Thu ngân sách nhà nước gồm những khoản nào năm 2024

Theo quy định hiện nay, những khoản tiền nào sẽ được thu vào Ngân sách nhà nước? - Thanh Thùy (Tây Ninh)

Thu ngân sách nhà nước gồm những khoản nào năm 2024

Những khoản tiền nào được thu vào Ngân sách nhà nước? (hình từ Internet)

Về vấn đề này LawNet giải đáp như sau:

Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Các khoản thu ngân sách được quy định như sau:

1. Nguồn thu của ngân sách trung ương

Theo Điều 35 Luật Ngân sách nhà nước, ngân sách trung ương gồm những nguồn thu sau đây:

(1) Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:

- Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước trung ương thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thu, trừ lệ phí trước bạ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 37 Luật Ngân sách nhà nước;

- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện;

- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý;

- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương xử lý;

- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương;

- Thu kết dư ngân sách trung ương;

- Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách trung ương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

(2) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Ngân sách nhà nước.

Từ ngữ​ Được sử dụng trên Cổng Công khai ngân sách nhà nước Năm ngân sách Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Hệ thống ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.

Ngân sách nhà nước (NSNN) Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách trung ương (NSTW) Các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. Ngân sách địa phương (NSĐP) Các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ NSTW cho NSĐP và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Thu NSNN

Bao gồm: (i) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; (ii) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật; (iii) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; (iv) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản thu NSNN được phân theo lĩnh vực, gồm: thu nội địa, thu từ dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ.

Chi NSNN Bao gồm: (i) Chi đầu tư phát triển; (ii) Chi dự trữ quốc gia; (iii) Chi thường xuyên; (iv) Chi trả nợ lãi; (v) Chi viện trợ; (vi) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; (vii) Dự phòng ngân sách; (viii) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Chi đầu tư phát triển Là nhiệm vụ chi của NSNN để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Chi trả nợ lãi

Là nhiệm vụ chi của NSNN để thanh toán các khoản phát sinh do hoạt động vay nợ của Chính phủ, bao gồm khoản lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay (không bao gồm lãi, phí và chi phí khác từ việc vay về cho các doanh nghiệp vay lại). Chi thường xuyên Là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quỹ dự trữ tài chính

Là quỹ của Nhà nước, hình thành từ NSNN và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật, số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó.

Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau:

  1. Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;
  1. Trường hợp thu NSNN hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.

Dự phòng NSNN

Là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách. Theo quy định của Luật NSNN, mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.

Dự phòng NSNN sử dụng để chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán. Các cấp ngân sách cũng có thể sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình để hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới (sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu) hoặc hỗ trợ các địa phương khác thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.

Kết dư ngân sách Là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu ngân sách so với tổng số chi ngân sách của từng cấp ngân sách sau khi kết thúc năm ngân sách. Bổ sung cân đối ngân sách Là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao. Bổ sung có mục tiêu Là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể. Bội chi NSNN Bao gồm bội chi NSTW và bội chi NSĐP cấp tỉnh. Bội chi NSTW

Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi NSTW không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu NSTW trong một năm ngân sách.

Bội chi NSTW được bù đắp từ các nguồn: (i) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật; (ii) Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.

Bội chi NSĐP cấp tỉnh

Là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.

Bội chi NSĐP được bù đắp từ các nguồn: (i) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật; (ii) Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.

Bội thu NSTW Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu NSTW và tổng dự toán chi NSTW trong một năm ngân sách. Bội thu NSĐP cấp tỉnh Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách; Chi trả nợ gốc

Là khoản chi để trả các khoản nợ gốc đến hạn phải trả thuộc nghĩa vụ của NSNN (không bao gồm trả nợ gốc đối với các khoản vay về để cho doanh nghiệp vay lại). Các khoản chi trả nợ gốc được hạch toán giảm số dư nợ của NSNN, không hạch toán vào chi NSNN.

Nguồn chi trả nợ gốc gồm: (i) Vay để trả nợ gốc; (ii) Bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách.

Tổng mức vay của NSNN Bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của NSNN. Nợ công Bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Nợ Chính phủ

Là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ.

Nợ Chính phủ bao gồm: (i) Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ; (ii) Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài; (iii) Nợ của NSTW vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Nợ được Chính phủ bảo lãnh Là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương

Là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.

Nợ chính quyền địa phương bao gồm: (i) Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; (ii) Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; (iii) Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về NSNN.