Thuế thu nhập cá nhân phải đóng bao nhiêu phần trăm?

Dù đã có nhiều kiến nghị nhưng quy định về thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa thay đổi. Do đó trong năm 2023, người lao động vẫn phải đóng thuế theo như các năm vừa qua.

Cá nhân nào phải đóng thuế thu nhập?

Theo quy định hiện nay, tiền lương, tiền công là 1 trong 10 loại thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân (bên cạnh các thu nhập từ kinh doanh, đầu tư vốn, chuyển nhượng bất động sản, bản quyền...).

Chỉ những cá nhân có tổng thu nhập trong một năm cao hơn số giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc (nếu có) thì mới đóng thuế. Nếu thu nhập trong cả năm thấp hơn số tiền được giảm trừ thì không phải đóng thuế.

Thuế thu nhập cá nhân phải đóng bao nhiêu phần trăm?

Người đi làm đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân nếu lương cao hơn mức giảm trừ gia cảnh

ĐÀO NGỌC THẠCH

Cụ thể, mức giảm trừ gia cảnh cho chính bản thân người lao động là 11 triệu đồng/tháng, tương đương 132 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng, tương ứng 52,8 triệu đồng/năm. Nếu bản thân có 2 người phụ thuộc thì sẽ được khấu trừ tương ứng 8,8 triệu đồng/tháng, tương ứng 105,6 triệu đồng/năm.

Như vậy, trong trường hợp người lao động có 1 người phụ thuộc tương đương mức lương trên 15,4 triệu đồng/tháng (sau khi đã được trừ các khoản bảo hiểm) mới phải nộp thuế. Nếu có 2 người phụ thuộc tương đương mức lương trên 19,8 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế.

Đồng thời, quy định thuế suất tính thuế thu nhập cá nhân hiện áp dụng theo biểu thuế lũy tiến gồm 7 bậc (như bảng bên dưới).

Bậc

Thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất

1

Đến 05

5 %

2

Trên 05 đến 10

10 %

3

Trên 10 đến 18

15 %

4

Trên 18 đến 32

20 %

5

Trên 32 đến 52

25 %

6

Trên 52 đến 80

30 %

7

Trên 80

35 %

Số thuế phải đóng là bao nhiêu?

Bộ Tài chính đã nêu ví dụ cụ thể cho thấy, một người đi làm nhận tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng và có 1 người phụ thuộc, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Vì bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 1,785 triệu đồng (17 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh 15,4 triệu đồng (11 triệu cho bản thân + 4,4 triệu cho người phụ thuộc), tổng cộng 17,2 triệu đồng, cao hơn mức lương nhận được.

Thuế thu nhập cá nhân phải đóng bao nhiêu phần trăm?

Tùy thuộc mức lương và số người phụ thuộc mức thuế thu nhập cá nhân sẽ khác nhau

NGỌC THẮNG

Nếu người này có thu nhập 18 triệu đồng/tháng, trừ 10,5% bảo hiểm 1,89 triệu, mức giảm trừ gia cảnh 15,4 triệu, thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân: (18 triệu - 1, 89 triệu - 15,4 triệu) x 5% = 35.000 đồng/tháng.

Trường hợp cá nhân có 2 người phụ thuộc, cách tính như sau:

- Thu nhập tiền lương, tiền công 22 triệu đồng/tháng, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Vì bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) 2,31 triệu đồng (22 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh 19,8 triệu đồng (2 người phụ thuộc), tổng cộng 22,1 triệu đồng.

- Thu nhập từ 23 triệu đồng/tháng, sau khi nộp bảo hiểm bắt buộc và giảm trừ gia cảnh, số thuế phải nộp vẫn đang ở mức thấp nhất 5% trên phần cao hơn số giảm trừ, tương ứng tiền thuế 39.500 đồng/tháng.

- Nếu thu nhập 30 triệu đồng/tháng, nộp bảo hiểm bắt buộc 3,13 triệu đồng, giảm trừ gia cảnh cho 2 người (giảm trừ 19,8 triệu đồng), do vậy thu nhập tính thuế 30 - 3,13 - 19,8 = 7,07 triệu đồng/tháng. Mức thuế lúc này sẽ được tính gồm bậc 1 (5 triệu đồng x 5%) 250.000 đồng, bậc 2 [(7,07 - 5) x 10%] làm tròn 210.000 đồng. Tổng tiền thuế phải nộp 460.000 đồng/tháng.

