Thử tính xem trong 1 phút co bao nhiêu chu kì tim?

Một phôi thai vào ngày thứ 18 đã xuất hiện một mầm tim không lớn và nó bắt đầu đập không bao giờ ngừng. Đứa bé mới sinh ra có nhịp đập nhanh hơn nhịp tim ở người trưởng thành và đạt tới 140 lần co bóp trong một phút. Đây cũng là giai đoạn tim co bóp có số lần cao nhất. Càng về sau số lần co bóp của tim càng giảm dần.

Ở người trưởng thành số lần mạch đập của tim, tức số lần tim co bóp trung bình là 76 lần/phút nhưng khi lao động nặng, nhịp tim có thể tăng lên, có khi gấp tới 2 lần rưỡi số nhịp tim bình thường. Người ta tính rằng nếu như người thọ ở độ tuổi 100 thì số lần co bóp của tim gần 5 tỉ lần. Nghe con số này, ta không thể không kinh ngạc vì sao tim làm việc như vậy mà không mệt mỏi. Vậy tim nghỉ bằng cách nào?

Tim làm việc liên tục nhưng cũng biết cách nghỉ ngơi. Thật vậy, cơ tim luôn nghỉ ngơi và còn được nghỉ thường xuyên nữa là khác nhưng chỉ là nghỉ một phần thời gian rất ngắn. Người ta đã theo dõi và thấy rằng đối với những người ở trạng thái sinh lý bình thường thì thời gian co bóp của tim kéo dài 0,49 giây. Cứ sau mỗi lần co bóp lại có 0,31 giây tim được nghỉ ngơi.

Thực ra thời gian nghỉ của tim còn nhiều hơn thế, bởi vì không phải khi làm việc là tất cả các phần của cơ tim đều co bóp cùng một lúc mà hiện tượng đó diễn ra như sau: Thoạt tiên tâm nhĩ co bóp, ở giai đoạn này tâm thất của tim lại được nghỉ ngơi. Khi tâm thất co thì tâm nhĩ lại được nghỉ ngơi. Như vậy thời gian mà tâm nhĩ co là từ 0,11 đến 0,14 giây và cứ mỗi lần co lại nghỉ kéo dài tới 0,66 giây.

Người ta tính rằng cứ trong một ngày đêm, tâm nhĩ co bóp hết thời gian từ 3,5-4 giờ và nghỉ gần 20 giờ. Còn thời gian co bóp của tâm thất lại kéo dài hơn một ít nên mất từ 0,27-0,35 giây và nghỉ từ 0,45-0,53 giây. Như vậy, trong một ngày đêm, thời gian tâm thất co bóp là 8,5 đến 10,5 giờ và nghỉ từ 15,5-15,5 giờ.

Trong các trường hợp đặc biệt thường gặp ở những người có ý thức luyện tập như dưỡng sinh, TDTT lại sẽ giúp tim tăng thời gian nghỉ ngơi hơn. Chẳng hạn, ở các lực sĩ số lần đập của tim nhiều khi chỉ 55 - 60 lần/ phút, thậm chí ở các võ sĩ số lần tim co bóp còn thấp tới 40 lần trong mỗi phút mà vẫn duy trì được cung lượng máu cần thiết để phân phối đi nuôi dưỡng khắp cơ thể.

Dạng bài tập liên quan đến chu kì tim thuộc chủ đề sinh lí tuần hoàn ở phần sinh lí động vật trong chương trình sinh học lớp 11. Phần bài tập này thường được ra trong các kì thi HSG cấp trường, cấp tính môn sinh học.

Như chúng ta đã biết, đối với người trưởng thành (bình thường) thì mỗi chu kì tìm gồm có 3 pha (pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha dãn chung) với tổng thời gian của một chu kì tim là 0,8 giây. Trong đó:

  • Pha co tâm nhĩ: 0,1 giây
  • Pha co tâm thất: 0,3 giây
  • Pha giãn chung: 0,4 giây

Thử tính xem trong 1 phút co bao nhiêu chu kì tim?

Những động vật khác cũng tương tự, trong mỗi chu kì tìm cũng gồm 3 pha nhưng thời gian mỗi pha cũng như tổng thời gian của mỗi chu kì là có thể khác nhau ở các loài động vật khác nhau. Nêu như thời gian của mỗi chu kì tim càng ít thì số nhịp tim (số chu kì tim) trong mỗi phút (60 giây) càng cao và ngược lại.


