Tiêm phòng dại trong bao lâu

Bệnh dại là bệnh do virus dại (Rhabdovirus) gây ra. Theo thống kê dịch tễ học, các nước thuộc vùng Đông Nam Á, hằng năm có tỷ lệ chết do bệnh dại chiếm đến 80% trên toàn thế giới. Từ 2004 đến nay, tỷ lệ bệnh dại ở các nước có xu hướng tăng rõ rệt, trong đó có Việt Nam.

Ổ chứa virus dại là động vật có vú. Ở Việt Nam, nguồn truyền bệnh dại chủ yếu ở chó (96 – 97%), sau đó là mèo (3 – 4%), các động vật khác như thỏ, chuột, sóc… chưa phát hiện được.

Từ lúc nhiễm cho đến lúc có triệu chứng, chó và mèo mất 10 nagỳ, một số động vật hoang dã từ 8 – 18 ngày.

Virus dại được truyền qua nước bọt của các động vật mắc bệnh, đi vào vết thương trên da qua vết cắn, vết trầy xước hay bị động vật liếm qua vết thương hay niêm mạc. có 2 các virus dại gây bệnh cho cơ thể con người:

1. Trực tiếp đi vào hệ thần kinh ngoại biên, lên não gây triệu chứng dại.

2. Nhân lên trong mô liên kết tại vết cắn, tránh khỏi sự phát hiện của hệ miễn dịch. Sau đó đi vào hệ thống thần kinh gây triệu chứng dại.

Thời gian ủ bệnh thường 2 – 12 tuần, có thể chỉ 10 ngày hoặc dài trên 1 năm hoặc hơn. Thời gian ủ bệnh tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn càng gần vùng đầu mặt cổ thời gian ủ bệnh càng ngắn. triệu chứng ban đầu của bênh jdại thường không rõ ràng rất dễ nhầm với cúm, chỉ xuất hiện thoáng qua như: sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng và khó chịu tại vết cắn. Triệu chứng toàn phát biểu hiện viêm não hoặc liệt cơ, sợ gió, sợ nước. Triệu chứng kéo dài trên 6 ngày sau đó tử vong. Các trường hợp dại toàn phát 100% tử vong.

Để phòng dại có hai chế phẩm vaccine phòng dại hoặc huyết thanh kháng dại.

Lưu ý:

Việc theo dõi động vật chỉ áp dụng cho chó và mèo

Những vết cắn đặc biệt: đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục và tay là nơi có nhiều dây thần kinh nên được xếp vào độ nguy hiểm. Bạn cần đến các trung tâm tiêm phòng để được tư vấn.

Nếu con vật nghi ngờ dại chết, bạn hãy mang chúng đến Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung Ương để xét nghiệm tìm virus dại. Chú ý đeo găng tránh tiếp xúc với bệnh phẩm.

Trẻ nhỏ thích tiếp cận với vật nuôi, chúng thường che giấu các vết cắn do sợ bố mẹ mắng. Hãy dạy chúng cách phòng tránh thú vật cắn.

Bạn cần làm gì ?

1. Dự phòng chủ động: tiêm vaccine phòng dại.

Người thường xuyên tiếp xúc với động vật, có nguy cơ nhiễm virus dại: nhiên viên kiểm lâm, chăn nuôi, bác sĩ thú y, làm việc tại lò mổ …

Người du lịch đến vùng có bệnh dại: Nam Mỹ, châu Phi, Mexico, Đông Nam Á.

2. Người bị thú vật cắn: theo dõi con vật trong 15 ngày (kể cả con vật đã được tiêm phòng)

Da không xây xát: không cần điều trị.

Vết cắn xây xước nhẹ, xa vùng đầu mặt cổ: trong 15 ngày nếu con vật vẫn sinh hoạt bình thường và không bỏ ăn. Bạn chỉ cần tiếp tục theo dõi con vật.

Vết cắn gần vùng đầu mặt cổ, vết cắn sâu, nhiều vị trí, vết cắn đầu chi và bộ phận sinh dục: bạn cần đến các trung tâm tiêm phòng để được tư vấn trong 24 – 48h đầu kể từ lúc bị cắn.

3. Khi nghi ngờ vật cắn bị bệnh dại, hãng mang chúng đến Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung Ương để làm xét nghiệm chẩn đoán dại.

Nên và không nên

Các biện pháp và phương thuốc dân gian truyền miệng đều không có tác dụng ngăn chặn bệnh dại.

