi đến chở đồ đạc đi, tôi và anh Khánh rủ nhau chơi trò rượt bắt quanh những chiếc tủ và những chiếc bàn đã được kéo ra giữa nhà. Rượt bắt chán, hai anh em tôi lại thi nhau nhảy qua những bao tải, những va-li, những hòm gỗ đủ cỡ được buộc chặt đang nằm ngổn ngang trên nền gạch.

Lợi dụng sự dễ dãi trời cho đó, anh em tôi càng hăng hái nhảy nhót tợn. Đó cũng là cách biểu lộ niềm vui của hai đứa tôi.

Qua hai lần đổi nhà trước đây, tôi hiểu rằng ngôi nhà chúng tôi sắp dọn đến chắc chắn lớn hơn và đẹp hơn ngôi nhà chúng tôi đang ở, mặc dù ba mẹ tôi không hề nói ra điều đó. Bao giờ ngôi nhà chúng tôi sắp đến cũng khang trang hơn ngôi nhà chúng tôi sắp rời bỏ. Nếu không vậy, ba mẹ tôi chẳng chạy vậy ngược xuôi lo đổi nhà làm gì, dù rằng dưới mắt tôi, ngôi nhà cũ cũng đã quá rộng và quá đầy đủ tiện nghi đối với một gia đình vỏn vẹn có bốn người như chúng tôi. Tuy vậy, như bất cứ một đứa trẻ mười bốn tuổi khác, tôi luôn luôn cảm thấy thích thú khi sắp sửa “chinh phục” một chỗ ở mới và lòng lúc nào cùng nôn nao mong ngày đó chóng đến.

Cũng nhờ kinh nghiệm của hai lần đổi nhà trước mà tôi có thể đoán chắc rằng ngôi nhà chúng tôi sắp đến ở chính là ngôi nhà mà bác Tám, thủ trưởng cơ quan của ba tôi, đã từng ở. Tôi vốn không hề chú ý gì đến công việc của người lớn nhưng có những công việc của người lớn cứ xảy ra ngay trước mắt bọn trẻ con, lặp đi lặp lại, thậm chí theo một trật tự ổn định và quen thuộc đến mức dẫu nhắm tịt mắt lại, tôi vẫn biết được mọi việc đang diễn ra chung quanh.

Chẳng hạn tôi biết chắc rằng sở dĩ bác Tám vui lòng từ giã ngôi nhà đẹp đẽ mà chúng tôi chuẩn bị dọn đến chính bởi bác vừa xin được một ngôi nhà khác đẹp đẽ hơn rất nhiều lần và rất có thể đó là một tòa biệt thự nguy nga xứng đáng với cương vị lãnh đạo của bác.

Và tôi cũng biết rằng trong khi chúng tôi dọn đến ngôi nhà cũ của bác Tám thì chú Tư, người phó thứ hai trong cơ quan sau ba tôi, sẽ vội vã dọn đến chỗ ở cũ của chúng tôi để nhường lại căn nhà cũ của mình cho nhân vật xếp kế sau chú.

Sự kế thừa trong lãnh vực nhà cửa sẽ tiếp tục diễn ra theo trình tự từ cao đến thấp như vậy, rốt cuộc người nào cũng thừa hưởng được một chỗ ở mới tốt hơn và điều tự nhiên là ai nấy đều tỏ ra hân hoan phấn khởi. Và khi niềm phấn khởi xẹp dần theo ngày tháng, bởi bản tính con người là không bao giờ bằng lòng với cái đã có, thì nhiều người, trong đó có ba tôi, lại mong cho vị lãnh đạo cao nhất trong cơ quan kiếm được một chỗ ở tốt hơn để sự hoán chuyển ba bốn bên cùng có lợi xảy ra thêm một lần nữa.

Tuy nhiên, cái chiến dịch dọn nhà vui vẻ này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến các tầng lớp dưới. Chưa có một người nào trong số các nhân viên ở cơ quan ba tôi được hưởng ân huệ của quá trình “đôn lên” này. Họa may chỉ có một vài người thân cận với các thủ trưởng. Đa số còn lại đều nằm ngoài quá trình vận động tinh tế này.

Như cô Hương nhân viên đánh máy trong cơ quan ba tôi chẳng hạn. Hai vợ chồng và hai đứa con cả bốn, năm năm nay sống chen chúc trong một căn hộ nhếch nhác chừng chín mét vuông, thiếu cả ô-xy để thở, vậy mà sau hàng tá đơn gởi đến hội đồng phân phối nhà của cơ quan, gia đình cô vẫn chưa thoát ra được khỏi ổ chuột của mình.

