Thuốc kháng acid dạ dày nhôm hydroxyd

22/10/2020 - 3974

  PPIs Kháng H2 Kháng acid
(chứa Al, Mg)
Các biệt dược đang có tại bệnh viện - Omeprazol (Alzole 40mg, Atimezon 40mg, Kagasdin 20mg, Medoome 40mg, Ocid 20mg, Ulcomez 40mg) - Pantoprazol (Pansegas 40mg, Pantocid 40mg, Pantoprazol 40mg, Savi pantoprazol 40mg) - Esomeprazol (A.T esomeprazol 20mg, Asgizole 40mg, Eraeso 20mg, Esogas 40mg, Esomaprazol stada 40mg, Estor 40mg, Nexium 4mg, Savi Esomeprazol 40mg, Vacoomez S 20mg)

- Rabeprazol (Naprozole- R 20mg, Rabeflex 20mg, Rabicard 20)

- Cimetidin (Cimetidine Injection 200mg)
- Famotidin (A.T FAMOTIDINE 40 INJ, Famopsin 40 FC Tablets, Famoster Injection 10mg/ml " T.F", Quamatel 20mg, Vinfadin 20mg)
- Magnesi hydroxyd + nhôm hydroxyd (Antilox, Chalme)
- Magnesi hydroxyd + nhôm hydroxyd + simethicon (Vilanta, Trimafort, Simanogel, Lahm, Grangel, Alumag-S, Biviantac, Fumagate - Fort)
Dược động học - Thời gian tác động đến 24h, chỉ 1 liều PPIs là đủ ức chế tiết acid.
- Thời gian khởi phát tác động của PPIs là từ 1-3h. Trong đó nhanh nhất là rabeprazol, chậm nhất là pantoprazol
- Hấp thu nhanh ở ruột, đạt đỉnh sau khi uống 1-3h.
- Giảm hấp thu khi dùng chung với kháng acid.
- Hấp thu kém ở ruột.
Dược lý và cơ chế tác dụng - Thuốc gắn với H+/K+-ATPase  (còn gọi là bơm proton) ở tế bào thành của dạ dày, làm bất hoạt hệ thống enzym này, ngăn cản bước cuối cùng của sự bài tiết acid hydrocloric vào lòng dạ dày. Vì vậy thuốc có tác dụng ức chế dạ dày tiết lượng acid cơ bản và cả khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân nào.
- Thuốc tác dụng mạnh, kéo dài.
- Thuốc ức chế cạnh tranh tác dụng của histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, nên làm giảm thể tích bài tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ở điều kiện cơ bản ban đêm và ban ngày, cũng như

khi bị kích thích do thức ăn, do histamin hoặc pentagastrin.

- Trung hòa acid dịch vị  - Ức chế hoạt tính pepsin - Làm mạnh thêm hàng rào chất nhầy, ức chế HP - Thúc đẩy sự tạo mạch ở niêm mạc dạ dày tổn thương
Chỉ định Loét dạ dày - Làm lành vết loét nhanh hơn kháng H2 - Sử dụng tốt cho bệnh nhân loét dạ dày không biến chứng - Làm giảm triệu chứng loét dạ dày như giảm đau, ợ chua và khó tiêu
Trào ngược dạ dày-thực quản - Làm giảm triệu chứng và làm lành viêm thực quản hiệu quả hơn kháng H2 đối với trào ngược dạ dày-thực quản từ vừa đến nặng. Nếu chế độ 1 lần/ngày không giải quyết được triệu chứng thì nâng lên 2 lần/ngày hoặc đổi sang PPI khác (do thuốc trong nhóm chuyển hóa theo các con đường khác nhau). Nếu có triệu chứng về đêm thì có thể dùng trước bữa ăn tối. Phối hợp thêm kháng H2 nếu có tăng tiết acid về đêm. - Dùng trong trường hợp nhẹ (3 lần/tuần), làm giảm triệu chứng chậm hơn kháng acid nhưng thời gian tác động dài hơn (6-8h). Nếu không đáp ứng với liều chuẩn có thể tăng liều hoặc tăng số lần dùng thuốc (liều gấp 2-4 lần liều chuẩn của kháng H2 không hiệu quả bằng PPI 1 lần/ngày - Dùng trong trường hợp nhẹ (3 lần/tuần), làm giảm triệu chứng nhanh nhưng thời gian tác động ngắn (1-2h). Có thể sử dụng kết hợp với PPIs hoặc kháng H2 khi trường hợp cần giảm nhanh triệu chứng.
 