Khi bệnh dại khởi phát, tất cả các phương pháp điều trị đến nay đều không có hiệu quả. Tỷ lệ tử vong gần như chắc chắn.

Dại là bệnh dễ phòng nhưng khó chữa. Khi bị phơi nhiễm với nguy cơ bệnh dại, đừng ngần ngại, bạn hãy đến các trung tâm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng nếu cần thiết.

Theo các nghiên cứu, trẻ nhỏ thường thích tiếp xúc với động vật. Chúng thường có xu hướng giấu bố mẹ các vết cắn do sợ bị mắng, do đó viêc jsơ cứu và dự phòng thường chậm trễ. Bạn hãy dạy trẻ cách phòng tránh bị động vật cắn và cách tiếp xúc với động vật lạ

Nếu bạn có vật nuôi, hãy cho chúng tiêm phòng dại: nên tiêm sớm cho chó ở 6 – 8 tuần tuổi, mèo ở 8 tuần tuổi. Nếu không thuộc thời gian này hoặc không rõ vật nuôi của mình được tiêm phòng hay chưa, bạn hãy tham khảo bác sĩ thú y.

Bạn không nên nghĩ rằng giữa thành phố lớn hoặc thú nuôi nhốt sẽ không bị lây bệnh dại. Theo thông báo dịch tễ học, hiện tại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn lác đác xuất hiện các ca bệnh dại do chó, mèo nuôi cắn.

Tiêm phòng dại trong bao lâu
Phóng to

Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Ảnh do nhân vật cung cấp

Chúng tôi đã trao đổi với TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - xung quanh vấn đề này. TS Châu cho biết:

- Ngay sau khi bị chó cắn phải sơ cứu lập tức bằng cách rửa vết thương liên tục dưới dòng nước sạch và xà phòng (hoặc các loại dung dịch sát khuẩn như iodine có hiệu quả tiêu diệt virut tốt) trong vòng 15 phút. Sau đó lập tức đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng bằng chích kháng huyết thanh dại và chích văcxin ngừa dại.

Hai ngày nữa mới tiêm văcxin cho nạn nhân

Ngày 1-5, bác sĩ Nguyễn Hùng, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên, cho biết đến ngày 4-5 sẽ mời sáu nạn nhân bị chó dại ở nhà ông Nguyễn Văn Trường cắn cách đây ba tháng đến trung tâm để tư vấn và có thể sẽ tiêm văcxin chống dại cho họ.

Trả lời thắc mắc của chúng tôi về quan điểm tiêm văcxin chống dại cho các nạn nhân càng sớm càng tốt như đề nghị của một cán bộ tại Viện Pasteur Nha Trang trước đó, ông Hùng cho rằng so với thời gian bị con chó cắn kéo dài hơn ba tháng, việc tiêm văcxin chậm một vài ngày là không đáng kể. Việc phải để đến ngày 4-5 mới tiêm văcxin không phải vì các đơn vị nghỉ bù lễ mà để có thời gian tư vấn tại cơ sở và tư vấn đồng thời cho cả sáu nạn nhân.

Việc sử dụng kháng huyết thanh dại phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là sau vài giờ bị chó cắn và không quá 24 giờ.

Cần lưu ý dù đã chăm sóc vết thương đúng cách và chích kháng huyết thanh lập tức ngay sau khi bị chó cắn, y văn vẫn ghi nhận một số trường hợp tử vong do chó dại cắn (hiệu quả không đạt 100%).

Ngoài ra, thời gian điều trị càng muộn thì hiệu quả càng kém và thông thường sau 24-48 giờ, việc điều trị có lẽ không còn ý nghĩa do virut đã xâm nhập và ẩn nấp an toàn bên trong tế bào thần kinh.

* Các nạn nhân nói trên đã bị chó dại cắn cách đây hơn ba tháng, vậy họ có được chích huyết thanh kháng dại không, hiệu quả ra sao?

- Việc sử dụng kháng huyết thanh muộn (sau 48 giờ) không có chống chỉ định (nghĩa là không cấm sử dụng). Như vậy vẫn có thể sử dụng kháng huyết thanh (dù quá muộn), nhưng như đã trình bày ở trên, hiệu quả của kháng huyết thanh khi đó rất thấp, thậm chí không còn.

Ngoài ra, kháng huyết thanh hiện đang sử dụng tại nước ta chủ yếu sản xuất từ huyết thanh ngựa, do đó khi sử dụng có thể gặp những tai biến huyết thanh (tuy ít gặp) như dị ứng hoặc sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong.