Nếu gọi:

  • Q: lưu lượng máu đẩy vào động mạch / phút (lưu lượng tim).
  • Qs: lượng máu bơm vào động mạch / chu kì tim.
  • f: số chu kì tìm/phút (số nhịp tim).
  • V1: thể tích máu trong tim vào cuối tâm trương.
  • V2: thể tích máu trong tim vào cuối tâm thu.
Ta có biểu thức: Q = Qs.f và Qs = V1-V2


Ví dụ 1: Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút, giả sử tỉ lệ thời gian các pha của chu kì tịm lần lượt là 1 : 3 : 9. Tính thời gian tâm nhỉ và tâm thất được nghỉ ngơi.


Ví dụ 2: Nhịp tim của trâu là 40 lần/phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 1,3125 giây và của tâm thất là 0,9375. Hãy tính tỉ lệ thời gian của các pha trong chu kì tim?


Ví dụ 3: Ở trạng thái bình thường của một người, trung bình thể tích máu trong tim vào cuối kì tâm trương là 110ml; vào cuối kì tâm thu là 40ml; nhịp tim là 70 lần / phút.

a. Lưu lượng máu bơm vào động mạch trong một phút là bao nhiêu?

b. Khi ở trạng thái lao động nặng nhọc, lượng máu tim bơm lên động mạch trong một phút tăng lên gấp đôi. Vậy lúc này, nhịp tim là bao nhiêu lần / phút? Thời gian co, thời gian giãn của tâm nhĩ và tâm thất trong mỗi lần co bóp của tim là bao nhiêu? (giả sử thể tích tâm thu và tâm trương không thay đổi).


Ví dụ 4: Nhịp tim của voi là 25 nhịp / phút. Giả sử thời gian nghĩ của tâm nhĩ là 2.1 giây và của tâm thất là 1,5 giây. Hãy tính tỉ lệ về thời gian của các pha trong chu kì tim ở voi nói trên?


Ví dụ 5: Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ oxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml máu. Hãy cho biết trong 1 phút, có bao nhiêu ml oxi được vận chuyển vào động mạch chủ?


Ví dụ 6: Thời gian trung bình của chu kì tim ở người bình thường là 0,8 giây. Một người phụ nữ có nhịp tim đo được là 84 nhịp/phút. Lượng máu trong tim của cô ấy là 132,525 ml vào cuối tâm trương và 77,433ml vào cuối tâm thu. Biết rằng tỉ lệ thời gian của các pha trong chu kì tim của người phụ nữ này tương đương với người bình thường.

a. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kì tim ở người phụ nữ nói trên?

b. Tính lượng máu được tim bơm lên động mạch chủ trong 1 phút của người phụ nữ đó?


Ví dụ 7: Nhịp tim của ếch trung bình 60 lần/phút. Trong một chu kì tim, tỉ lệ của các pha tương ứng là 1 : 3 : 4. Xác định thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghĩ ngơi?


Nếu cần hỗ trợ hay trao đổi thêm về 7 ví dụ về bài tập chu kì tim ở trên, vui lòng để lại phản hồi ở bên dưới.

Nhãn

Chu kì tim Nhịp tim Tuần hoàn

Labels: Chu kì tim Nhịp tim Tuần hoàn

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

...xem thêm »

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

...xem thêm »

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g

Trong 1 phút tim co dần được bao nhiêu chữ kí?

Tâm thất co đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi. + Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây. Trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây; tâm thất co 0,3 giây; thời gian dãn chung là 0,4 giây. Vì mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây nên trong một phút có khoảng 75 chu kì tim, nghĩa là nhịp tim là 75 lần/phút.

Pha thật co làm việc bao nhiêu giấy?

Còn thời gian co bóp của tâm thất lại kéo dài hơn một ít nên mất từ 0,27-0,35 giây và nghỉ từ 0,45-0,53 giây. Như vậy, trong một ngày đêm, thời gian tâm thất co bóp là 8,5 đến 10,5 giờ và nghỉ từ 15,5-15,5 giờ.

Một chu kì co dãn của tim gồm bao nhiêu giấy?

Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài 0,8 giây.

Chu kì co dãn của tim diễn ra như thế nào?

Chu kỳ tim bắt đầu với tâm nhĩ thu. Khi tâm nhĩ trái co, máu còn lại trong tâm nhĩ trái bị tống vào tâm thất trái. Tâm nhĩ trái sau đó thư giãn, và giai đoạn tâm nhĩ trương bắt đầu. Khi tâm nhĩ trái nghỉ ngơi, tâm thất trái co bóp và giai đoạn tâm thất thu bắt đầu.