Thông tư hướng dẫn nghị định 95 2023 nđ cp

Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh phát hành, Kho bạc Nhà nước thông báo về kế hoạch tổ chức bảo lãnh phát hành trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán để các tổ chức đăng ký tham gia làm tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính. Nội dung thông báo bao gồm:

Thông tin dự kiến về đợt bảo lãnh phát hành: Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu (đồng tiền phát hành, kỳ hạn, mệnh giá, phương thức thanh toán gốc, lãi); khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành; định hướng lãi suất đối với từng kỳ hạn phát hành; thời điểm dự kiến phát hành, phương thức phát hành; thời điểm dự kiến đàm phán, ký kết hợp đồng bảo lãnh;

Thông tin về việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính: Điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này; thời hạn và địa điểm nhận hồ sơ đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính.

Các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện và có nhu cầu trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính nộp hồ sơ được niêm phong trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc gửi bằng thư qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo thông báo của Kho bạc Nhà nước. Hồ sơ đăng ký gồm:

Đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính theo mẫu quy định tại Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

Đề xuất phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu với các nội dung cơ bản: Dự báo về tình hình thị trường trái phiếu và khả năng phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh; kế hoạch thực hiện đối với đợt bảo lãnh phát hành (dự kiến thành viên tổ hợp bảo lãnh, cách thức, thời gian triển khai thực hiện, dự kiến về khối lượng, lãi suất phát hành) đề xuất chi phí bảo lãnh phát hành trái phiếu; các cam kết của tổ chức bảo lãnh chính;

Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện để trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính bao gồm: bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương (Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu); tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động của tổ chức trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán.

Sau khi kết thúc thời gian nhận hồ sơ, Kho bạc Nhà nước thành lập tổ mở hồ sơ niêm phong để đánh giá, lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính căn cứ vào điều kiện và phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu.

Trong vòng tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ đăng ký làm tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính, Kho bạc Nhà nước thông báo kết quả lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính bằng văn bản cho các tổ chức đăng ký và công bố trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

Kho bạc Nhà nước và tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính thống nhất nội dung và ký hợp đồng nguyên tắc thực hiện đợt bảo lãnh phát hành trái phiếu theo mẫu do Bộ Tài chính hướng dẫn. Hợp đồng nguyên tắc là căn cứ để tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành/tổ chức đồng bảo lãnh phát hành.

Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành/ đồng bảo lãnh phát hành báo cáo Kho bạc Nhà nước theo mẫu do Bộ Tài chính hướng dẫn để Kho bạc Nhà nước chấp thuận danh sách tổ chức bảo lãnh phát hành/đồng bảo lãnh phát hành

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, với mục tiêu: (i) giải quyết kịp thời những tồn tại, bất cập hiện nay của cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu; (ii) đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước; góp phần bảo đảm an ninh năng lượng; (iii) góp phần kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng; (iv) hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Trên cơ sở các Tờ trình của Bộ Công Thương, ngày 17 tháng 11 năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu như sau:

(1) Về công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu: điều chỉnh thời gian rà soát, công bố chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, chi phí đưa xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về cảng, premium để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước từ 06 tháng xuống 03 tháng nhằm đảm bảo cập nhật kịp thời hơn giá và các loại chi phí cho doanh nghiệp, tạo động lực cho doanh nghiệp tạo nguồn xăng dầu cung ứng cho thị trường nội địa.

(2) Về thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu: rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu từ 10 ngày xuống 07 ngày, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần.

(3) Về vấn đề đại lý bán lẻ xăng dầu được mua xăng dầu từ nhiều nguồn: cho phép đại lý kinh doanh xăng dầu được lấy xăng dầu từ tối đa 03 nguồn nhằm tạo cạnh tranh về chiết khấu xăng dầu trên thị trường, đồng thời tăng tính chủ động cho các đại lý bán lẻ xăng dầu trong việc tạo nguồn, cung ứng xăng dầu.

(4) Về khâu trung gian trong kinh doanh xăng dầu: bãi bỏ loại hình Tổng đại lý bán lẻ xăng dầu nhằm giảm bớt khâu trung gian trong hệ thống phân phối xăng dầu.

(5) Về quy định điều kiện kho chứa khi cấp Giấy phép thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu: Bổ sung các quy định nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; đồng thời phân cấp cho Sở Công Thương địa phương thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của thương nhân trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

(6) Sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh xăng dầu của thương nhân nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, tránh việc làm đứt gẫy đột ngột nguồn cung xăng dầu, đặc biệt trong những thời điểm nguồn cung xăng dầu trong nước bị ảnh hưởng, khan hiếm.

(7) Bổ sung các quy định, biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ hơn đối với Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

(8) Sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc, bất cập còn tồn đọng cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu, xây dựng một Nghị định mới thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu trình Chính phủ trong thời gian tới.