Thông tư hướng dẫn Nghị định 15 2022

  • Thông tư hướng dẫn Nghị định 15 2022
    Hỏi: Kính gửi Bộ tài chính, Đơn vị tôi là Sở Giao thông vận tải thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005, được UBND tỉnh giao nhiệm vụ là chủ đầu tư của một số công trình bảo trì đường bộ sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên- Sự nghiệp kinh tế- Sự nghiệp giao thông. Hiện tại, Sở GTVT phát sinh nguồn thu từ chi phí quản lý dự án các công trình bảo trì đường bộ và thực hiện thu chi QLDA theo Thông tư 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 và Thông tư 06/2019/TT-BTC ngày 28/1/2019. Thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 8/12/2021 quy định về quản lý, sử dụng các nguồn thu hoạt động tư vấn, QLDA của chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công có hiệu lực từ ngày 24/01/2022, bãi bỏ Thông tư 72/2017/TT_BTC ngày 17/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tại điểm b, khoản 1, Điều 1- Thông tư 108/2021/TT-BTC quy định “ Việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi của các dự án đầu tư không phải là đầu tư công của các chủ đầu tư, BQLDA không thuộc phạm vi điều chỉnh Thông tư này”. Như vậy, với trường hợp Đơn vị tôi, việc quản lý sử dụng nguồn thu từ chi phí dự án để lại của chủ đầu tư đối với các công trình bảo trì đường bộ từ nguồn NSNN cấp- nguồn chi thường xuyên- Sự nghiệp kinh tế thì áp dụng theo quy định nào ạ? Mong Bộ Tài chính sớm trả lời, để Đơn vị thực hiện. Trân trọng! 27/04/2022
  • Thông tư hướng dẫn Nghị định 15 2022
    Hỏi: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi có một số vướng mắc Kính đề nghị Bộ Tài chính giải đáp giúp để chúng tôi triển khai thực hiện đúng quy định. Cụ thể: Sở chúng tôi là đơn vị quản lý hành chính, hàng năm được giao dự toán nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống Quốc lộ, tỉnh lộ đồng thời là chủ đầu tư được thu các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án các công trình sửa chữa thuộc nguồn vốn này. Từ năm 2021 về trước, việc quản lý và sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư , ban QLDA sử dụng vốn NSNN được áp dụng theo Thông tư 71/2017 /TT-BTC và Thông tư 06/2019/TT-BTC. Từ năm 2022, Thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 thay thế cho các Thông tư trên thì các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án quản lý bảo trì đường bộ thì có áp dụng Thông tư 108/2021/TT-BTC không ? nếu không thì có được quản lý và sử dụng như kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước không. Kính đề nghị Bộ Tài chính sơm giải để chung tôi thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Trân trọng cảm ơn 27/04/2022
  • Thông tư hướng dẫn Nghị định 15 2022
    Hỏi: Kính thưa Bộ Tài chính! Tôi đang làm công tác kế toán tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng của huyện, Theo quy định tại Thông tư 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính thì Ban tôi thuộc nhóm II (nhưng nay Thông tư 72/2017/TT-BTC đã hết hiệu lực và thay thế bằng thông tư 108/2021/TT-BTC). Hiện tại, tại cơ quan tôi có trường hợp phân công đ/c A kiêm nhiệm phụ trách kế toán là chuyên viên của Phòng Tài chính - Kế hoạch (và hưởng lương tại Phòng Tài chính - Kế hoạch) chuyển sang kiêm nhiệm phụ trách kế toán tại Ban quản lý. Như vậy đ/c A có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án theo quy định tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện không? Kính mong Bộ tài chính giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cám ơn quý Bộ. 27/04/2022
  • Thông tư hướng dẫn Nghị định 15 2022
    Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính: Doanh nghiệp chúng tôi là DN vốn Nhà nước ngoài đầu tư công. Trước đây, công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước thực hiện theo TT10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của BTC. Ngày 11/11/2021, Chính Phủ ban hành Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công. Đồng thời, ngày 11/11/2021, BTC ban hành TT 96/2021/TT-BTC, bãi bỏ TT 10/2020/TT-BTC. Theo đó, để thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước ngoài đầu tư công, tôi rất mong được Bộ TC xem xét và hướng dẫn. Xin trân trọng cảm ơn! 27/04/2022
  • Thông tư hướng dẫn Nghị định 15 2022
    Hỏi: Kính gửi: Văn Phòng Chính phủ và Bộ Tài chính. Ban quản lý dự án xây dựng Nông nghiệp & PTNT hiện đang được giao quản lý và triển khai thực hiện một số dự án Nông nghiệp&PTNT; trong quá trình thực hiện chúng tôi có vướng mắc rất mong được Văn Phòng Chính phủ và Bộ Tài chính hướng dẫn, cụ thể như sau: Dự án Xây dựng trụ sở làm việc của một số đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án tại quyết định số 2477/QĐ-UBND ngày 22/9/2010 và kế hoạch vốn đã phân bổ cho dự án được 0,8 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 256/ QĐ-UBND ngày 21/02/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu tư vấn khảo sát, TKBVTC-DT công trình Xây dựng trụ sở làm việc của một số đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT ; Sở Nông nghiệp &PTNT đã tổ chức lựa chọn nhà thầu và Ban quản lý dự án đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn với giá trị hợp đồng là 0,9 tỷ đồng. Đơn vị tư vấn đã thực hiện khảo sát, lập TKBVTC-DT công trình và hồ sơ thiết kế đã được Sở Xây dựng ra báo cáo thẩm định, tuy nhiên do chưa có nguồn vốn đủ để bố trí cho dự án nên từ năm 2012 đến nay UBND tỉnh chưa phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công – dự toán. Chúng tôi mong Bộ Tài chính trả lời giúp phần chi phí lập TKBVTC-DT công trình có được thanh toán cho đơn vị tư vấn không khi mà hồ sơ thiết kế - dự toán đã được Sở Xây dựng thẩm định nhưng chưa được cấp quyết định đầu tư phê duyệt do chưa có nguồn vốn. Ban quản lý dự án xây dựng Nông nghiệp & PTNT kính mong Văn Phòng Chính phủ và Bộ Tài chính quan tâm sớm hướng dẫn để đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 29/03/2022
  • Thông tư hướng dẫn Nghị định 15 2022