Viêm, loét dạ dày do NSAIDs - Hiệu quả hơn kháng H2 nếu không thể dừng NSAIDs - Làm lành vết loét nhanh chóng nếu ngừng NSAIDs. Nếu không thể dừng NSAIDs tốt nhất nên sử dụng PPIs.  
Phòng ngừa loét dạ dày do NSAIDs - Hiệu quả tương đương misoprostol nhưng dung nạp tốt hơn. Hiệu quả hơn kháng H2. Chỉ cần dùng liều chuẩn - Kém hiệu quả hơn PPIs  
Dự phòng loét do stress - Hiệu quả hơn kháng H2. Lưu ý đánh giá nguy cơ và lợi ích ở bệnh vì có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi bệnh viện
- TT30: BHYT thanh toán trong chỉ định dự phòng loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa tại dạ dày, tá tràng do stress ở bệnh nhân hồi sức tích cực
- Dùng đường tiêm trực tiếp hoặc tiêm truyền. Có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi bệnh viện - Phòng và điều trị loét và chảy máu dạ dày tá tràng do stress
Hội chứng Zollinger-Ellison - Dùng liều cao - Dùng liều cao  
Viêm, loét dạ dày do HP - Theo phác đồ    
Xuất huyết do loét dạ dày tá tràng - Dùng PPIs đường tĩnh mạch trong 3 ngày, duy trì pH > 6    
Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do thừa acid dịch vị   - Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do thừa acid dịch vị
(nóng rát, khó tiêu, ợ chua)
- Làm dịu các triệu chứng do tăng acid dạ dày (chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid)
Thời điểm uống thuốc - Trước ăn 30-60 phút (tốt nhất vào buổi sáng) - Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ
Nếu dùng nhiều lần trong ngày thì dùng trong bữa ăn và trước khi đi ngủ
- Uống 1-2 giờ sau khi ăn và 1 lần trước khi đi ngủ hoặc dùng khi đau
Chống chỉ định (theo dược thư quốc gia VN 2015) - Mẫn cảm với thuốc - Lansoprazol : 3 tháng đầu thai kỳ

- Rabeprazol: phụ nữ mang thai

- Mẫn cảm với thuốc Nhôm hydroxit: - Giảm phosphat máu.

- Trẻ nhỏ tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm, đặc biệt trẻ mất nước hoặc bị suy thận.

Cảnh báo và Thận trọng - Che lấp triệu chứng của ung thư dạ dày
- Tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridium difficile - Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa - Tăng nguy cơ viêm phổi cộng đồng - Gãy xương: ở bệnh nhân sử dụng liều cao và trong thời gian dài (> 1 năm) => dùng liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất, bổ sung vitamin D, calci - Hạ magnesi huyết: khi dùng ≥ 3 tháng (phần lớn trường hợp xảy ra khi dùng > 1 năm) - Viêm thận mô kẽ                                 

- Thiếu vitamin B12: dùng nhiều hơn 3 năm

- Che lấp triệu chứng của ung thư dạ dày - Dùng thận trọng ở bệnh nhân suy gan, suy thận (chỉnh liều)

- Thiếu vitamin B12: dùng nhiều hơn 2 năm

Nhôm hydroxit: - Thận trọng với người có suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan và chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa. Người cao tuổi, do bệnh tật hoặc do điều trị thuốc có thể bị táo bón và phân rắn. - Kiểm tra định kỳ hàng tháng hoặc 2 tháng 1 lần nồng độ phosphat trong huyết thanh cho người bệnh chạy thận nhân tạo và dùng lâu dài thuốc kháng acid chứa nhôm.  