Các bệnh nhân ở Phú Yên không cần phải vào TP.HCM chích cho tốn kém mà nên đến Viện Pasteur Nha Trang để xin chích kháng huyết thanh dại.

* Phòng tránh bệnh dại an toàn như thế nào, thưa ông?

- Bệnh dại có thể phòng ngừa chủ động bằng cách tiêm phòng văcxin và có thể kiểm soát, ngăn chặn nguồn lây bằng cách tiêm phòng dại cho chó. Nếu chó không bị bệnh dại thì người sẽ không bị lây bệnh dại khi bị chó cắn.

* Phải xử lý chó như thế nào sau khi nó cắn người?

- Bà con mình thường có thói quen tai hại là đập chết chó khi chó cắn bậy. Cách xử lý đúng là nên nhốt chó lại để theo dõi, nếu có điều kiện thì mang chó đến các cơ sở thú y để được xác định có nhiễm virut dại hay không. Nếu sau đó chó vẫn khỏe mạnh thì người bị cắn có thể an tâm hơn.

Việc ăn thịt chó dại đã nấu chín trên lý thuyết có thể không sao vì virut đã chết. Tuy nhiên, người làm thịt chó nếu bị dính nước bọt hoặc dịch trong não tủy của chó vào mắt hay bị các vết trầy xước ở tay do chạm vào răng chó thì có thể nhiễm bệnh. Tốt nhất nên chôn và rắc vôi xử lý xác chó bệnh dại.

Nên cấp tốc tiêm huyết thanh

Bệnh dại có thời gian ủ bệnh trung bình từ 10 ngày đến 2 năm, tùy theo vị trí vết thương bị chó cắn. Nếu chó cắn ở chân thì ủ bệnh rất lâu, nếu ở đầu hay mặt thì thời gian ủ bệnh rất ngắn.

Với một ít kinh nghiệm lâm sàng, tôi đã tư vấn cho gia đình của một cháu trai 4 tuổi bị chó cắn ở bàn tay, sau một tuần chó chết nhưng người nhà sợ tác dụng phụ của văcxin nên không đưa cháu đi tiêm phòng. Mãi một tháng rưỡi sau, người nhà nghe lời khuyên mới đưa cháu đi tiêm và đến nay đã năm năm cháu vẫn khỏe bình thường.

Đối với những người ở Phú Yên bị chó cắn cách đây khoảng ba tháng thì nên cấp tốc tiêm huyết thanh dại, vì chúng tôi vẫn hi vọng rằng virut dại chưa xâm nhập hệ thần kinh trung ương. Đây là cơ hội diệt được virut dại.

DUY THANH

Vắc xin Verorab có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn.

Nguồn gốc

  • Vắc xin Verorab là vắc xin phòng dại cho trẻ em và người lớn, do tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất.

Đường tiêm

  • Tiêm bắp: với liều 0.5ml vắc xin đã hoàn nguyên, ở người lớn vào vùng cơ Delta ở cánh tay, trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước – bên đùi. Không tiêm ở vùng mông.
  • Tiêm trong da: với liều 0.1ml vắc xin đã hoàn nguyên (bằng 1/5 liều tiêm bắp).

Chống chỉ định

  • Không được tiêm trong da ở những trường hợp sau: đang điều trị dài ngày bằng các thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm cả corticoid), và thuốc Chloroquin; người bị khiếm khuyết miễn dịch; trẻ em hoặc người có vết cắn nặng phần đầu, cổ, hay đến khám trễ sau khi bị vết thương.

Thận trọng khi sử dụng

  • Người dị ứng với neomycin. Không tiêm cùng vị trí hay chung bơm tiêm vắc xin và immunoglobulin.
  • Không được tiêm vắc xin vào trong lòng mạch.
  • Phụ nữ có thai: hiện chưa có các bằng chứng Verorab gây ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì thế, nếu thai phụ bị chó dại cắn, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại kịp thời. Đây là sự lựa chọn duy nhất để phòng bệnh dại phát cơn và gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ bầu.
  • Phụ nữ cho con bú: bệnh dại là bệnh chết người vì vậy không có hạn chế nào trên phụ nữ cho con bú.
  • Sử dụng ở trẻ em: bệnh dại là bệnh chết người, không có giới hạn tuổi tác và được sử dụng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi

Tác dụng không mong muốn

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng, đau, đỏ da.
  • Phản ứng toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, có thể sốt, run rẩy, ngất. Có thể đau nhức xương khớp, đau cơ. Rối loạn dạ dày, ruột.
  • Hiếm gặp sốc phản vệ.