    Hỏi: Kính gửi Bộ Tài Chính: Đơn vị tôi là đơn vị quản lý nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ (kiêm chủ đầu tư), hằng năm được giao kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh để thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường tỉnh; công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Xin quý Bộ cho tôi hỏi: 1. Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh giao cho đơn vị tôi để thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường tỉnh; công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình bảo đảm trật tự an toàn giao thông có phải là nguồn vốn đầu tư công hay không và Đơn vị tôi có được thu quản lý dự án và thực hiện theo quy định của thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công hay không? 2. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 có nêu “Chủ đầu tư, ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập: Thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư”, vậy số kinh phí tiết kiệm được cuối năm có phải trích 40% cải cách tiền lương và có được chi khen thưởng, phúc lợi, thu nhập tăng thêm hay không? Kính mong quý Bộ giải đáp thắc mắc để tôi có cơ sở thực hiện. Tôi chân thành cảm ơn 16/03/2022
  • Thông tư hướng dẫn Nghị định 15 2022
    Hỏi: Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công thì ghi tại Điều số 54. xử lý chuyển tiếp "1. Đối với các hợp đồng đã ký và đang thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì các nội dung tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã được quy định trong hợp đồng. Các thủ tục tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này. 2. Các hợp đồng đang trong quá trình đàm phán, chưa được ký kết trường hợp có nội dung chưa phù hợp với quy định tại Nghị định này thì báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định trên nguyên tắc bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả của dự án và không làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. 3. Các quy định về quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo năm ngân sách tại Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng kể từ công tác quyết toán theo niên độ 2021. 4. Dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập sử dụng vốn đầu tư công đã nộp hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành về cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước". Nhưng hiện tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC cũng hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022 được thay thế bằng Thông tư số 96/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/01/2022 như vậy đối với các hợp đồng kiểm toán độc lập ký trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư số 10/2020/TT-BTC (các hợp đồng kiểm toán này ký và áp dụng định mức theo 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước) thì thực hiện theo khoản 1 Điều 54 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công là giữ nguyên giá trị hợp đồng, định mức áp dụng trong hợp đồng hay là điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công. 24/02/2022
  • Thông tư hướng dẫn Nghị định 15 2022
    Hỏi: Tôi công tác trong lĩnh vực tư vấn kiểm toán quyết toán dự án và tư vấn thẩm tra quyết toán. Theo quy định kiểm toán báo cáo quyết toán tại Khoản 3, Điều 35, Nghị định 99/2021/NĐ-CP:"3. Kiểm toán báo cáo quyết toán:a) Các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công khi hoàn thành phải kiểm toán báo cáo quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán (trừ dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước). Các dự án sử dụng vốn đầu tư công còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán.Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng.Chủ đầu tư, nhà thầu kiểm toán độc lập và các đơn vị có liên quan thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản này."Tại Khoản 12 Điều 4 của Luật Đấu thầu 2013 giải thích: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”Tôi xin hỏi: Trường hợp người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án (có gói thầu kiểm toán độc lập) và dự toán/tổng dự toán có chi phí cho nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập theo đúng kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng hay người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập bằng một văn bản riêng?Về hình thức lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập bắt buộc là đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế) hay có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác, ví dụ như chỉ định thầu rút gọn… (nếu đủ điều kiện áp dụng)?Về quyết toán dự án hoàn thành các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công. Theo Điều 1 Nghị định 99/2021/NĐ-CP chỉ đề cập đến quản lý, thanh toán vốn đầu tư công; Quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước; Quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành.Vậy, việc quyết toán dự án hoàn thành các dự án đầu tư chỉ sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC hay thực hiện theo quy định nào?Trân trọng cảm ơn Bộ Tài chính! 10/02/2022
  • Thông tư hướng dẫn Nghị định 15 2022
    Hỏi: Tại Điểm a, Khoản 3, Điều 35 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP quy định như sau:"3. Kiểm toán báo cáo quyết toán:a) Các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công khi hoàn thành phải kiểm toán báo cáo quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán (trừ dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước). Các dự án sử dụng vốn đầu tư công còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán.Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng."Tôi xin hỏi, câu "…Các dự án sử dụng vốn đầu tư công còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán" được hiểu như thế nào cho đúng?Trường hợp dự án trường học được sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh để đầu tư, dự án thuộc nhóm B, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được UBND tỉnh phê duyệt có giá gói thầu kiểm toán dưới 500 triệu đồng và có hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu. Vậy, theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP thì gói thầu này được chỉ định thầu có đúng quy định không? Nếu không đúng thì phải thực hiện như thế nào? 10/02/2022