Magnesi hydroxit:

- Bệnh nhần kinh cơ, suy thận
Sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú  
Thuốc Phân loại thai kỳ
Esomeprazol C
Lansoprazol B
Omeprazol C
Pantoprazol B
Rabeprazol C
Phân loại theo FDA 2015
 
Thuốc Phân loại thai kỳ
Cimetidin B
Famotidin B
Nizatidin B
Ranitidin B
Phân loại theo FDA 2015
Nhôm hydroxit, magnesi hydroxit ít có nguy cơ cho phụ nữ mang thai            

Uptodate 2018

Tài liệu tham khảo:
  1. Dược lực học 2012
  2. Dược thư quốc gia Việt Nam 2015
  3. CURRENT Medical Diagnosis and Treatment 2018, 57th Edition
  4. Uptodate 2018
  5. Pharmacotherapy Principles and Practice-McGraw-Hill (2016)
  6. Micromedex 2019
  7. Medscape 2019
                                                           

(SKDS) - Nhôm hydroxid (hay còn gọi là aluminium hydroxide) có các dạng viên nhộng, viên nén, viên nén bao phim, hỗn dịch. Đây là loại thuốc kháng acid được dùng làm dịu các triệu chứng do tăng acid dạ dày (như chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid); hoặc tăng acid dạ dày do loét dạ dày, tá tràng; dùng để phòng và điều trị loét và chảy máu dạ dày tá tràng do stress và điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản...

Ðể chống acid, liều dùng cần để trung hòa acid dạ dày thay đổi tùy theo người bệnh, phụ thuộc vào lượng acid tiết ra và khả năng đệm của từng chế phẩm riêng biệt. Dạng lỏng của các thuốc kháng acid được coi là hiệu lực lớn hơn dạng rắn hoặc dạng bột. Trong phần lớn trường hợp, phải nhai các viên nén trước khi nuốt nếu không thuốc có thể không tan hoàn toàn trong dạ dày trước khi đi vào ruột non.

Thuốc kháng acid dạ dày nhôm hydroxyd

 Hướng dẫn người dân cách sử dụng thuốc an toàn. Ảnh: H. Tĩnh

Đối với dạng phối hợp thuốc kháng acid chứa hợp chất nhôm và/hoặc canxi cùng với muối magnesi có ưu điểm là khắc phục tính gây táo bón của nhôm và/hoặc calci nhờ tính chất nhuận tràng của magnesi. Thời gian dùng tối đa khuyến cáo để chữa triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, không nên dùng quá 2 tuần, trừ khi có lời khuyên hoặc giám sát của thầy thuốc.

Trong bệnh loét dạ dày - tá tràng, để đạt đầy đủ tác dụng chống acid ở thời điểm tối ưu, cần uống thuốc kháng acid 1 - 3 giờ sau bữa ăn và trước khi đi ngủ để kéo dài tác dụng trung hòa. Có thể uống thêm liều thuốc để giảm đau giữa các liều đã được quy định. Ðối với bệnh loét dạ dày - tá tràng, liều lượng thuốc kháng acid thường dùng theo kinh nghiệm và đã có nhiều liều lượng khác nhau được dùng. Vì không có mối liên quan giữa hết triệu chứng và lành vết loét, cần uống tiếp tục thuốc chống acid ít nhất 4 - 6 tuần sau khi hết triệu chứng.

Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ tuổi vì nguy cơ nhiễm độch nhôm, đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc bị suy thận hoặc những người mẫn cảm với nhôm hydroxid...

Khi dùng thuốc cần lưu ý, do nhôm hydroxid có thể làm thay đổi hấp thu của các thuốc dùng đồng thời. Ví dụ, uống đồng thời với tetracyclin (kháng sinh), digoxin (thuốc trợ tim), indomethacin (giảm đau chống viêm), muối sắt, isoniazid (thuốc chống lao), ketoconazol, itraconazol (chống nấm)... có thể làm giảm sự hấp thu của những thuốc này. Vì vậy, cần uống các thuốc này cách xa thuốc kháng acid. Ngoài ra, người dùng có thể hay gặp các hiện tượng như táo bón, chát miệng, cứng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng... khi dùng thuốc này.

  Dược sĩ Hoàng Thu Thủy