Tiêu chí đánh giá chất lượng nước

Trong tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng tăng và nước là một trong những thành phần bị ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp nhất. Vậy nên chúng ta cần kiểm tra chất lượng nước trước khi sử dụng cho mọi hoạt động có liên quan. Và để biết được nước có đạt tiêu chuẩn hay không thì cần phải có kết quả phân tích, các thông số đánh giá chất lượng thì mới biết được.

Tin liên quan :

  • Nước tinh khiết là gì
  • Nguồn nước sạch là gì lấy từ đâu
  • Bảng giá xét nghiệm nước tại viện Pasteur

Vậy câu hỏi đặt ra là trong nước sẽ có những thành phần gì?

Tiêu chí đánh giá chất lượng nước

Hình 1: Các chất có trong nước

Trong nước có rất nhiều những chất khác nhau bao gồm các chất thuộc bản chất của nước, các chất phát sinh trong quá trình nước được lưu chuyển và xử lý và cuối cùng là những chất được phản ứng và xúc tác giữa các thành phần đó tạo ra. Nước được chia ra làm nhiều dạng và nhiều tên gọi khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là nước sinh hoạt và nước ăn uống. Nước sinh hoạt là nguồn nước dùng để sử dụng cho mục đích vệ sinh và sinh hoạt hằng ngày bao gồm: tắm , giặt, đánh răng …. Nước ăn uống dùng cho mục đích nấu ăn, sử dụng uống trực tiếp, pha sữa cho các bé và hỗ trợ nhiều cho những ngành nghề sản xuất khác nhau. Và Bộ Y Tế Việt Nam có những quy định chung về tiêu chuẩn dành cho 2 nguồn nước này cụ thể như sau:

→ 1. Tiêu chuẩn Nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT → 2. Tiêu chuẩn Nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT

Chi tiết có thể xem ở bài viết tiêu chuẩn nước sinh hoạt của bộ Y tế

Tại Việt Nam và rất nhiều quốc gia khác nguồn nước sử dụng chính của mọi người đều được cung cấp từ nhà máy nước. Tại đây nước sẽ được xử lý tạo ra nguồn nước đạt tiêu chuẩn ăn uống.

​Độ cứng: nước tự nhiên thường được phân thành nước cứng và nước mềm.Độ cứng của nước thường không được coi là ô nhiễm vì không gây hại cho sức khỏe con người. Nhưng độ cứng lại gây nên ảnh hưởng lớn đến công nghệ như cặn lò hơi, các thiết bị có gia nhiệt nước,...

Trong nước thải không cần quan tâm đến thông số này.

  • Màu: nước có thể có màu, đặc biệt là nước thải thường có màu nâu đen hoặc đỏ nâu.

Màu của nước thường được phân thành 2 dạng là: màu thực do các chất hòa tan hoặc dạng hạt keo và màu biểu kiến là màu của các chất lơ lửng trong nước tạo nên. Trong thực tế, người ta xác định màu thực của nước, nghĩa là sau khi lọc bỏ các chất không tan. Có nhiều phương pháp xác định màu của nước, nhưng thường dùng ở đây là phương pháp so mày với các dung dịch chuẩn là clorophantinat coban.

  • Độ đục.

Độ đục của nước do các chất lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc do giới thủy sinh gây ra. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng , ảnh hưởng khả năng quang hợp của các sinh vật tự dưỡng trong nước, gây giảm thẩm mỹ và làm giảm chất lượng của nước khi sử dụng. VSV có thể bị hấp phụ bởi các chất rắn lơ lửng sẽ gây khó khắn khi khử khuẩn.

  • Oxi hòa tan. Oxi hòa tan trong nước rất cần cho sinh vật hiếu khí. Bình thường oxi hòa tan trong nước khoảng 8 - 10mg/l, chiếm 70 -80 % khi oxi bão hòa. Mức oxi hòa tan trong nước tự nhiên và nước thải phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, vào hoạt động của thế giới thủy sinh, các hoạt động hóa sinh, hóa học và vật lý của nước. Trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng, oxi được dùng nhiều cho quá trinh hóa sinh và xuất hiện hiện tượng thiếu oxi trầm trọng.

Phân tích chỉ số oxi hòa tan ( DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự ô nhiễm nước và giúp ta đền ra biện pháp xử lý thích hợp.

  • Chỉ số BOD: Nhu cầu oxi sinh hóa hay nhu cầu oxi sinh học thường viết tắt là BOD, là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng các vi sinh vật ( chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí. Quá trình này được gọi là quá trình oxi hóa sinh học.

Quá trình này đòi hỏi thời gian dài ngày vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất hữu cơ, vào các chủng loại VSV, nhiệt độ nguồn nước, cũng như vào một số chất có độc tính trong nước. Bình thường 70% nhu cầu oxi được sử dụng trong 5 ngày đầu, 20% trong 5 ngày tiếp theo và 99% ở ngày thức 20 và 100% ở ngày thứ 21.

  • Chỉ số COD: chỉ số này được dùng rộng rãi đề đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nuwos và sự ô nhiễm của nước tự nhiên.

COD là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong mẫu nước thành CO2 và nước. COD và BOD đều là các chỉ số định lượng chất hữu cơ trong nước có khả năng bị oxi hóa, nhưng 2 chỉ số này khác nhau về ý nghĩa. COD cho thấy toàn bộ chất hữu cơ ( và các nhóm vô cơ có tính khử) có trong nước bị oxi hóa bằng tác nhân hóa học. BOD chỉ thể hiện các chấy hữu cơ dễ phân hủy sinh học, nghĩa là các chất hữu cơ có thể bị oxi hóa bởi các VSV có trong nước. Do vậy, chỉ số COD luôn lớn hơn BOD và tỉ số COD:BOD bao giờ cũng lớn hơn 1. Tỉ số càng cao, đặc biệt tới 3,4,5... có thể là trong nước bị nhiễm các chất độc có độc tính kìm hãm VSV phát triển và hoạt động hoặc gây chết. Như vật, BOD sẽ rất thấp hoặc có khi gần tới không. Do đó trong nhiều trường hợp không thể suy từ COD ra BOD và ngược lại.

  • Chỉ số Nito, Photpho.

Cần xác định tổng N, tổng P hoặc các dạng N - NH3, N - NO2, N - NO3,... để chọn phương án làm sạch các ion này hoặc cân đối dinh dưỡng trong kỹ thuật bùn hoạt tính.