Bảo quản

  • Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C.

Vắc xin Verorab (Pháp) phòng bệnh dại cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Lịch tiêm vắc xin dại dự phòng trước phơi nhiễm gồm 3 mũi: Vào các ngày 0-7-21 hoặc (28).

Lịch tiêm khi xác định có phơi nhiễm:

  • Người chưa tiêm dự phòng:

Tiêm 4 mũi (*): vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28

Tiêm 5 mũi (**) vào các ngày N0 – N3 – N7- N14 – N28

Lưu ý:

(*) Con vật sau 10 ngày theo dõi

(**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được

Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật cắn.

Không tiêm huyết thanh trễ hơn 7 ngày sau ngày tiêm liều đầu tiên vắc xin Dại.

  • Người đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin Dại:
    Tiêm 2 mũi vào các ngày 0-3.

Vắc xin Dại luôn khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt. Khách hàng nên sắp xếp đến Trung tâm VNVC để bác sĩ thăm khám và chỉ định mũi tiêm phù hợp.

Vắc xin Dại không chống chỉ định tiêm chung với các loại vắc xin khác, tuy nhiên còn phụ thuộc vào thể trạng của Khách hàng tại thời điểm tiêm chủng bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định mũi tiêm phù hợp.

Tiêm vắc xin dại về có sốt hay có triệu chứng gì không?

Sau khi tiêm vắc xin phòng vắc xin dại, người tiêm hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cụ thể như sau:

  • Tại chỗ tiêm: đau, quầng đỏ, sưng, ngứa và nốt cứng.
  • Toàn thân: sốt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.

Lưu ý: Khi có phơi nhiễm (bị súc vật liếm, cào, cắn,…) phải sơ cứu và rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng. Sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch. Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn Iod. Đưa nạn nhân tới trung tâm tiêm chủng. Tùy vào mức độ của tiếp xúc mà bác sĩ có thể chỉ định tiêm thêm globulin miễn dịch.

Nên tiêm thêm vắc xin uốn ván ở tất cả các trường hợp có phơi nhiễm.

Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.

Tiêm phòng dại trong bao lâu

Để đăng ký đặt giữ vắc xin Verorab, Khách hàng vui lòng làm theo hướng dẫn sau: https://vax.vnvc.vn/vaccine/vc97 

Cách 1:

Tại website vax.vnvc.vn, quý khách chọn “đặt mua vắc xin” để đăng ký đặt giữ vắc xin theo yêu cầu. Bấm “Chọn” gói vắc xin hoặc loại vắc xin muốn đặt giữ (có thể chọn đặt giữ nhiều gói vắc xin hoặc tối đa 3 loại vắc xin theo yêu cầu), bấm vào mục “đăng ký mũi tiêm”. Người mua có thể đặt giữ vắc xin cho tối đa 5 người tiêm trong một đơn hàng.

  • Quý khách là thành viên khách hàng thân thiết: Điền thông tin theo hướng dẫn.
  • Quý khách chưa là thành viên khách hàng thân thiết: Vui lòng nhập mã khách hàng tại VNVC (mã khách hàng VNVC là dãy số được in trên sticker dán trên sổ tiêm chủng, tiến hành điền thông tin theo hướng dẫn).

Hoàn tất phần đăng ký và nhận hướng dẫn thanh toán. Thông tin chuyển khoản như sau:

  • Khu vực phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra): 

Tên chủ tài khoản: Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam.

Số tài khoản: 0961000035722 

Ngân hàng: Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Đông Anh, Hà Nội. 

Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại_Tên vắc xin_Tên khách hàng

  • Khu vực phía Nam (từ Quảng Bình trở vào): 

Tên chủ tài khoản: Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

Số tài khoản: 1031101859009 

Ngân hàng: Thương mại cổ phần Quân Đội (MBBank) – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2. 

Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại_Tên vắc xin_Tên khách hàng

Cách 2: 

Khách hàng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của VNVC theo thông tin tài khoản phía trên.

Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại liên hệ_Tên Khách hàng_Tên Vắc xin.

Sau khi nhận được tiền vào tài khoản, trong vòng 24h, nhân viên VNVC sẽ liên lạc với quý khách hàng để xác nhận và hẹn lịch tiêm.

Tiêm phòng dại trong bao lâu