Trong khi ba tôi và những người giống như ba tôi đổi hết ngôi nhà xinh xắn này đến ngôi nhà đẹp đẽ khác thì mỗi ngày sau giờ làm việc cô vẫn phải mệt mỏi dắt hai đứa con về căn hộ chật chội của mình, nơi có một ông chồng đêm nào cũng bỏ đi uống rượu vì không chịu nổi sự tù túng của căn nhà.

Dĩ nhiên, tất cả những điều tôi kể ra trên đây đối với tôi dù sao cũng là chuyện của người lớn. Nhân những lần vào chơi trong cơ quan của ba tôi, tình cờ nghe người lớn nói chuyện với nhau, hoặc có khi nghe thằng Hoành, con trai lớn của cô Hương, nhỏ hơn tôi hai tuổi, buột miệng than thở, tôi mới biết chuyện. Mặc dù người ta thì thào chẳng hay ho gì về ba tôi, tôi vẫn cảm thấy những điều họ nói không phải là không có lý. Nhưng vì tất cả những chuyện đó nằm ngoài khả năng của một đứa trẻ như tôi, trừ khả năng nhận biết, nên tôi chăng quan tâm đến chúng nhiều hơn chuyện đá dế của tôi.

Và hôm nay, trong khi chờ xe, tôi quên sạch sành sanh mọi lời dị nghị, vẫn nhảy nhót một cách thích thú như trong ngày lễ tết.

Đúng chín giờ, chiếc xe Ford xanh quen thuộc của cơ quan ba tôi trờ tới, đỗ ngay trước cổng.

Tôi và anh Khánh chạy ào ra, miệng hét to:

– Chú Hạnh! Chú Hạnh!

Chú Hạnh, tài xế chiếc xe Ford, vội vàng nhảy xuống đất, xoa đầu hai đứa tôi và lo lắng hỏi:

– Ba cháu đợi lâu không?

Tôi chẳng biết ất giáp gì, gật đầu đại:

– Lâu lắm rồi!

Nghi vậy, chú Hạnh hấp tấp rảo bước vào nhà.

Tôi và anh Khánh định quay vào thì từ trên thùng xe phía sau lục ục nhảy xuống mấy anh bảo vệ cơ quan, toàn là những người quen mặt. Tôi biết họ đến đây để khuân vác đồ đạc giúp ba tôi như những lần dọn nhà trước.

Quả vậy, lát sau tôi thấy họ khệ nệ khiêng chiếc tủ cẩm lai nặng chịch ra xe. Rồi tới chiếc tủ gõ màu cánh gián. Rồi bộ xa-lông đồ sộ.

Ba tôi đứng yên quan sát. Chỉ có mẹ tôi lúc nào cũng la hoảng:

– Nhẹ tay giùm mấy chú ơi !

– Coi chừng trầy cánh cửa tủ !

Mẹ tôi trông ngang ngó dọc, miệng hét chằm chặp, mồ hôi chảy thành giọt hai bên thái dương, trông còn vất vả hơn những người khuân vác.

Đồ đạc trong nhà tôi khá nhiều, xe phải chở làm mấy chuyến.

Mẹ tôi bảo hai anh em tôi đi chuyến đầu tiên, qua nhà mới đứng trông coi đồ đạc.

Tôi và anh Khánh nhảy cẫng lên vì khoái chí. Trước đây, chưa bao giờ hai đứa tôi được đến chơi nhà bác Tám, vì vậy đứa nào cũng nóng lòng muốn coi ngôi nhà mới nó ra làm sao.

Nhưng trước khi leo lên ca-bin ngồi cạnh chú Hạnh, tôi và anh Khánh cứ nằng nặc đòi đem theo mình cho bằng được những tài sản riêng của hai đứa tôi.

Sau một hồi quát tháo mỏi miệng nhưng không ăn thua gì, cuối cùng mẹ tôi phải bằng lòng cho anh Khánh khuân theo cái hộp các-tông đựng các loại xe cộ của anh. Còn tôi thì hí hửng xách chiếc lồng chim và nhờ chú Hạnh khuân cái bể cá đã đổ đi hơn phân nửa nước lên buồng lái, đặt ngay dưới chân tôi.

Đâu đó xong xuôi, xe bắt đầu nổ máy. Không ngoái lại nhưng tôi vẫn có thể hình dung ra ở thùng xe phía sau, các anh bảo vệ đang ngồi nhấp nhổm trên băng ghế, miệng mím lại còn tay thì ghì chặt những đồ gia dụng cồng kềnh của gia đình tôi. Chúng đã được ràng kỹ vào thành xe bằng những sợi thừng to tướng nhưng cũng như những tên tù nguy hiểm bị dẫn độ, dọc đường chúng có thể nổi khùng lên đập đầu đập cẳng vào thành xe, tự làm trầy trụa để hả dạ đứng xem mẹ tôi trách cứ những người áp tải dai dẳng như thế nào.

Thiên thần nhỏ của tôi review

Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!