Như vậy, riêng với người nhận được tiền lương 17 triệu đồng/tháng mà không có người phụ thuộc, sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…, người này phải nộp thuế thu nhập cá nhân (hoàn toàn trái ngược với người có 1 người phụ thuộc). Thu nhập còn lại phải nộp thuế là 4,2 triệu đồng, tương đương số thuế sẽ nộp 210.000 đồng.

Nhiều chuyên gia kinh tế đã cho rằng quy định về thuế thu nhập cá nhân đã lạc hậu, không phù hợp với đời sống của người dân hiện nay. Trong đó cấp thiết phải nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc; rút ngắn theo hướng giảm bậc trong biểu thuế lũy tiến đang áp dụng...

Khi đi làm, nhất là khi nhận được mức lương cao, nhiều người lao động sẽ quan tâm nhiều đến việc nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Vậy có phải nếu có lương trên 80 triệu đồng thì phải đóng thuế TNCN lên đến 35% không?

Lương trên 80 triệu phải đóng thuế TNCN bao nhiêu?

Với cá nhân cư trú: Có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam như nhà thuê có thời hạn từ 183 ngày trở lên và có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt ở Việt Nam.

Để xác định lương trên 80 triệu đóng thuế TNCN bao nhiêu, có phải chịu mức thuế 35% hay không cần phải xem xét mức thuế suất áp dụng cho người có lương trên 80 triệu nêu tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Trong đó, xem xét hai trường hợp:

Trường hợp 01: Người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

Với trường hợp này, người lao động sẽ tính thuế theo công thức:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

- Thu nhập tính thuế là tổng tiền lương người lao động nhận được trừ đi các khoản được giảm trừ: Giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh với mỗi người phụ thuộc, các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo...

- Thuế suất mà người lao động phải chịu được tính tương ứng với phần thu nhập tính thuế theo tháng như sau:

+ Thuế suất theo phương pháp luỹ tiến: Tính theo từng bậc sau đó cộng lại.

+ Thuế suất theo phương pháp rút gọn:

Thuế thu nhập cá nhân phải đóng bao nhiêu phần trăm?

Từ phân tích trên có thể thấy, nếu người có tiền lương là 80 triệu đồng chưa chắc đã phải đóng thuế TNCN với mức thuế suất 35%.

Bởi đây là tiền lương thực tế người này được nhận mà chưa trừ đi tiền đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo... cũng như chưa trừ đi giảm trừ gia cảnh của người phụ thuộc.

Nếu 80 triệu đồng/tháng là thu nhập chịu thuế (đã trừ đi các khoản giảm trừ) thì người lao động này mới phải đóng thuế TNCN với mức thuế suất là 35%.

Thuế thu nhập cá nhân phải đóng bao nhiêu phần trăm?

Trường hợp 02: Người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, nếu người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì khi có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế với mức 10% trên thu nhập.

Do đó, nếu thuộc trường hợp này, người lao động chỉ phải chịu thuế suất thuế TNCN 10% mà không tính theo bậc thuế. Đồng nghĩa, người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì chỉ phải chịu mức thuế 10%.

Với cá nhân không cư trú: Không đáp ứng điều kiện của cá nhân cư trú. Đối tượng này chỉ cần có thu nhập chịu thuế cao hơn 0 (đã trừ các khoản đóng góp từ thiện, khuyến học, bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện...) thì đều phải nộp thuế TNCN với mức thuế suất là 20%.

Như vậy, chỉ có trường hợp thu nhập chịu thuế của người lao động đã ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên trên 80 triệu đồng/tháng thì người này mới phải đóng thuế TNCN mới mức 35%.

Làm sao để tự tra được mã số thuế của cá nhân?

Hiện nay, có 04 cách tra cứu mã số thuế cá nhân gồm:

- Cách 1: Tra cứu trên trang web mã số thuế có địa chỉ: https://masothue.vn/

- Cách 2: Tra cứu trên trang web của Tổng cục Thuế có địa chỉ http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp

- Cách 3: Tra cứu trên trang web Thuế điện tử tại địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn/

- Cách 4: Tra cứu mã số thuế cá nhân qua Facebook tại đường link https://www.facebook.com/masothuedotcom/